12 bí quyết tập thể dục cho người bị bệnh tiểu đường

Tập thể dục được xem là liệu pháp lối sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Dưới đây là những bí quyết tập thể dục đơn giản cho người mắc tiểu đường.

1. Trao đổi với bác sĩ: Lập ra một kế hoạch tập luyện tốt là bước quan trọng nhất khi bắt đầu thói quen tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo rằng bạn thích hợp để tập thể dục. Điều này cũng giúp bạn quyết định được dạng bài tập nào phù hợp với thể chất và cũng như giúp bạn thử nghiệm các dạng bài tập mới.

2. Bắt đầu từ từ: Nếu gần đây bạn không tập thể dục thì việc tập từ từ khoảng 10-15 phút rồi tăng dần lên 30-45 phút là rất quan trọng. Hơn nữa, qua nhiều tuần bạn có thể từ từ tăng tốc độ. Đừng cố gắng đạt được thành tích tốt trong thời gian ngắn bằng cách thực hiện các bài tập khắc nghiệt.

3. Vận động đa dạng: Song song với tập thể dục, hãy tập trung vào các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể tăng thêm hoạt động tăng cường cơ bắp trong lúc làm việc nhà, nâng vật nặng và các việc khác.

4. Tập với máy đếm bước chân Máy đếm bước chân là thiết bị điện tử cầm tay đo quãng đường bạn đi bộ hay chạy bộ. Sử dụng máy đếm bước chân là một trong những bí quyết tập thể dục thú vị nhất cho người bị bệnh tiểu đường. Thiết bị này giúp bạn theo dõi các hoạt động thể chất của bạn và nó có tác dụng tạo động lực thực tế cho lịch trình tập thể dục.

5. Cần cẩn trọng: Thận trọng khi tập thể dục rất quan trọng. Điều này giúp mang lại kết quả tốt hơn và phòng ngừa các biến chứng. Một số biện pháp cẩn trọng gồm: tránh tập luyện ngay sau khi uống thuốc, kiểm tra nồng độ glucose trước khi tập thể dục và để cho bạn bè biết tình trạng sức khỏe của bạn.

6. Tìm kiếm bạn đồng hành: Một ý tưởng hiệu quả khác để khiến việc tập thể dục trở nên thú vị là rủ một vài người bạn cùng nhau thực hiện. Cách này giúp cải thiện tâm trạng và tránh cảm xúc đơn độc khi tập thể dục. Tập cùng bạn bè cũng giúp bạn thử các hoạt động khác nhau khi tập thể dục.

7. Tạo thành thói quen: Tập thể dục ngắt quãng không bao giờ mang lại kết quả tốt hơn và lâu dài bất kể bạn có cố gắng chăm chỉ đi nữa. Do đó, dành thời gian tập thể dục hàng ngày và áp dụng theo là rất quan trọng. Đây là một trong những bí quyết tập thể dục quan trọng nhất với người bị tiểu đường.

8. Đi bộ: Các chuyên gia khẳng định đi bộ là hoạt động thể chất tốt nhất giúp kiểm soát tiểu đường. Đi bộ có tác dụng tốt nhờ đốt cháy calo, tăng cường chuyển hóa và giúp giảm cân, các yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường. Một nghiên cứu cho biết, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường gần 50%.

9. Các dạng bài thể dục: Có nhiều bài tập thể dục cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Bạn có thể tập aerobic, tập tăng cường cơ bắp và sức bền. Kết hợp đều 3 dạng bài tập này là cách tốt nhất. Mặt khác, bạn cũng chú ý bài tập nào thích hợp với cơ thể.

10. Thử các bài tập khác: Các dạng bài tập khác như đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ, nhảy aerobic, chơi trò chơi, tập yoga và nâng tạ giúp mang lại hiệu quả về lâu dài. Tuy nhiên, cần tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện các hoạt động này.

11. Kiên trì tập luyện: Bắt đầu một quy trình tập thể dục không phải là khó khăn nhưng duy trì về lâu dài là rất quan trọng. Xem tập thể dục là công việc mỗi ngày có thể giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.

12. Uống đủ nước: Đừng quên uống đủ nước khi tập thể dục. Nhớ luôn luôn dành thời gian nghỉ để uống đủ nước. Điều này giúp tránh việc mất nước.

Minh Bùi (Theo Boldsky)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/12-bi-quyet-tap-the-duc-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong-1462845.html