Vòng 16 Đối thoại giữa Việt Nam và Australia về quyền con người

Ngày 29/8, Australia và Việt Nam đã tổ chức Vòng 16 Đối thoại thường niên về quyền con người tại Canberra, Australia. Các cuộc thảo luận đã diễn ra một cách hiệu quả, thẳng thắn và đề cập đến nhiều lĩnh vực.

Theo đúng tinh thần mối quan hệ đối tác chiến lược gần gũi giữa hai nước,được tăng cường hơn nữa sau chuyến thăm chính thức Việt Nam gần đây của Thủ tướng Australia Scott Morrison,Vòng Đối thoại được tiến hành cởi mở và xây dựng.

Australia và Việt Nam trình bày khái quát về các mục tiêu và chiến lược nhằm bảo đảm hiệu quả hơn quyền con người trong bối cảnh đặc thù của mỗi nước nhằm mang đến những điều tốt đẹp hơn cho người dân và toàn xã hội. Hai nước đã thảo luận về cách tiếp cận về quyền con người, cũng như nỗ lực và thành tựu tương ứng của mỗi bên kể từ Vòng Đối thoại trước trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bao gồm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, quyền dân sự và chính trị, quyền lao động, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do lập hội và hội họp. Cả hai bên ghi nhận vai trò quan trọng của truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác trong việc đóng góp tích cực cho xã hôịcủa mỗi nước.

Australia và Việt Nam đã thảo luận về cách tiếp cận và quan điểm của mỗi nước về án tử hình. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa an ninh quốc gia, an toàn công cộng và bảo vệ quyền con người, phù hợp với các nghĩa vụ tương ứng theo các Công ước quốc tế mà hai bên là thành viên. Australia và Việt Nam đồng ý xem xét khả năng hợp tác liên quan đến bảo đảm tính tương thích của các văn bản pháp luật mới được ban hành với các nghĩa vụ về quyền con người. Australia và Việt Nam đã trao đổi thông tin về việc thực thi các văn bản pháp luật có liên quan.

Australiacung cấp thông tin cập nhật về Ủy ban Hoàng gia điều tra về Chất lượng và an toàn trong chăm sóc người cao tuổi, Ủy ban Hoàng gia điều tra về Bạo lực, lạm dụng, ngược đãi người khuyết tật và Ủy ban Hoàng gia điều tra lạm dụng tình dục trẻ em. Australia cũng trình bàycách tiếp cận của mình để triển khai kết quả điều tra từ các Ủy ban Hoàng gia này.

Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật về tiến trình cải cách pháp luật, đặc biệt làviệc ban hành các văn bản pháp luật gần đây liên quan đến quyền con người và kế hoạch sửa đổi Bộ luật Lao động, trong nỗ lực thực hiệncác công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Australia cung cấp thông tin cập nhật về sự tham gia với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền. Australia cũng cập nhậtvề quá trình chuẩn bị Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR)chu kỳ III của Australia tại Hội đồng Nhân quyền năm 2020. Việt Nam thông tin cập nhật về kế hoạch thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam nhận được tại Phiên Đối thoại Báo cáo UPR tháng 1/2019. Việt Nam trình bày khái quát về các ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2020-2021 và với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2020, trong đó có các sáng kiến về biến đổi khí hậu và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

Australia và Việt Nam thảo luận về việc thực hiện các chương trình hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Australia tài trợ, bao gồm:

+ Trung tâm Castan về quyền con người thuộc Đại học Monash hỗ trợ xây dựng khóa học Thạc sĩ Luật về quyền con người tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Ủy ban Nhân quyền Australia (AHRC) hỗ trợ xây dựng năng lực trong giáo dục về quyền con người tại Việt Nam, thông qua: Hợp tác với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để hỗ trợ triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt; Hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nâng cao nhận thức về quyền con người của các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay và trong tương lai.

Hai bên đồng ý tiếp tục trao đổi thông tinđể giúp đáp ứng các ưu tiên chung về quyền con người, trong đó có vấn đề quản lý trại giam, phòng chống buôn bán người và Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Đoàn Việt Nam cũng đã có các chương trình làm việc riêng vào ngày 27 và 28 tháng 8, trong đó có làm việc với Ủy ban Nhân quyền Australia và Bộ Tổng chưởng lý Australia.

Australia và Việt Nam nhất trí cho rằng các cuộc thảo luận có giá trị và nhấn mạnh cam kết sẽ tiếp tục tục hợp táctrong các vấn đề về quyền con người. Vòng 17 Đối thoại giữa hai nước về quyền con người sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2020.

Bảo Chi

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/vong-16-doi-thoai-giua-viet-nam-va-australia-ve-quyen-con-nguoi-100811.html