Xây ước mơ đưa người Việt trẻ trở thành công dân toàn cầu CSE Global
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã và đang trải qua hàng loạt thay đổi về kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc thanh niên Việt Nam phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong việc định hướng nghề nghiệp. Đứng trước thách thức đó, Nguyễn Thị Thùy Linh đã xây dựng dự án cộng đồng phát triển công dân toàn cầu. Dự án được kỳ vọng tạo ra 'vùng đệm' để thế hệ trẻ rèn luyện kỹ năng của mình ngay khi còn ở trên ghế nhà trường. Từ đó, phát triển thế mạnh bản thân, trở thành nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong thời đại toàn cầu hóa
Theo báo cáo của Deloitte, 46% Gen Z trên toàn thế giới cảm thấy căng thẳng và lo lắng liên tục do áp lực tài chính, gia đình và sự cạnh tranh, ảnh hưởng đến tâm lý và định hướng nghề nghiệp.
Là một người trẻ và thấu hiểu thực trạng đó, vào năm 2021, Nguyễn Thị Thùy Linh (Emily Nguyễn) sinh năm 1994, đến từ Hưng Yên đã thành lập dự án "Cộng đồng phát triển công dân toàn cầu (CSE Global )"- giải pháp cộng đồng thanh niên quốc tế phát triển theo tiêu chuẩn Công dân toàn cầu của UNESCO, kết hợp với công nghệ số hóa.
Dự án "Cộng đồng Phát triển công dân toàn cầu (CSE Global )" hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong thời đại toàn cầu hóa và xây dựng cộng đồng bảo chứng năng lực nhân sự về chuyên môn và kỹ năng mềm. Hoạt động chính của dự án là hỗ trợ kết nối thành viên cùng nhau nâng cao kỹ năng mềm và chuyên môn, tạo ra tác động kinh tế và xã hội. Cho đến nay, CSE Global đã tiếp cận tới 15 quốc gia với 10.000 thành viên trong và ngoài nước.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã và đang trải qua hàng loạt thay đổi về kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.
Điều này đồng nghĩa với việc thanh niên Việt Nam phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong việc định hướng nghề nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, yêu cầu nhân viên không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải có khả năng thích nghi nhanh với tiêu chuẩn quốc tế.
Những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, và thích nghi trong môi trường đa văn hóa trở thành yêu cầu tối thiểu. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thời đại.
Áp lực từ gia đình, xã hội và sự so sánh với bạn bè càng khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Hệ thống giáo dục hiện tại cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm một cách toàn diện, gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên khi bước vào thị trường lao động.
Trước bối cảnh đó, Nguyễn Thị Thùy Linh đã lên ý tưởng và cho ra đời dự án Cộng đồng phát triển công dân toàn cầu tên gọi khác là CSE Global (CSE là viết tắt của Cultures & Skills Exchange - trao đổi văn hóa & kỹ năng) vào năm 2021 với mục tiêu giải quyết vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trẻ, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hiện nhân sự phù hợp thông qua cơ chế khách quan nhiều bên tham gia. Dự án CSE Global ra đời là một phản hồi tất yếu trước những thách thức mà thanh niên Việt Nam và doanh nghiệp đang đối mặt.
CSE không chỉ dừng lại ở việc giúp các bạn trẻ phát triển những năng lực cần thiết để tạo ra tác động kinh tế, tác động xã hội. Mô hình này giúp thanh niên có được tầm nhìn và định hướng phát triển bản thân một cách tích cực, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội toàn cầu hóa. Từ đó, CSE Global không chỉ giúp thanh niên thành công trong môi trường làm việc quốc tế mà còn trở thành những công dân có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Nguyễn Thị Thùy Linh, người sáng lập Dự án CSE Global
“CSE phát triển mô hình công dân toàn cầu dựa trên bộ tiêu chuẩn của UNESCO. CSE không chỉ dừng lại ở việc giúp các bạn trẻ phát triển những năng lực cần thiết để tạo ra tác động kinh tế, tác động xã hội. Mô hình này giúp thanh niên có được tầm nhìn và định hướng phát triển bản thân một cách tích cực, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội toàn cầu hóa. Từ đó, CSE Global không chỉ giúp thanh niên thành công trong môi trường làm việc quốc tế mà còn trở thành những công dân có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn trẻ không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà còn đem lại tác động tích cực và bền vững cho xã hội”, Thùy Linh chia sẻ.
Mô hình hoạt động xã hội và doanh nghiệp
Các hoạt động chính của dự án sẽ tập trung vào việc trang bị cho thanh niên Việt Nam kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng thích nghi văn hóa. Các hoạt động này sẽ được chia thành 2 mô hình chính là mô hình xã hội và mô hình doanh nghiệp.
Phát kiến độc đáo của dự án là ghép đôi 1-1 để trao đổi và chia sẻ kiến thức giữa các thành viên trong cộng đồng. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh, sinh viên phát triển kỹ năng cá nhân mà còn tạo ra sự hỗ trợ cởi mở lẫn nhau giữa các thành viên do tính chất kết nối cho-nhận đồng đẳng. Dự án cũng kêu gọi sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm các đơn vị giáo dục, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và ban điều hành các cộng đồng vào quá trình phát triển. Từ đó, CSE Global tạo ra một hệ sinh thái phát triển bền vững và hợp tác đa chiều xoay quanh mục tiêu phát triển nhân lực.
