Cận cảnh dung nham sôi sục trên 'hành tinh địa ngục'

Nằm quá gần ngôi sao trung tâm, bề mặt Kepler 78b, bản sao địa ngục của trái đất, luôn sôi sùng sục bởi nhiệt độ quá cao.

Kính thiên văn không gian Kepler phát hiện hành tinh Kepler 78b cách trái đất 700 năm ánh sáng. Do nằm quá gần ngôi sao trung tâm, nhiệt độ bề mặt Kepler 78b lên tới khoảng trên 2.000 độ C, khiến toàn bộ vật chất đều nóng chảy. Ảnh: NASA.

Kepler 78b là một trong những hành tinh nhỏ nhất mà Kepler phát hiện ngoài vũ trụ. Nó nặng hơn trái đất 1,7 lần trong khi bán kính lớn hơn 1,2 lần. Ảnh: NASA.

Kepler 78b hoàn tất một vòng xung quanh ngôi sao trung tâm trong 8,5 giờ. Các nhà khoa học chưa thể giải thích tại sao “hành tinh địa ngục” lại tồn tại gần ngôi sao đến vậy. Tuy nhiên, người ta dự đoán Kepler 78b sẽ không tồn tại mãi mãi. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học khẳng định, nhiệt độ bề mặt quá cao khiến sự sống không thể tồn tại trên bề mặt Kepler 78b. Thậm chí, khối lượng của hành tinh này còn đang giảm dần vì lực hút của ngôi sao riêng. Ảnh: NASA.

Bức ảnh mô phỏng bề mặt Kepler 78b. Theo các nhà khoa học, sắt và đá là thành phần chủ yếu của "hành tinh địa ngục", tương tự địa cầu. Ảnh: NASA.

Kepler 78b nằm trong chòm sao Cygnus. Hiện tại các nhà thiên văn theo dõi hành tinh này vẫn quan sát nó bằng hệ thống kính thiên văn đặt ở Quần đảo Hawaii và Canary. Ảnh: NASA.

Hồng Duy

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/can-canh-dung-nham-soi-suc-tren-hanh-tinh-dia-nguc-post365092.html