Đỉnh Nam Kang Ho Tao cao khoảng 2.880 mét so với mặt nước biển, thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên. Ảnh: Van Ngo
Nam Kang Ho Tao được xem là ngọn núi có cung trekking gian nan bậc nhất Tây Bắc với địa hình phức tạp, vượt qua nhiều khu rừng rậm, vách đá trơn trượt. Ảnh: Van Ngo
Anh Van Ngo cùng nhóm bạn vừa hoàn thành chuyến leo núi Nam Kang Ho Tao, cho biết nhóm đã nghe nhiều về độ khó của cung đường này, vốn nằm trong danh sách những cung trekking thử thách nhất tại Việt Nam. “Để leo được quãng đường 10km đến lán nghỉ ở độ cao khoảng 1.400m, nhóm mất khoảng 8 giờ đồng hồ. Thời tiết lạnh cùng sương mù dày đặc khiến trời tối nhanh hơn dự kiến”, anh Van Ngo chia sẻ. Ảnh: Van Ngo
Theo anh Van Ngo, đường rừng tại Nam Kang Ho Tao giống như một “mê cung không lối ra”. Các dấu vết đường mòn không rõ ràng, buộc người đi vừa phải di chuyển vừa tìm đường. Tuy nhiên, những khu rừng rậm hoang sơ với nhiều trở ngại lại mang đến cảnh sắc đẹp mãn nhãn cho du khách. Ảnh: Van Ngo
Nam Kang Ho Tao còn được nhiều du khách ví von là "cung đường hành xác". Bởi lẽ, trên đường khám phá Nam Kang Ho Tao, nhiều chỗ du khách phải trườn cả người, bám bằng cả chân và tay để vượt qua. Ảnh: Van Ngo
Với địa hình nhiều vách đá, các con suối trên cung đường chinh phục Nam Kang Ho Tao có dòng chảy khá mạnh và bề mặt trơn trượt. Ảnh: Van Ngo
Có hai thời điểm thích hợp nhất để chinh phục Nam Kang Ho Tao là từ tháng Hai đến hết tháng Ba, và từ tháng Chín đến hết tháng 12. Lúc này, thời tiết khô ráo, nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh, giúp sức khỏe người đi ổn định hơn. Ảnh: Van Ngo
Ngược lại, du khách nên hạn chế đi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Khi đó, các vách đá rất trơn trượt, dễ xảy ra lũ quét tại các dòng suố, thác. Ảnh: Van Ngo
“Biển mây” nhìn từ đỉnh Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Van Ngo
Trong ảnh là đỉnh Ngũ Chỉ Sơn nhìn từ đỉnh Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Van Ngo
Ngọc Lương