Anh nông dân nhẹ nhàng 'đút túi' gần 5 tỷ nhờ hái quả đặc sản trong vườn đi bán

Nhờ chăm chỉ học hỏi kỹ thuật trong cây trồng, một anh nông dân ở Hậu Giang 'phất lên' thấy rõ khi trồng loại 'trái cây tiền tỷ', doanh thu gần 5 tỷ đồng/năm.

Một nông dân ở Hậu Giang doanh thu gần 5 tỷ/năm nhờ trồng loại cây đặc sản có vị thơm đặc biệt. Người nông dân làm kinh tế giỏi nhắc đến ở đây là anh Lê Văn Sáu.

Trong vườn "trái cây tiền tỷ" của gia đình anh Sấu nhẩm tính trung bình giá sầu riêng vụ chính và giá sầu riêng ngịch vụ, thì gia đình có tổng thu nhập là: 576 cây x 200 kg x 42.500 đồng = 4,896 tỷ đồng. Điều đáng nói với tổng chi phí cho 1 vụ là 15% tổng thu nhập, ông Sáu còn lờn hơn 4 tỷ đồng từ loại cây quen thuộc này.

Anh nông dân Lê Văn Sáu (trái) thu lãi tiền tỷ nhờ trồng loại cây đặc sản đắt đỏ.

Anh nông dân Lê Văn Sáu (trái) thu lãi tiền tỷ nhờ trồng loại cây đặc sản đắt đỏ.

Tiết lộ bí quyết làm giàu nhờ loại trái cây tiền tỷ với báo Đắk Nông, anh Sáu cho biết: Hiện vườn sầu riêng nhà ông chuyên trồng cây sầu riêng. Năm 2010, ông bắt đầu chuyển đổi 3,2 ha đất ruộng trồng lúa năng suất thấp sang trồng sầu riêng.Mỗi công ông trồng khoảng 18 cây cây sầu riêng, với diện tích 3,2ha gia đình trồng 576 cây sầu riêng.

Điển hình với 576 cây sầu riêng đã thu hoạch, ông đã ghi nhận lại trong năm 2017, mỗi một cây sầu riêng cho thu hoạch 200kg quả/năm, với giá sầu riêng thời điểm đó là 35.000 đồng/kg trong vụ chính và giá sầu riêng 50.000 đồng/kg trong nghịch vụ.

Như vậy với 3,2ha sầu riêng, năm 2017, tính trung bình giá vụ chính và giá ngịch vụ, thì ông có tổng thu nhập là: 576 cây x 200 kg x 42.500 đồng = 4,896 tỷ đồng. Trong đó, tổng chi phí cho vườn sầu riêng tiền tỷ cho 1 vụ là 15% tổng thu nhập.

Anh Sáu còn cho biết thêm, chi các khoản tiền cho trồng sầu riêng như sau: Tiền phân, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, dầu,… thì chi phí đầu tư là 734,4 triệu đồng, anh còn lời trên 4 tỷ đồng. Hiện tại anh Sáu đã trồng thêm 2 ha sầu riêng.

Nông dân Lê Văn Sáu đang hướng dẫn công nhân phun thuốc trong vườn sầu riêng tiền tỷ của gia đình.

Nông dân Lê Văn Sáu đang hướng dẫn công nhân phun thuốc trong vườn sầu riêng tiền tỷ của gia đình.

Sau hơn 10 năm học hỏi kinh nghiệm và không ngại đầu tư cho vườn sầu riêng đến nay cho thu hoạch cao.

Mô hình trồng sầu riêng nhà nhông dân Lê Văn Sáu thời gian qua đã khá thành. Trong thời gian tới, mô hình này có thể nhân rộng ra nhiều hộ nông dân khác ở địa phương cùng khởi nghiệp làm giàu.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Trần Trung Tính - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết: Hiệu quả mang lại từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn đang được phát huy.

Kỹ thuật trồng sầu riêng đạt năng suất cao, bà con không nên bỏ qua

Giá sầu riêng khá đắt đỏ, nên khi trúng vụ nông dân lãi lớn. Ảnh minh họa.

Giá sầu riêng khá đắt đỏ, nên khi trúng vụ nông dân lãi lớn. Ảnh minh họa.

Nếu được trồng quả sầu riêng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác, thông tin trên báo Dân tộc và Phát triển.

- Vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu như thoát nước tốt trong mùa mưa, đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh gây hại và chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.

- Thông thường thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8).

- Khi trồng loại cây này cần chú ý tùy thuộc vào loại đất, giống và chế độ chăm sóc để bố trí mật độ trồng cây cho phù hợp. Tuy nhiên, loại đất tốt giàu dinh dưỡng như đất đỏ bazan nên trồng 100 cây/ha, tương đương 10mx10m/cây. Còn đất xám trồng 125 cây/ha khoảng 8mx10m/cây. Trong giai đoạn đầu cây còn nhỏ nên trồng xen canh một số cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài, tránh lãng phí đất và chống xói mòn.

- Bà con nông dân nên đào hố trồng cây trước khi trồng khoảng 1 - 2 tháng. Hố đào sâu khoảng 0,7m và dài, rộng 1mx1m. Sau đó, mỗi hốc sử dụng 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh. Khi đào hố được 2 tuần, mỗi hố tiếp tục dùng 20 - 40kg phân hữu cơ hoại mục, 1kg phân lân, 0,5kg vôi bột và một nửa lớp đất mặt đào từ hố lên trộn đều cho xuống và lấp lại cao hơn mặt đất tự nhiên.

- Lúc trồng cây, đào hố vừa bằng bầu cây giống, nếu thấy cây có rễ già nhiều dùng kéo sắc tỉa bỏ bớt rễ già rồi đặt cây vào hố trồng, nén đất chặt xung quanh bầu cây. Trồng cây xong, cắm 3 cọc hình tam giác chụm xung quanh cây và buộc nhẹ vào thân cây để chống cho cây khỏi bị nghiêng ngả khi có mưa, gió lớn.

- Nên dùng rơm, cỏ khô ủ gốc để giữ ẩm, che mát cho cây trong thời kỳ đầu và thường xuyên giữ ẩm cho cây. Nếu có nắng hạn kéo dài nên dùng vòi hoa sen tưới nước bổ sung cho cây.

- Phân đa lượng – Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái, mỗi gốc cần 4-6kg phân NPK/năm. Chia làm 4-6 lần bón.

- Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.

- Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-nhe-nhang-dut-tui-gan-5-ty-nho-hai-qua-dac-san-trong-vuon-a655631.html