Thói quen 'dở khóc dở cười' của các thiên tài vĩ đại trong lịch sử

Ai cũng có những thói quen kỳ quái mà bản thân không thể đừng được, ngay cả các thiên tài cũng vậy. Những thói quen này giúp cho họ làm việc năng suất hơn.

 1.Tiểu thuyết gia Charles Dickens chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày: Được mệnh danh là một trong những cây bút vĩ đại nhất thời nữ hoàng Victoria, tiểu thuyết gia người Anh - Charles Dickens (1812 - 1870) sở hữu không ít những thói quen kỳ lạ.

1.Tiểu thuyết gia Charles Dickens chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày: Được mệnh danh là một trong những cây bút vĩ đại nhất thời nữ hoàng Victoria, tiểu thuyết gia người Anh - Charles Dickens (1812 - 1870) sở hữu không ít những thói quen kỳ lạ.

Một nhân viên tiết lộ rằng, Charles không thể chịu được việc tóc tai “mất trật tự”, chính vì vậy ông luôn phải để một chiếc lược ngay gần và chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày.

Một nhân viên tiết lộ rằng, Charles không thể chịu được việc tóc tai “mất trật tự”, chính vì vậy ông luôn phải để một chiếc lược ngay gần và chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày.

Bên cạnh đó, ông còn có thói quen đi đi lại lại trong khi sáng tác và đọc cho thư ký chép lại. Sau đó, hai người còn phải nghiền ngẫm từng câu nhiều lần, thay từ cho phù hợp và đổi thứ tự các từ trong câu trước khi bắt tay vào viết tiếp.

Bên cạnh đó, ông còn có thói quen đi đi lại lại trong khi sáng tác và đọc cho thư ký chép lại. Sau đó, hai người còn phải nghiền ngẫm từng câu nhiều lần, thay từ cho phù hợp và đổi thứ tự các từ trong câu trước khi bắt tay vào viết tiếp.

Các chuyên gia nghiên cứu đời sống và công việc của Dickens cho rằng trường hợp của ông là biểu hiện nhẹ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nặng hơn còn là chứng động kinh.

Các chuyên gia nghiên cứu đời sống và công việc của Dickens cho rằng trường hợp của ông là biểu hiện nhẹ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nặng hơn còn là chứng động kinh.

 2. Nhà toán học Pytago ghét đậu: Pytago là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pytago. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.

2. Nhà toán học Pytago ghét đậu: Pytago là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pytago. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.

Pytago đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học".

Pytago đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học".

Ông cũng là một trong những người sáng tạo ăn chay, những người tham gia tổ chức của ông cũng bị yêu cầu phải ăn chay. Tuy vậy, có một thực phẩm chay mà ông vô cùng ghét, đó là đậu.Thiên tài vĩ đại này ghét đậu đến mức ông cấm những môn đồ của mình ăn hay sờ vào chúng.

Ông cũng là một trong những người sáng tạo ăn chay, những người tham gia tổ chức của ông cũng bị yêu cầu phải ăn chay. Tuy vậy, có một thực phẩm chay mà ông vô cùng ghét, đó là đậu.Thiên tài vĩ đại này ghét đậu đến mức ông cấm những môn đồ của mình ăn hay sờ vào chúng.

Không rõ liệu thói quen "dở khóc dở cười" này của ông có giảm bớt vì lý do sức khỏe hay không.

Không rõ liệu thói quen "dở khóc dở cười" này của ông có giảm bớt vì lý do sức khỏe hay không.

 3. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu - ý tưởng xuất hiện khi não thiếu dưỡng khí: Trong 74 năm cuộc đời của mình, tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu đã sở hữu 3.300 bằng sáng chế, nổi tiếng nhất trong số đó là đĩa mềm. Rất nhiều sản phẩm của Nakamatsu đã được khai sinh trong hoàn cảnh ông suýt chết đuối.

3. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu - ý tưởng xuất hiện khi não thiếu dưỡng khí: Trong 74 năm cuộc đời của mình, tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu đã sở hữu 3.300 bằng sáng chế, nổi tiếng nhất trong số đó là đĩa mềm. Rất nhiều sản phẩm của Nakamatsu đã được khai sinh trong hoàn cảnh ông suýt chết đuối.

Nhà sáng chế lỗi lạc này tin vào lợi ích của việc thiếu dưỡng khí khi con người ở dưới nước.

Nhà sáng chế lỗi lạc này tin vào lợi ích của việc thiếu dưỡng khí khi con người ở dưới nước.

Ông cho biết: “Để não thiếu dưỡng khí, bạn cần phải lặn thật sâu và khoảng 1,5 giây trước khi chết, tôi có thể hình dung ra một phát minh mới”. Sau đó ông viết ý tưởng này vào giấy chống thấm nước rồi bơi lên.

Ông cho biết: “Để não thiếu dưỡng khí, bạn cần phải lặn thật sâu và khoảng 1,5 giây trước khi chết, tôi có thể hình dung ra một phát minh mới”. Sau đó ông viết ý tưởng này vào giấy chống thấm nước rồi bơi lên.

Thêm một chìa khóa dẫn đến thành công của Nakamatsu là lên ý tưởng trong một căn phòng lát đầy vàng 24kara. Theo ông, lớp vàng này có thể ngăn được sóng vô tuyến và radio “có hại cho quá trình sáng tạo”.

Thêm một chìa khóa dẫn đến thành công của Nakamatsu là lên ý tưởng trong một căn phòng lát đầy vàng 24kara. Theo ông, lớp vàng này có thể ngăn được sóng vô tuyến và radio “có hại cho quá trình sáng tạo”.

Xem thêm video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ (Nguồn: THDT).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/thoi-quen-do-khoc-do-cuoi-cua-cac-thien-tai-vi-dai-trong-lich-su-1774657.html