Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Thanh long Sơn La', được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Với tiềm năng thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, huyện Đại Từ đang đẩy mạnh sản xuất chè trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp với phát triển du lịch trải nghiệm theo định hướng từ Nghị quyết số 15-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Giai đoạn 2025-2030, địa phương đặt mục tiêu nâng tổng giá trị sản phẩm từ chè lên 6.500 tỷ đồng, đồng thời xây dựng thương hiệu trà gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng.
Những năm qua, ngoài thực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm, Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 luôn quan tâm bảo đảm tốt hậu cần, đời sống cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội.
Vải u hồng Đắk Lắk bắt đầu vào vụ có giá tương đối 'chát' nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chấp nhận 'xuống tiền' để thưởng thức loại quả thơm ngon, ngọt lịm này.
Ông Trần Đức Bắc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông cho biết, cây sầu riêng cũng như cây dứa mật là hai trong số các loại cây trồng có giá trị cao trên địa bàn.
Đức Lương từng nằm trong tốp những xã khó khăn của huyện Đại Từ. Song những năm gần đây, địa phương này phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về nông, lâm nghiệp để vươn lên, từng bước nâng cao đời sống người dân và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới.
Hà Nội dự kiến cho phép xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch trên đất nông nghiệp tại bãi sông.
Sau 3 năm làm cộng tác viên hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chuyển giao, một nông dân ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế được nhận hơn 17 triệu đồng tiền thù lao theo hợp đồng. Tiền vừa về tài khoản, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của nhóm cán bộ thực hiện dự án đòi... chia tiền.
Theo đề xuất, tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tại bãi nổi, bãi bồi ven sông được xây dựng các công trình như lán trại, khu sản xuất, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu công cộng, vườn sinh thái...
Mặc dù đứng chân trên địa bàn khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, nhưng bằng những chủ trương, giải pháp phù hợp và cán bộ, chiến sĩ luôn phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựng cảnh quan môi trường, nên doanh trại Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 (Quân khu 4) vẫn hết sức chính quy, xanh, sạch, đẹp. Qua đó, góp phần tạo sự hứng khởi cho bộ đội thêm yêu mến đơn vị, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Hơn 2 năm sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết 11), với cách làm sáng tạo, quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, cùng với sự đồng lòng của người dân đã đánh thức tiềm năng và cơ hội, mở ra triển vọng phát triển mới cho mảnh đất vùng cao biên giới.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ chanh dây trên thế giới đang tăng mạnh, Việt Nam đã dần khẳng định vị thế là một trong những quốc gia cung cấp chanh dây chất lượng cao, với nhiều lợi thế vượt trội về khí hậu, thổ nhưỡng và giống cây trồng.
Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND TP về quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội, để được xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải có tổng diện tích đất nông nghiệp từ 300m2 trở lên và tùy vào quy mô khu đất sản xuất nông nghiệp sẽ được xây dựng công trình phục vụ tương ứng.
Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.
Nằm trong chuỗi hoạt động năm 2025 của Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (gọi tắt là Công đoàn cơ sở Công ty Intel), trực thuộc Công đoàn Ủy ban nhân dân TP.HCM, chương trình hưởng ứng Ngày Trái Đất đã được tổ chức vào hai ngày 22 và 24/4/2025 tại khuôn viên công ty, thu hút hơn 150 đoàn viên tham gia.
Với sự định hướng rõ ràng, cùng các cơ chế đột phá, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ của Petrovietnam được kỳ vọng sẽ tạo nên những bước ngoặt phát triển, nâng tầm Petrovietnam, xứng đáng với vai trò Tập đoàn Công nhiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Với miền sơn cước huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), việc nâng tầm cây dược liệu bằng cách mở rộng diện tích vùng nguyên liệu và chế biến thành những sản phẩm giá trị cao đáp ứng nhu cầu của thị trường đang thể hiện vai trò rất lớn của các HTX. Qua đó, giúp người dân nơi đây cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Với khí hậu thổ nhưỡng đặc biệt, Quảng Nam là địa phương có nhiều sản vật quý và hàng nông sản khá đặc trưng. Sau nhiều năm đầu tư tổ chức sản xuất và chế biến, đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù của nông dân xứ Quảng đã từng bước tiếp cận với thị trường quốc tế, giá trị xuất khẩu có chiều hướng ngày càng tăng cao.
