The Economist: Vị thế IMF bị lung lay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vốn được thành lập để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu. Trong gần 80 năm hoạt động, Quỹ đã cho 150 quốc gia vay 700 tỷ USD. Tuy vậy, theo nhận định của The Economist, khi IMF nhóm họp cho Hội nghị mùa Xuân ở Washington vào ngày 10/4, một lần nữa vấp phải sự mơ hồ về mục đích của việc thành lập Quỹ.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vốn được thành lập để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu. (Nguồn: theamericanawakening)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vốn được thành lập để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu. (Nguồn: theamericanawakening)

Giống như nhiều tổ chức được xây dựng sau Thế chiến II, vừa phục vụ lợi ích của Mỹ, vừa tuyên bố đại diện cho toàn nhân loại, Quỹ hiện đang bị mắc kẹt trong bẫy cạnh tranh Mỹ-Trung, trong so sánh quyền lực và lợi ích, dẫn đến mục tiêu trở nên không còn rõ ràng.

Ba năm trước, IMF đã sẵn sàng thiết kế và điều phối một phản ứng chính sách lớn đối với dịch Covid-19. Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Quỹ đã tăng thêm 185 tỷ USD-số tiền mà họ có thể huy động từ các ngân hàng trung ương để cho các nền kinh tế gặp khó khăn vay. Với cam kết từ các nước giàu, nguồn vốn vay đầu tiên của Quỹ, đã tăng gấp đôi lên 482 tỷ USD.

IMF đã môi giới một thỏa thuận tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bao gồm cả Trung Quốc, để đóng băng các khoản thanh toán lãi suất cho các nước nghèo. IMF đã phân phát 650 tỷ USD dưới dạng “Quyền rút vốn đặc biệt” cho các ngân hàng trung ương để cho các nước nghèo hơn vay. Có vẻ như IMF đang hoàn thành sứ mệnh hiện đại của mình là hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn và rộng hơn là nền kinh tế thế giới.

Vấn đề là, giữa cuộc khủng hoảng nợ lớn nhất kể từ những năm 1980, những nỗ lực của IMF bị cản trở, do dự hoặc trở nên “không liên quan”. Bất chấp nhiều nỗ lực Sổ cho vay của Quỹ chỉ tăng 51 tỷ USD kể từ khi Covid-19 bắt đầu lan rộng.

Quỹ đã quản lý để phê duyệt chỉ 3,4 tỷ USD, tương đương 8,5% số vốn huy động được cho các cơ sở cho vay mới để giải quyết mọi thứ, từ biến đổi khí hậu đến tình trạng thiếu lương thực và thậm chí số tiền này vẫn chưa rời khỏi tài khoản của Quỹ.

Tất nhiên, trước khi cho vay, IMF cần bảo đảm rằng khoản vay của một quốc gia là bền vững. Điều này thường đòi hỏi một thỏa thuận để cơ cấu lại các khoản nợ hiện tại. Đó là khó khăn lớn và IMF gần như không thể dàn xếp do “tầm ảnh hưởng” của các bên liên quan.

Kết quả là, các nước nghèo đã và vẫn phải tự vật lộn với một loạt khó khăn từ đại dịch, xung đột Nga-Ukraine và lãi suất tăng.

Theo thống kê, không ít quốc gia hiện đang gặp rắc rối. Có ít nhất 21 quốc gia, bao gồm Malawi và Sri Lanka, vỡ nợ hoặc tìm cách tái cơ cấu. Những khu vực này có tổng nợ 1.300 tỷ USD (trung bình 93% GDP địa phương) và là nơi sinh sống của 718 triệu người. Trong khi đó, ít nhất 7 trong số 21 quốc gia gặp khó khăn đã chờ đợi hơn một năm để đạt được thỏa thuận kể từ khi vỡ nợ. Ethiopia đã phải đợi hơn hai năm để tái cơ cấu mà không nhận được một USD nào từ IMF...

Chu Văn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/the-economist-vi-the-imf-bi-lung-lay-223382.html