8 dấu hiệu cảnh báo thận đang suy yếu, đừng chủ quan
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể nên nếu bị tổn thương và không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/39b09b09ab4742191b56.jpg)
Da khô và ngứa: Theo India Times, thận có vai trò loại bỏ độc tố và duy trì cân bằng khoáng chất trong máu. Khi chức năng thận suy giảm, chất thải tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng da khô, ngứa. Đây cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn khoáng chất và xương, một vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh thận. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy da khô bất thường, ngay cả khi đã dưỡng ẩm đầy đủ, hãy cân nhắc kiểm tra sức khỏe thận sớm để phát hiện và can thiệp kịp thời. Ảnh: Freepik.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/aa0e6bb75bf9b2a7ebe8.jpg)
Đi tiểu thường xuyên: Nếu bạn thường xuyên thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu hoặc cảm thấy buồn tiểu liên tục, đây có thể là dấu hiệu thận đang suy yếu, không chỉ đơn thuần do uống nhiều nước. Theo Arkansas Urology, thận bị tổn thương có thể lọc chất thải không đúng cách, dẫn đến việc tăng lượng nước tiểu bất thường. Ngoài ra, nếu xuất hiện nước tiểu có máu hoặc sủi bọt, rất có thể thận đang bị rò rỉ hồng cầu hoặc protein - dấu hiệu cảnh báo suy thận, bệnh thận mãn tính hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh: Arkansasurology.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/036cc8d5f89b11c5488a.jpg)
Mắt và mặt sưng húp: Nếu bạn thường xuyên thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu hoặc cảm thấy buồn tiểu liên tục, đây có thể là dấu hiệu thận đang suy yếu, không chỉ đơn thuần do uống nhiều nước. Theo Arkansas Urology, thận bị tổn thương có thể lọc chất thải không đúng cách, dẫn đến việc tăng lượng nước tiểu bất thường. Ngoài ra, nếu xuất hiện nước tiểu có máu hoặc sủi bọt, rất có thể thận đang bị rò rỉ hồng cầu hoặc protein - dấu hiệu cảnh báo suy thận, bệnh thận mạn tính hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh: Revivalabs.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/6444aafd9ab373ed2aa2.jpg)
Chuột rút cơ bắp: Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút cơ, đặc biệt là ở chân, đây có thể là dấu hiệu mất cân bằng điện giải do chức năng thận suy giảm. Thận đóng vai trò điều chỉnh các khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho và kali. Khi thận hoạt động kém, sự mất cân bằng này có thể gây ra co thắt cơ, chuột rút đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng chuột rút kéo dài mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận để phát hiện và can thiệp kịp thời. Ảnh: Medicalnewstoday.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/b02e639753d9ba87e3c8.jpg)
Đau lưng dưới: Theo Mayo Clinic, các vấn đề về thận có thể gây đau âm ỉ một bên vùng bụng trên, hông hoặc lưng. Trong trường hợp nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận, cơn đau có thể trở nên sắc nét, dữ dội, thậm chí lan xuống đầu gối, khiến người bệnh khó di chuyển. Nếu đau lưng không liên quan đến chấn thương hay căng cơ, đây có thể là dấu hiệu tổn thương thận, cần được kiểm tra sớm để tránh biến chứng. Ảnh: Shutterstock.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/3d8ee937d97930276968.jpg)
Huyết áp cao: Theo India Times, thận và huyết áp có mối quan hệ mật thiết. Thận đóng vai trò điều chỉnh huyết áp bằng cách duy trì sự cân bằng chất lỏng và natri trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, huyết áp có thể tăng cao, gây áp lực lên tim và mạch máu. Ngược lại, huyết áp cao kéo dài có thể làm tổn thương thận, khiến tình trạng suy giảm chức năng thận trầm trọng hơn, tạo ra chu kỳ nguy hiểm. Vì vậy, kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Ảnh: Empactics.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/ad4374fa44b4adeaf4a5.jpg)
Buồn nôn và nôn: Theo India Times, người mắc sỏi thận thường có triệu chứng buồn nôn và nôn, do sự kết nối thần kinh giữa thận và đường tiêu hóa. Khi sỏi hình thành trong thận, chúng có thể kích thích dây thần kinh, khiến dạ dày cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, buồn nôn và nôn cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với cơn đau thận dữ dội, cảnh báo tình trạng sỏi có thể đang gây tắc nghẽn hoặc tổn thương nghiêm trọng. Ảnh: Shutterstock.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_119_51462157/94244e9d7ed3978dcec2.jpg)
Sốt và ớn lạnh: Theo Healthline, sốt và ớn lạnh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu, đôi khi là biến chứng nguy hiểm của sỏi thận. Khi nhiễm trùng xảy ra, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ, thường lên đến 38°C hoặc cao hơn, kèm theo ớn lạnh, run rẩy. Nếu sốt kéo dài kèm theo đau lưng, tiểu buốt hoặc nước tiểu có mùi lạ, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng suy thận hoặc nhiễm trùng lan rộng. Ảnh: Health.