Trọng dụng nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao: Chính sách đột phá

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong và ngoài nước, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ mũi nhọn (trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, vật liệu mới...).

TổngBí thư yêu cầu chính sách đãi ngộ đặc biệt với tổng công trình sư

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm củaBan Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vàchuyển đổi số ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện chínhsách thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học,công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt là các chuyên gia đâùngành trong các lĩnh vực mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, vật liệu mới...

Trong đó tại kết luận của Tổng Bí thư TôLâm, Bộ Nội vụ được giao chủ trì xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý, chế độ làmviệc, đãi ngộ và quy trình tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng đểtriển khai các hệ thống chiến lược, các sáng kiến đột phá theo kế hoạch hành độngchiến lược.

Với các Bộ, cơ quan, theo yêu cầu của TổngBí thư, phải chủ động tìm kiếm, phát hiện và đề xuất các ứng viên tiềm năng chocác vị trí tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng, bao gồm các chuyên gia hàngđầu trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế có uytín. Mục tiêu là phải hình thành được cơ chế và tìm kiếm được những cá nhân thựcsự xuất sắc, có đủ đức, đủ tài, đủ uy tín và trao cho họ đủ thẩm quyền, nguồn lựcđể quy tụ lực lượng, dẫn dắt và chịu trách nhiệm cao nhất về sự thành công củacác chương trình, nhiệm vụ chiến lược quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ,đổi mới sáng tạo.

Để bảo đảm nguồn lực, Tổng Bí thư yêu câùBộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ (Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đàotạo, Tài chính, Ngoại giao) xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồnnhân lực, nhân tài khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trongvà ngoài nước, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ mũi nhọn(trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, vật liệu mới...). Cùng với đó, có chính sách đãi ngộđặc biệt (vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm việc) để thu hút ít nhất 100chuyên gia hàng đầu về nước làm việc. Nội dung về cơ chế, chính sách thu hútnguồn nhân lực, nhân tài trên phải hoàn thành trong tháng 8.

Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chủtrì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển, trọng dụngnhân tài, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành phục vụ phát triển khoa học, côngnghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; triển khai chiến lược thu hútnhân tài đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Hoàn thành trong tháng 9/2025.

Bên cạnh đó, Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)vừa được Quốc hội thông qua cho phép cơ quan nhà nước ký hợp đồng với chuyêngia, nhà khoa học, luật gia, luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu để thực hiện mộtsố nhiệm vụ của công chức lãnh đạo, quản lý. Đây là điểm mới nhằm thu hút nhânlực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quản trị công.

Cơ quan Nhà nước cũng được ký hợp đồng dịchvụ để triển khai các công việc cụ thể, trong trường hợp thiếu hụt nguồn nhân lực.Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động này, độc lập với quỹ lương vàkhoán chi hành chính thường xuyên. Chính phủ sẽ ban hành tiêu chí, điều kiện cụthể cho từng nhóm được ký hợp đồng, tùy theo nhu cầu và đặc thù của từng cơquan.

Chính sách này được kỳ vọng sẽ bổ sung lựclượng tinh hoa vào bộ máy công quyền một cách linh hoạt, hiệu quả, không phátsinh thêm loại hình công chức mới nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu chuyên môn caotrong những lĩnh vực then chốt.

Luật cũng bổ sung cơ chế thu hút người cótài năng vào làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và tổchức chính trị - xã hội. Đối tượng được nhắm đến gồm chuyên gia, nhà khoa học,doanh nhân, sinh viên xuất sắc, có đóng góp thực chất cho phát triển quốc gia.

Theo định nghĩa trong Luật, người có tàinăng là cán bộ, công chức có chuyên môn vượt trội, tư duy đổi mới, sáng tạo, tạora sản phẩm cụ thể có giá trị, đóng góp thiết thực cho lợi ích chung. Họ sẽ đượchưởng chính sách đãi ngộ riêng, với kinh phí bảo đảm từ ngân sách nhà nước.Chính phủ sẽ quy định khung cơ chế để triển khai thống nhất trong hệ thống côngvụ.

Cơchế chưa từng có về nội dung và tư duy lập pháp

Luật Công nghiệp công nghệ số vừa được Quốchội thông qua ngày 14/6 được đánh giá là đột phá cả về nội dung lẫn tư duy lậppháp. Lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng một khung pháp lý toàn diện, tạo điều kiệnđặc biệt để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, một trụ cột tăng trưởngmới.

Trao đổi về những điểm đột phá của luật,ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin, đại diệntổ soạn thảo cho biết, nhân tài công nghệ số và nhân lực công nghiệp công nghệsố chất lượng cao sẽ được hưởng hàng loạt chính sách đãi ngộ về cư trú, mứclương cạnh tranh quốc tế, được hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất cho nghiên cưúvà phát triển, được bổ nhiệm các vị trí quản lý mà không cần theo quy hoạch,năm công tác.

