Vẻ đẹp vượt thời gian của ngôi chợ ở Tp.HCM vừa được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật

UBND Tp.HCM chính thức công nhận chợ Bến Thành là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Quyết định này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi chợ mà còn tôn vinh vai trò của nó như một biểu tượng gắn bó với sự phát triển của Tp.HCM qua hơn một thế kỷ.

Khởi công xây dựng từ năm 1912, chợ Bến Thành được thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Pháp cổ điển, vừa đồ sộ vừa tinh tế. Ngôi chợ nổi bật với bốn cửa chính và mười hai cửa phụ, mỗi cửa chính nằm trên các con đường lớn như Lê Lợi, Phan Chu Trinh, và Phan Bội Châu, tạo thành một mạng lưới giao thương sầm uất. Cửa Nam, cửa chính của chợ, là điểm nhấn với tháp đồng hồ nổi bật, được xem như “đồng hồ chung” của Thành phố trong nhiều thập kỷ.

Khởi công xây dựng từ năm 1912, chợ Bến Thành được thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc Pháp cổ điển, vừa đồ sộ vừa tinh tế. Ngôi chợ nổi bật với bốn cửa chính và mười hai cửa phụ, mỗi cửa chính nằm trên các con đường lớn như Lê Lợi, Phan Chu Trinh, và Phan Bội Châu, tạo thành một mạng lưới giao thương sầm uất. Cửa Nam, cửa chính của chợ, là điểm nhấn với tháp đồng hồ nổi bật, được xem như “đồng hồ chung” của Thành phố trong nhiều thập kỷ.

Cửa Nam chợ Bến Thành: Tháp đồng hồ mang tính biểu tượng, được xem là "đồng hồ chung" của Tp.HCM, nổi bật giữa trung tâm quận 1

Cửa Nam chợ Bến Thành: Tháp đồng hồ mang tính biểu tượng, được xem là "đồng hồ chung" của Tp.HCM, nổi bật giữa trung tâm quận 1

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Tp.HCM đang triển khai kế hoạch trùng tu chợ Bến Thành. Việc này không chỉ góp phần duy trì hình ảnh biểu tượng của Tp.HCM mà còn nâng cao trải nghiệm cho người dân và du khách.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Tp.HCM đang triển khai kế hoạch trùng tu chợ Bến Thành. Việc này không chỉ góp phần duy trì hình ảnh biểu tượng của Tp.HCM mà còn nâng cao trải nghiệm cho người dân và du khách.

Thời kỳ đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành - tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Thời kỳ đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành - tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Cửa Đông chợ Bến Thành: Nằm trên đường Phan Bội Châu, là nơi tập trung các quầy hàng vải vóc và đồ thủ công mỹ nghệ.

Cửa Đông chợ Bến Thành: Nằm trên đường Phan Bội Châu, là nơi tập trung các quầy hàng vải vóc và đồ thủ công mỹ nghệ.

Lối vào cửa Bắc: Một trong bốn cửa chính của chợ, nằm trên đường Lê Thánh Tôn, chuyên bày bán hàng gia vị và thực phẩm khô.

Lối vào cửa Bắc: Một trong bốn cửa chính của chợ, nằm trên đường Lê Thánh Tôn, chuyên bày bán hàng gia vị và thực phẩm khô.

Cửa Tây chợ Bến Thành: Đối diện đường Phan Chu Trinh, nơi nổi bật với các quầy hàng bán giày dép và túi xách.

Cửa Tây chợ Bến Thành: Đối diện đường Phan Chu Trinh, nơi nổi bật với các quầy hàng bán giày dép và túi xách.

Với du khách quốc tế, chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của sự hiếu khách và sự sôi động của Sài Gòn. Những trải nghiệm mua sắm và thưởng thức ẩm thực tại đây luôn để lại ấn tượng khó quên.

Với du khách quốc tế, chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của sự hiếu khách và sự sôi động của Sài Gòn. Những trải nghiệm mua sắm và thưởng thức ẩm thực tại đây luôn để lại ấn tượng khó quên.

Các cổng chào vào chợ Bến Thành.

Các cổng chào vào chợ Bến Thành.

Quầy đồ khô được bày bán khắp nơi tại chợ Bến Thành.

Quầy đồ khô được bày bán khắp nơi tại chợ Bến Thành.

Quần áo cũng được trưng bày bắt mắt bên trong chợ Bến Thành.

Quần áo cũng được trưng bày bắt mắt bên trong chợ Bến Thành.

Các sạp bán hàng phía bên trong chợ Bến Thành.

Các sạp bán hàng phía bên trong chợ Bến Thành.

Mỹ Hậu

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-ngoi-cho-o-tphcm-vua-duoc-cong-nhan-di-tich-kien-truc-nghe-thuat-204241124004917985.htm