Bên cạnh đó, dự án đề cao vai trò của thực hành liên tục trong việc phát triển kỹ năng mềm. Các hoạt động như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và giao tiếp trong môi trường đa văn hóa được tích hợp trong các khóa học và chương trình của dự án như thực hành giải quyết bài toán thực tiễn tại các tổ chức, hội thảo, tọa đàm quốc tế, thách đấu... Qua đó, học sinh và sinh viên không chỉ phát triển các kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo mà còn học cách thích nghi với những thay đổi trong môi trường làm việc.
Ngoài ra, còn một phương pháp quan trọng khác là đánh giá 360 độ, trong đó mọi người tương tác với nhau sẽ đưa ra phản hồi đánh giá lẫn nhau. Thông qua phương pháp này, dự án xây dựng hồ sơ năng lực của từng cá nhân dựa trên sự đánh giá thực tế từ nhiều khía cạnh, phản ánh đúng kỹ năng và khả năng làm việc thực tế của họ. Điều này giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc xác định các ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển.
“CSE Global không chỉ là một dự án trong nước mà còn là một cộng đồng kết nối thanh niên Việt Nam với thế giới. Thông qua dự án, chúng tôi đã xây dựng một mạng lưới đại diện phát triển cộng đồng ở nhiều quốc gia khác nhau để thúc đẩy văn hóa bản địa và nét đẹp quốc gia tới bạn bè quốc tế”, Thùy Linh chia sẻ.
CSE Global không chỉ là một dự án trong nước mà còn là một cộng đồng kết nối thanh niên Việt Nam với thế giới. Thông qua dự án, chúng tôi đã xây dựng một mạng lưới đại diện phát triển cộng đồng ở nhiều quốc gia khác nhau để thúc đẩy văn hóa bản địa và nét đẹp quốc gia tới bạn bè quốc tế.
Nguyễn Thị Thùy Linh, người sáng lập Dự án CSE Global
Chia sẻ về việc xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu minh bạch và khách quan của nguồn nhân lực thời đại mới, Thùy Linh cho biết hoạt động này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhân sự phù hợp thông qua triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về hồ sơ năng lực của các bạn trẻ.
Theo Thùy Linh, mỗi cá nhân tham gia học tập phát triển và dự án đều được ghi nhận và đánh giá từ nhiều bên liên quan, bao gồm các thành viên khác, chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức. Những đánh giá này không chỉ dựa trên kết quả học tập mà còn dựa trên thái độ và những tác động thực tế mà các bạn trẻ đã tạo ra. Thông qua đó, CSE Global tạo ra một hồ sơ năng lực chi tiết và minh bạch cho từng cá nhân, giúp họ dễ dàng chứng minh năng lực của mình trước các nhà tuyển dụng.
"Điều này không chỉ giúp thanh niên có được cơ hội việc làm tốt hơn mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng và tiềm năng của mình, từ đó phát triển bản thân một cách toàn diện và bền vững. Các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí phải bỏ ra trong quá trình tuyển chọn và đào tạo nhân sự”, Thùy Linh nhấn mạnh.
Tiềm năng nhân rộng mô hình
Mô hình dự án Cộng đồng đã được triển khai và phát triển với nhiều thành công, thể hiện rõ tiềm năng nhân rộng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ra quốc tế. Sự thành công của mô hình không chỉ đến từ cách thức hoạt động mà còn sự tham gia của các bên liên quan. Sự kết hợp giữa các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp, cộng đồng và chính quyền đã tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ, giúp mô hình phát triển bền vững.
Chia sẻ về tính linh hoạt của dự án, Thùy Linh cho biết, mô hình dự án có khả năng tự nhân rộng cao nhờ vào cấu trúc linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh. Chương trình đào tạo có thể điều chỉnh để phù hợp với nhiều đối tượng và ngữ cảnh khác nhau. Mô hình có tiềm năng trở thành một giải pháp toàn cầu nhờ vào việc kết nối với các tổ chức quốc tế và xây dựng mạng lưới cộng đồng xuyên biên giới. Trong giai đoạn tiếp theo, việc ứng dụng công nghệ số giúp tăng cường hiệu quả của mô hình, mở rộng quy mô và tạo ra một cộng đồng học tập trực tuyến tích cực và sôi động trên phạm vi toàn cầu.
Dự án CSE Global được bắt đầu vào năm 2021 đến nay đã mở rộng kết nối đến các khu vực Đông Nam Á, châu Phi và Nam Á, những khu vực có nền kinh tế đang phát triển, dân số trẻ và có tiềm năng tạo ra những tác động tích cực trong việc phát triển kỹ năng của giới trẻ.
Hiện nay, dự án này vẫn là một cộng đồng phi lợi nhuận, chi phí hoạt động của dự án được huy động từ nguồn tài trợ xã hội đến từ các tổ chức, doanh nghiệp thông qua từng hoạt động cụ thể.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:
PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.
Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.
Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực
Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại đoàn kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Tiktok
Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, Quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…
Website chính thức: https://humanactprize.org
Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize