Trong hơn 45.000ha rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 16.000ha có nguy cơ cháy cao, cảnh báo cháy mức độ 3.
Đó là lưu ý của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồ Hải đối với các địa phương và chủ rừng trong chuyến kiểm tra thực tế công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô năm 2024-2025 tại Nông trường 402 và Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chiều 11/3.
Cà Mau hiện có hơn 17.540 ha trong tổng số khoảng 45.765 ha rừng ở U Minh Hạ và cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối trong tình trạng khô hạn, có khả năng xảy ra cháy.
Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm 'phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để'.
Hoạt động nổi bật được huyện U Minh triển khai thực hiện ngay từ đầu năm đó là phối hợp với Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam tổ chức lễ phát động chiến dịch vận động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép trên địa bàn. Chiến dịch nhằm hướng đến đẩy lùi tiêu thụ động vật hoang dã.
Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, nắng nóng khô hanh trong những ngày qua đã làm lượng nước dưới chân rừng bốc hơi rất nhanh, diện tích rừng có nguy cơ cháy tăng cấp từng ngày.
U Minh là huyện thuộc vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau, từng được xem là 'thủ phủ' của các loại cá đồng, nhất là tại khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ...
Cục Thuế tỉnh Cà Mau xác định những vé câu cá lạ ở Vườn quốc gia U Minh Hạ đã vi phạm Nghị định 123/2020.
Sáng nay (28/2), tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, trên 70 người gồm lực lượng tại chỗ cùng sự tiếp viện của lực lượng chữa cháy cấp tỉnh, các đơn vị lận cận thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2024-2025.
Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) đã giành giải Nhất cuộc thi phòng cháy chữa cháy rừng năm 2025 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức.
Hiện nay, vùng lâm phần rừng U Minh Hạ đã hoàn thành đóng các cống, đập để trữ nước phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Mùa hạn năm 2023, ông Nguyễn Văn Diễn, một nông dân ở vùng đệm rừng tràm Cà Mau, bắt được con cá lóc đồng nặng gần 2,8 kg, mang đi dự thi tại Vườn Quốc gia U Minh hạ và giành được Giải nhất ở hạng mục 'con cá lóc đồng to nhất'. Chuyện vui của ông Diễn nhưng khiến nhiều nông dân thứ thiệt ở miệt rừng U Minh hạ lại cảm thấy... không vui.
Ngày 20/2, đoàn công tác của Học viện Chính trị khu vực II do ông Đỗ Công Hoàng, cán bộ Ban quản lý Đào tạo Học viện II, dẫn đầu đến tham quan, nghiên cứu thực tế, trao đổi kinh nghiệm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và tình hình thực hiện công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của huyện Trần Văn Thời. Tháp tùng cùng đoàn có ông Nguyễn Duy Thanh, thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.
'Tình hình khô hạn vùng rừng U Minh Hạ cũng như rừng cụm đảo hiện nay chưa bước vào cao điểm, diện tích rừng đang ở mức dự báo cháy cấp thấp và mực nước dưới chân rừng vẫn còn khá ổn định. Tuy nhiên, khô hạn đang có chiều hướng diễn biến khá nhanh và phức tạp', ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết.
Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) đã xuất sắc giành giải Nhất trong cuộc thi phòng cháy chữa cháy rừng năm 2025 – tỉnh Cà Mau. Cuộc thi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức tại khóa huấn luyện chuyên ngành, với sự tham gia của 15 đội thi.
Với diện tích có rừng trên 94.000 ha, 2 hệ sinh thái đặc thù, là rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập úng phèn, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương bảo tồn được nhiều loài động vật hoang dã (ÐVHD) như: nai, heo rừng, khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, tê tê... Tuy nhiên, tình trạng săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài ÐVHD liên tục diễn ra, đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường sống.
Rừng tràm U Minh Hạ có diện tích lớn, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho hàng chục ngàn hộ dân, mà từ lâu đã trở thành nét đặc trưng khi nhắc đến Cà Mau, bởi nó có vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen, bảo tồn lịch sử văn hóa và cả phục vụ nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm, khám phá du lịch… Do đó, việc bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng U Minh Hạ có ý nghĩa vô cùng quan trọng; trong công tác này cũng có không ít khó khăn.
Chương trình sự kiện 'Cà Mau - Ðiểm đến 2025' nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau thông qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại được tổ chức định kỳ đến với du khách trong và ngoài nước.
Ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thám, sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác phòng chống cháy rừng.
Thật khó diễn tả cảm giác kỳ diệu khi đặt chân đến vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc - Mũi Cà Mau, để tận mắt chứng kiến vùng bãi bồi phì nhiêu ngày đêm lấn biển, thêm rừng, cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.
