Trò chuyện, thấu hiểu để gắn kết tình cảm gia đình

Công nghệ số phát triển đã khiến cho khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng trở nên xa hơn, bởi sự khác biệt về thế hệ, quan điểm và cách sống của mỗi thành viên trong gia đình.

Trò chuyện thường xuyên sẽ làm gia tăng sự gắn kết, thấu hiểu lẫn nhau để từ đó việc giáo dục và định hướng tương lai cho các con trở nên dễ dàng hơn đối với các bậc phụ huynh.

Bước vào giai đoạn dậy thì và trưởng thành, các em nhỏ bắt đầu hình thành cái tôi, có quan điểm riêng. Việc cha mẹ áp đặt và thay con đưa ra những quyết định quan trọng sẽ khiến con trẻ cảm thấy mệt mỏi, không được tôn trọng và có xu hướng ít chia sẻ, sống khép kín hơn.

Bước vào giai đoạn dậy thì và trưởng thành, các em nhỏ bắt đầu hình thành cái tôi.

Bước vào giai đoạn dậy thì và trưởng thành, các em nhỏ bắt đầu hình thành cái tôi.

Nói thật, con không hay chia sẻ với bố mẹ, thường chia sẻ với bạn bè mình hơn, tại vì con cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những vấn đề của mình cho các bạn của con.Bạn Nguyễn Tiến Quan (Học sinh lớp 7A2, trường THCS Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình).

Có rất nhiều trường hợp các bạn nhỏ gặp sai lầm trong cuộc sống bởi bản thân không thể tìm được câu trả lời từ những người thân trong gia đình. Chỉ khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, cha mẹ mới vội vàng tìm kiếm giải pháp để giáo dục con em mình.

Nhiều bạn nhỏ gặp sai lầm trong cuộc sống bởi bản thân không thể tìm được câu trả lời từ những người thân trong gia đình.

Nhiều bạn nhỏ gặp sai lầm trong cuộc sống bởi bản thân không thể tìm được câu trả lời từ những người thân trong gia đình.

Thông qua những buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức tại trường học, nhiều phụ huynh đã có thêm kỹ năng cần thiết để có thể thấu hiểu và giáo dục các con hiệu quả hơn.

Thông qua những buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức tại trường học, nhiều phụ huynh đã có thêm kỹ năng cần thiết để có thể thấu hiểu và giáo dục các con hiệu quả hơn.

Thông qua những buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức tại trường học, anh Tuấn Lương đã có thêm kỹ năng cần thiết để có thể thấu hiểu và giáo dục các con hiệu quả hơn.

Giáo dục từ trong nhà trường, giáo dục trong gia đình, giáo dục trong quan hệ với bạn bè trong xã hội và trên các môi trường công nghệ thông tin khác thì nó cũng sẽ tác động rất nhiều đến đời sống tâm sinh lý, đến trí tuệ, đến sự trưởng thành của các con, cho nên tôi cho rằng vấn đề gia đình đấy là một vấn đề cốt lõi khi mà tương tác với các con.Anh Trương Tuấn Lương (phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội).

Tình cảm gia đình được nuôi dưỡng từ những điều rất đơn giản. Chỉ khi ý thức được vai trò của gia đình, con trẻ mới có thể gắn kết với bố mẹ và các thành viên khác.

Các bậc phụ huynh nên dành thời gian lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu các con, tạo niềm tin để đồng hành cùng nhau trên con đường bước đến tương lai.

Các bậc phụ huynh nên dành thời gian lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu các con, tạo niềm tin để đồng hành cùng nhau trên con đường bước đến tương lai.

Làm cha mẹ là một hành trình hạnh phúc nếu như chúng ta thực sự làm chủ được bản thân mình. Thay vì phán xét, các bậc phụ huynh nên dành thời gian lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu các con, tạo niềm tin để đồng hành cùng nhau trên con đường bước đến tương lai.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/tro-chuyen-thau-hieu-de-gan-ket-tinh-cam-gia-dinh-237366.htm