Tại sao các hoàng đế lại không truyền ngôi cho con trai khi mình còn sống?
Ngoài việc không muốn buông bỏ quyền lực có được cuộc sống phú quý, trên vạn người thì còn một điều nữa khiến các hoàng đế đều không muốn truyền ngôi sớm cho con trai để an hưởng tuổi già.
Đây đều là bệnh chung của các vị vua, xã hội nhân trị xấu xa, một bi kịch cả cuộc đời. Trừ hoàng đế ra, những người dân ngay cả các quan đại thần hay quan viên nhỏ bé cũng đều sống không trong khổ cực. Thế nên mới gọi là xã hội phong kiến, đất nước không thể phát triển, ung nhọt khắp trong lẫn ngoài, người dân mới phải sống trong khổ sở.
Đương nhiên, hoàng đế thì khác, họ là những người thống trị cao nhất. Khi họ còn sống, họ không truyền ngôi cho con trai là bởi những nguyên nhân sau. Thứ nhất, họ không muốn từ bỏ quyền lực. Niềm vui lớn nhất của hoàng đế chính là hưởng thụ quyền lực. Hưởng thụ cuộc sống của người có quyền lực tối thượng nên họ thường khó mà có thể chủ động từ bỏ quyền lực được. Nếu như hoàng đế thoái vị sớm thì cho dù có thể đứng phía sau chỉ huy nhưng quyền lực chính đã không còn nữa. Đây là điều mà các hoàng đế đều không muốn nhìn thấy.
Thứ hai, liên quan tới sự an toàn của bản thân. Một khi đã thoái vị quá sớm sẽ tồn tại một sự nguy hiểm nhất định và sự nguy hiểm này đến từ chính con trai của họ như Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông. Trước sự kiện Tĩnh Khang, Tống Huy Tông chủ động thoái vị, giao hết trọng trách cho con trai Tống Khâm Tông. Nhưng sau khi Tống Khâm Tông lên ngôi đã nhanh chóng kiểm soát quyền lực, giam lỏng phụ thân Tống Huy Tông đã mất đi quyền lực. Trường hợp như vậy không hiếm gặp, ví dụ như Lý Thế Dân cướp đoạt quyền lực của phụ thân Lý Uyên,... Thế nên, nếu lên làm Thái thượng hoàng quá sớm thì sẽ có nhiều nguy hiểm, thậm chí còn mất đi tính mạng.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: VTV24.