Mặc dù có giá thành đắt đỏ lên tới 18 triệu đồng/kg, trà hoa vàng vẫn được nhiều người 'săn lùng' bởi có nhiều giá trị quý cho sức khỏe.
Cây dong riềng được người dân ở một số huyện miền núi của tỉnh đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng, chịu hạn tốt phù hợp với đất đồi dốc và cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày này, nông dân thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hành tím để xuất bán cho thương lái.
Dưới sắc nắng vàng ruộm tháng 4, những cánh đồng ổi hay đồi dứa ở thị trấn Hà Long (Hà Trung) đang viết nên khúc ca lao động sản xuất hăng say của người dân nơi này. Cùng bà con địa phương thưởng thức hương vị ổi lê Quý Hương ngay tại gốc, câu chuyện kinh tế, đời sống xã hội xoay quanh nghề trồng ổi ở đây càng thêm chân thực, sinh động.
Những ngày này, bà con bản Lốc Há, xã Nhi Sơn (Mường Lát) bắt đầu bước vào vụ thu hoạch đào. Lốc Há là bản có diện tích trồng đào nhiều ở xã Nhi Sơn. Những quả đào đầu vụ xanh xen lẫn chín đỏ, tô điểm cho núi rừng thêm đẹp.
Trước yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đề tài, mô hình nghiên cứu được ưu tiên triển khai gắn với nhu cầu thực tiễn sản xuất tại địa phương, từ đó từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống, giúp nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ và kinh tế vùng.
Sáng 19.4, Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái & Du lịch cộng đồng Tà Lang - Giàn Bí (HTX) ra mắt tại thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).
Những bông cúc mẫu đơn trồng tại xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông có kích thước to, tròn, nở trắng xóa hay có thể 'biến hóa' thành nhiều loại màu sắc sặc sỡ đang được thị trường trong nước ưa chuộng.
Với quyết tâm 'bứt phá từ nội lực', những năm qua, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã không ngừng đổi mới trong phát triển nông nghiệp, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương trong tỉnh thời gian qua đã phát huy được lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, phù hợp với trình độ sản xuất, thâm canh của nông dân; qua đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một héc-ta canh tác.Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 héc-ta canh tác của tỉnh từ hơn 173 triệu đồng/héc-ta năm 2017 lên 245 triệu đồng/héc-ta năm 2024. Nhiều mô hình chuyển đổi đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, đồng thời là điển hình để nông dân các địa phương học tập kinh nghiệm. Trong đó, mô hình chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập trung bình từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/héc-ta/năm, đặc biệt mô hình chuyển sang sản xuất hoa chậu, cây cảnh tại các xã: Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang) cho thu nhập 1,5 - 3 tỷ đồng/héc-ta. Mô hình chuyển đổi từ trồng ngô, đậu đỗ... sang sản xuất giống cây ăn quả ở các huyện Khoái Châu, Kim Động... cho thu nhập bình quân 1 - 1,5 tỷ đồng/héc-ta/năm...
Huyện Cư Kuin là một trong những vùng trọng điểm sản xuất hồ tiêu của tỉnh tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung. Với điều kiện thổ nhưỡng đất đỏ bazan và khí hậu thuận lợi, cây hồ tiêu đã trở thành một trong 3 cây trồng chủ lực của Cư Kuin, cùng với cà phê và điều, đóng góp hơn 20% giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm của huyện. Đặc biệt, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đang đóng vai trò 'trụ đỡ' cho bà con trồng tiêu theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ngày càng cao, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Tháng 4, huyện biên giới Mường Lát đón chúng tôi trong nắng non trên những cung đường lưng chừng núi. Mảnh đất cực Tây của tỉnh là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Khơ Mú, Dao, Mông, trong đó đồng bào Thái, Mông chiếm gần 60%.