Nhiều chính sách đột phá thu hút nguồn nhân lực công nghệ số tài năng. (Ảnh minh họa: PV)

Nổi bật trong luật có hiệu lực từ 1/1/2026là hệ thống các chính sách ưu đãi vượt trội dành cho nhân tài công nghệ số,nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao và nhân lực nền tảng với 3 tầngưu đãi, các quy định chi tiết từ Điều 18 tới Điều 20 của Luật.

Ở tầng ưu đãi thứ nhất, về phát triển nhânlực nền tảng, Luật dành riêng Điều 18 đề cập đến nhóm đối tượng là sinh viên,người học trong ngành công nghệ số. Các chính sách hỗ trợ bao gồm ưu đãi tín dụng,miễn giảm học phí, học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ sinh hoạt phí. Ngoài ra,Nhà nước sẽ đầu tư cơ sở vật chất đào tạo hiện đại như phòng thí nghiệm, nền tảngphần mềm, cơ sở dữ liệu ngành dùng chung, giúp nâng cao chất lượng đào tạo gắnvới thực tiễn. Điều này đặt nền móng xây dựng lực lượng kỹ sư, lập trình viên,nhà khoa học dữ liệu, những người làm nên sức mạnh nội sinh của công nghiệpcông nghệ số Việt Nam.

Ở cấp độ cao hơn, nhân lực công nghiệpcông nghệ số chất lượng cao được hưởng các chính sách ưu đãi tại Điều 19 của Luật,bao gồm người Việt Nam trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nướcngoài, với các tiêu chí do Chính phủ quy định. Những cá nhân trong nhóm này sẽđược cấp thẻ tạm trú có thời hạn 5 năm, có thể gia hạn. Gia đình của họ (vợ, chồng,con dưới 18 tuổi) cũng được hưởng thẻ tạm trú với thời hạn tương tự, đồng thơìđược hỗ trợ trong việc học tập, tuyển sinh hoặc tìm việc tại Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý là luật mở cơ chế đểtiếp nhận nhân lực chất lượng cao từ khu vực tư nhân vào làm công chức, viên chứckhông qua thi tuyển, nếu họ có nguyện vọng và đáp ứng yêu cầu. Họ được bổ nhiệmchức vụ lãnh đạo quản lý mà không cần đáp ứng điều kiện về thời gian công tác,quy hoạch và các điều kiện khác theo quy định.

Ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh: “Đây là cơchế đột phá lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực công vụ, nhằm khắc phụctình trạng khan hiếm nhân lực công nghệ cao trong khu vực nhà nước. Đặc biệt,“nhân lực công nghiệp công nghệ số chất lượng cao cũng được hưởng ưu đãi thuếthu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”. Cùngđó, tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển được hỗ trợ về tài chính, cơ sở vậtchất, ưu tiên sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm.

Luật cũng mở đường cho việc tiếp nhận trởlại đội ngũ công chức, viên chức đã nghỉ làm ở cơ quan nhà nước và chuyển sangdoanh nghiệp, nếu họ đủ điều kiện và có nguyện vọng. Những người này được ưutiên trở lại hệ thống công vụ, được hưởng chính sách lương, phụ cấp ít nhất bằnghoặc cao hơn trước đây, thậm chí có thể được bổ nhiệm ngay vào chức vụ quản lýnếu đơn vị có nhu cầu.

Có thể nói, hành lang pháp lý đã thôngthoáng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, người tài được hưởng mức lươngtương đương các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta đã sẵn sàng điều kiện tốtnhất cho bài toán nhân lực chất lượng cao, yếu tố then chốt trong tiến trìnhchuyển đổi số của đất nước.

Đối với nhóm tinh hoa, là các nhân tài công nghệ số, Điều 20 của Luật dành một chương riêng để xác lập cơ chế trọng dụng. Ngoài các ưu đãi dành cho nhân lực chất lượng cao, nhân tài công nghệ số được hưởng mức lương, thưởng theo cơ chế cạnh tranh toàn cầu, được hỗ trợ nhà ở, phương tiện di chuyển, không gian làm việc hiện đại, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm và tham gia các chương trình hợp tác quốc tế.Nhân tài công nghệ số sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, không ràng buộc bởi điều kiện về số năm công tác hay quy hoạch cán bộ như thông lệ hiện nay. Ngoài ra, họ còn được ghi nhận và tôn vinh theo Luật Thi đua - Khen thưởng, khơi dậy lòng tự hào và tinh thần phụng sự quốc gia trong kỷ nguyên số.

Nguyệt Thương

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/trong-dung-nhan-luc-cong-nghiep-cong-nghe-so-chat-luong-cao-chinh-sach-dot-pha.html