Bài thuốc gia truyền chữa bệnh sỏi thận của lương y miền Đông

Với bài thuốc gia truyền chữa bệnh sỏi thận, gần 40 năm qua, ông đã chữa cho rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh quái ác này...

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có mấy đời làm lương y bốc thuốc chữa bệnh, vì thế, trong ông sớm hình thành tình yêu và đam mê đối với nghiệp bốc thuốc cứu người. Tâm huyết với nghề, ông đã cất công tìm tòi, học hỏi và phát triển nghề cha ông để lại, trong đó có bài thuốc chữa sỏi thận.

Đam mê nghề thuốc từ thuở niên thiếu

Cách quốc lộ 1A đoạn đường chạy qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khoảng một km là ngôi nhà nhỏ của lương y Trần Hưng. Tính tới nay, lương y Hưng đã bốc thuốc trị bệnh cứu người được gần 40 năm. “Dù theo nghiệp thuốc Đông y nhiều khi khó khăn, nhưng trong chừng ấy thời gian gắn bó với nghề, ông ấy chưa một lần than vãn hay muốn từ bỏ. Theo nghề thuốc là tâm nguyện của người cha đã khuất và cũng là niềm đam mê của ông ấy”, bà Hạnh, vợ lương y, chia sẻ.

Lương y Trần Hưng năm nay 59 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc. Ông nội và bố ông là hai lương y nổi tiếng xứ Đồng Nai lúc sinh thời. Từ thời niên thiếu, cậu bé Trần Hưng ngoài giờ học văn hóa ở trường còn được thụ huấn những kiến thức về những bài thuốc trị bệnh hàng ngày tại gia đình. Mục đích ban đầu của gia đình là để cho con có thể biết cách phòng và trị bệnh cho bản thân mỗi khi trái gió trở trời hay khi lâm bệnh.

Lương y Trần Hưng.

Thế nhưng, những bài học ấy lại làm cậu bé Hưng say mê hơn cả những kiến thức ở trường. Bởi thế, Hưng dành nhiều thời gian thị mục và học hỏi người bố cách bốc thuốc trị bệnh cho bệnh nhân.

Muốn trở thành một lương y như bố mình, sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Hưng đăng ký học lớp bồi dưỡng kiến thức Đông y do Hội Đông y tỉnh Đồng Nai tổ chức. Trong những tháng ngày “tầm sư học đạo”, Trần Hưng được sư phụ Trần Đức Hòa, một lương y nổi tiếng gần như bậc nhất Đồng

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/bai-thuoc-gia-truyen-chua-benh-soi-than-cua-luong-y-mien-dong-a195502.html