UAV cảm tử Lancet Nga, phá thế bí, mở ra kỷ nguyên mới trong tác chiến hiện đại

Nga được đánh giá là đi sau Mỹ, Trung Quốc và Israel trong lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) dùng trong quân sự, tuy vậy sự xuất hiện của UAV cảm tử Lancet đã giúp Moscow phá vỡ thế bí, mở ra kỷ nguyên mới trong tác chiến hiện đại.

Trước thời điểm 2018 trở về trước, lĩnh vực máy bay không người lái dùng trong quân sự chưa từng được coi là thế mạnh của người Nga.

Tuy Nga rất mạnh về một số chủng loại vũ khí khác, thậm chí đứng tốp đầu, nhưng lĩnh vực UAV quân sự họ vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp công nghệ kỹ thuật từ người Israel.

Tuy vậy chỉ một vài năm gần đây, Nga đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực UAV dùng trong quân sự, trong số này phải kể đến UAV cảm tử Lancet.

Dòng UAV Lancet ra mắt từ năm 2019, có khả năng hoạt động độc lập, không cần sự hỗ trợ từ các hệ thống điều khiển mặt đất hoặc mặt biển.

Thiết kế module cho phép nhà sản xuất trang bị nhiều tổ hợp trinh sát cho Lancet, giúp nó tự phát hiện và bám bắt mục tiêu.

Chủ tịch tập đoàn vũ khí Nga Kalashnikov Alan Lushnikov hồi cuối tháng 9/2022 khẳng định, các mẫu UAV nội địa do Zala, công ty con của tập đoàn này, phát triển đang được quân đội Nga tích cực sử dụng.

Một số nhà phân tích nhận định Nga đã sử dụng UAV tự sát để cải thiện năng lực tấn công tầm trung chính xác.

UAV cảm tử, hay còn gọi là đạn tuần kích, có khả năng tìm kiếm và tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao của đối phương.

Khác với tên lửa, UAV cảm tử có thể bay trên trời nhiều giờ đồng hồ để khóa mục tiêu mà không cần phải biết rõ vị trí chính xác trước khi được phóng đi.

Hiện UAV Lancet đã dược phát triển với biến thể thứ 3 do hãng ZALA Aero của Nga nghiên cứu sản xuất.

UAV Lancet-3 được trang bị một số hệ thống định vị mục tiêu dựa trên tọa độ, quang điện tử.

Chúng có kênh liên lạc đặc biệt để truyền hình ảnh các mục tiêu và xác nhận việc phá hủy chúng thành công. hiệt hại lớn với các trang thiết bị quân sự của đối phương.

UAV Lancet-3 có tốc độ ấn tượng vào khoảng 110 km/h.

Mẫu UAV tự sát này có khả năng mang theo đầu đạn nặng tới 3 kg cùng với việc được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh.

Quân đội Nga đã sử dụng phiên bản các phiên bản trước đó của dòng máy bay không người lái cảm tử này trên chiến trường Syria.

Từ kết quả chiến trường này, UAV tự sát Lancet-3 đã được cập nhật khí động học để chúng phát huy tính hiệu quả trên chiến trường.

Cải tiến chủ yếu của UAV tự sát Lancet-3 tập trung vào bộ cánh hình chứ X đối xứng của nó và cấu tạo của cánh quạt đuôi để tăng đặc tính bay.

Điều đáng chú ý nữa nằm ở phân loại "đạn tuần kích" của chiếc UAV tự sát Lancet-3, đây là một loại vũ khí có thể bay tuần tra trên khu vực đã định trong một thời gian khác dài khi đang ở chế độ tìm kiếm mục tiêu.

Một khi mục tiêu được phát hiện, chiếc máy bay không người lái cảm tử nói trên sẽ lập tức tấn công nó, khi hoạt động theo nguyên tắc của một tên lửa dẫn đường không đối đất, chấp nhận tự hủy bản thân.

Theo nhà sản xuất, UAV tự sát Lancet-3 có nhiều lợi thế so với các vũ khí khác.

Thứ nhất, nó hoạt động theo cơ chế "bay lảng vảng", tức là luôn được triển khai trên không và sẵn sàng tấn công mục tiêu bất cứ lúc nào, kể cả mục tiêu di động. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trong một cuộc chiến thực sự.

Thứ 2, nó khá nhỏ, nhẹ và làm bằng nhựa và vật liệu composite nên nó gần như "tàng hình" trước radar phòng không truyền thống.

Thứ 3, giá thành của nó khá rẻ nếu so với các loại đạn tấn công chính xác cao truyền thống.

Cho tới thời điểm hiện tại, UAV cảm tử Lancet-3 Nga đã có màn thực chiến khá ấn tượng khi nó có thể phá hủy đa chủng loại khí tài của đối phương, thậm chí phá hủy ngay cả các tổ hợp phòng không.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/uav-cam-tu-lancet-nga-pha-the-bi-mo-ra-ky-nguyen-moi-trong-tac-chien-hien-dai-post533467.antd