Chuyện về con rắn hổ mây 'khổng lồ' từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người nghe phải 'tim đập, chân run'.
Huyền thoại rắn hổ mây khổng lồ từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Những câu chuyện rắn khổng lồ đủ làm rớt tim, dựng tóc cho không ít người nghe.
Tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau vừa xuất hiện hàng trăm vé câu cá lạ, cơ quan thuế đã tiếp nhận thông tin và cho kiểm tra ngay.
Thật khó diễn tả cảm giác kỳ diệu khi đặt chân đến vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc - Mũi Cà Mau, để tận mắt chứng kiến vùng bãi bồi phì nhiêu ngày đêm lấn biển, thêm rừng, cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.
Chiều 22/1 (23 tháng Chạp), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng tràm và nhân dân vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự và phát biểu.
Trong những ngày này, các khu, điểm du lịch trong tỉnh đang tất bật trang trí và lên kế hoạch các hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách ngày Tết.
Sáng 14/1, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện U Minh tổ chức Lễ phát động Chiến dịch vận động 'Nói không' với động vật hoang dã trên địa bàn huyện.
Mặc dù thời điểm cuối năm công việc thường khá bận rộn nhưng các thanh niên, thiếu nữ tại Cà Mau vẫn tranh thủ 'lên đồ' chụp ảnh Tết, rộn ràng đón xuân mới.
Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phát triển, nhiều tuyến đường kết nối thúc đẩy phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau có lợi thế phát triển du lịch xanh. Cơ quan chức năng địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện và hiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi để có thu nhập cao từ làm du lịch.
Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mong muốn, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh cần phát huy vai trò nòng cốt, nỗ lực đi đầu trên các lĩnh vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, khi nói đến Phú Yên, người ta nhớ đến bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và lãnh đạo tỉnh này chọn làm thương hiệu văn hóa. Như vậy, Cà Mau ngoài địa danh Đất Mũi, tác phẩm nổi tiếng Bên dòng sông Trẹm có thể chọn làm thương hiệu giống Phú Yên hay không?.
Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM) nên mạng lưới hạ tầng, đường sá ở huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) được đầu tư đồng bộ, khang trang. Từ những thành quả đạt được, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương được nâng cao.
Ngày 5/12, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (SVW) phối hợp cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo giải pháp tăng cường thực thi pháp luật trong phòng chống tội phạm mua bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã và các đơn vị liên quan khởi động chuỗi hoạt động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép.
Tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với các đơn vị có liên quan khởi động chuỗi hoạt động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép.
Sáng 5/12, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife - viết tắt SVW), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ phối hợp tổ chức sự kiện khởi động chuỗi hoạt động 'Tỉnh Cà Mau nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép' và Hội nghị thảo luận giải pháp tăng cường thực thi pháp luật trong phòng, chống tội phạm mua bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép.
'Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các vấn đề môi trường, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã vẫn còn; nhà hàng, quán ăn vẫn còn buôn bán các loại động vật hoang dã trái phép với sự tiếp tay của các đầu nậu trong các hoạt động săn bắt và thu mua các sản phẩm săn bắt được; ý thức của một số người dân về bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế; việc triển khai thực thi pháp luật và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân chưa đồng bộ và có sự kết nối chặt chẽ.
Ở cực Nam đất nước, Cà Mau có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn... thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Ngày 20/11, tại Khu du lịch sinh thái Thư Duy, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp (iPEC) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.
Sau gần 2 năm triển khai 'Cánh rừng Net Zero' theo đề án của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh 'Vì một Việt Nam xanh', Chi nhánh Điều hành Dầu khí trong nước (PVEP-POC) đã trồng được hơn 10 ha rừng tại tỉnh Cà Mau, góp phần quan trọng vào việc phục hồi hệ sinh thái và trung hòa carbon.
Lãnh đạo UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP). Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt tiêu chuẩn này. Từ đó, sản phẩm OCOP của huyện U Minh thuộc lĩnh vực du lịch vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương
Đến Cà Mau, ngoài khám phá rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới thì du khách còn được trải nghiệm bắt cá đồng ở U Minh Hạ.
Cà Mau đang chú trọng phát triển du lịch xanh và bền vững, kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo tiềm năng lớn cho địa phương.
Cà Mau đang bứt phá hạ tầng giao thông hiện đại, từ cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, cầu sông Ông Đốc đến tuyến tránh Quốc lộ 1, mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế.
Bốn năm trước, nghề gác kèo ong ở huyện Văn Thời và U Minh (Cà Mau) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nghề này đang được người dân Cà Mau phát triển thành sản phẩm du lịch.
Cà Mau có nhiều lợi thế trong phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng như các tuyến du lịch xuyên rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, giới thiệu đến du khách sản phẩm trải nghiệm về sự đa dạng đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau.