Đến tháng 6/2025, huyện Cầu Kè đã triển khai thực hiện 54 công trình hạ tầng giao thông gắn với chỉnh trang đô thị, cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, tổng nguồn vốn 125,185 tỷ đồng.
Chiều ngày 27/5, Huyện ủy Cầu Kè tổ chức tổng kết Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng tham dự có đồng chí Kim Rương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (phụ trách chỉ đạo địa bàn huyện Cầu Kè).
Ngày 06/5, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Dương Thị Ngọc Thơ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng một số cơ sở tôn giáo tại các huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần và Trà Cú nhân Đại lễ Phật đản Vesak 2025. Tham gia cùng đoàn có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và chính quyền địa phương.
Trong những ngày trung tuần tháng 4/2025, chúng tôi có dịp về lại vùng quê huyện Cầu Kè; trong không khí vui chung của cả nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); đây cũng là thời điểm đồng bào Khmer Nam Bộ đón Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây. Vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống tại huyện Cầu Kè đã có nhiều đổi thay, đời sống kinh tế, văn hóa và kết cấu hạ tầng không ngừng được đầu tư, mở rộng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa và đi lại của Nhân dân trong vùng ngày càng thuận lợi hơn...
Tỉnh Trà Vinh dự kiến giảm hơn 60% số đơn vị hành chính cấp xã từ 104 xuống còn 41 đơn vị hành chính cấp xã.
Hơn 10 năm công tác và gắn bó với địa bàn cơ sở, dù ở vị trí công tác nào Thiếu tá Huỳnh Duy Cẩn, Phó Trưởng Công an thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè cũng luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Không có đối thủ cạnh tranh, Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hưng nghiễm nhiên về đích tại gói thầu thi công xây dựng có giá trên 2,6 tỷ tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Thực hiện Thông tư số 12/2025/TT-BCA, ngày 28/02/2025 của Bộ Công an quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025. Theo đó việc cấp đổi giấy phép lái xe có thể thực hiện tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Công an các xã, thị trấn.
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Công an về việc hướng dẫn phân cấp thực hiện tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến khi không tổ chức công an cấp huyện. Theo đó, Công an tỉnh đã bố trí 10 tổ thu nhận hồ sơ Căn cước, tài khoản định danh điện tử cho cá nhân, tổ chức tại 10 điểm trên địa bàn cụ thể như sau:
Trước phản ánh của cử tri về tình trạng ngập úng trên Quốc lộ 54, Quốc lộ 60 và nguy cơ mất an toàn giao thông tại bến phà Kênh Tắt, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến người dân...
Sứa đỏ là món ăn chơi lạ miệng, có tác dụng giải nhiệt, thường chỉ xuất hiện vào đầu mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5.
Tết đến, là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả. Vì thế, nhà nhà, người người chuẩn bị các lễ vật, mâm cỗ thịnh soạn và đầy đủ tùy theo điều kiện của mỗi gia đình với mong muốn năm mới an lành, đầy đủ và hạnh phúc.
Hội Khuyến học tỉnh Trà Vinh có 107 Hội cơ sở, 1.154 Chi hội, 1.123 Ban Khuyến học, 9.204 Tổ Khuyến học. Toàn tỉnh có 230.223 hộ đăng ký xây dựng 'Gia đình học tập' đạt 83,77% so số hộ trong tỉnh; 352 dòng họ đăng ký 'Dòng họ học tập'; có 638 ấp, 114 khóm, 411 cơ quan, 394 trường học, 253 cơ sở tôn giáo, 9.135 tổ đăng ký xây dựng các danh hiệu học tập.
Đến giữa tháng 01/2025, toàn tỉnh có 393 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên, của 250 chủ thể. Trong đó, có 03 sản phẩm đạt 5 sao, 07 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 46 sản phẩm đạt 4 sao và 337 sản phẩm 3 sao. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực thực phẩm chế biến khá nhộn nhịp, với sự chuẩn bị nguồn nguyên liệu và năng lực sản xuất để cung ứng cho thị trường tết Ất Tỵ năm 2025.
Sáng ngày 17/12, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại thị trấn Cầu Kè và xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè.
Ngày 13/12, Bảo tàng dừa sáp Trà Vinh được khánh thành tại xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè.
Thông qua nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; năm 2024, huyện Cầu Kè tiếp tục triển khai đầu tư với tổng vốn hơn 31,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương để thực hiện 51 công trình.
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ngày nay, trong cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, Tiểu đoàn 307 bộ đội chủ lực Khu 8 có hai chiến thắng lớn là trận La Bang (12/1948) và chiến dịch Cầu Kè (12/1949), góp phần tạo nên tên tuổi của tiểu đoàn này(*). Nhân kỷ niệm 75 năm Chiến dịch Cầu Kè, chúng tôi có dịp quay về vùng đất trù phú dọc theo tuyến Quốc lộ 54 (xưa là Tỉnh lộ 37), từ Phong Thạnh qua Phong Phú, lên thị trấn Cầu Kè, vòng qua Thông Hòa… lần theo bàn chân chiến thắng của Tiểu đoàn oai dũng 307.
Chiều ngày 25/10, đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh có cuộc tiếp xúc với gần 100 cử tri thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè.
Trong 09 tháng năm 2024, huyện Cầu Kè tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân và đã thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết năm 2024.
Chùa Vạn Hòa kết hợp cùng thiền viện Linh Chiếu (H.Long Thành, Đồng Nai) và đoàn từ thiện Thái Tuệ y bác sĩ (TP.HCM) tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng 400 phần quà đến bà con có hoàn cảnh khó khăn tại TT.Cầu Kè, H.Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, vào ngày 6-10.
Tọa lạc tại xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, chùa Cành Đa (hay còn gọi là Cành Đal) là ngôi chùa cổ, có lịch sử hàng trăm năm.
Ngôi nhà của Đốc phủ sứ Huỳnh Kỳ (1866-1946) được khởi công xây dựng năm 1920 và hoàn thành năm 1924, theo bản thiết kế của kiến trúc sư người Pháp.
Với chủ đề 'Du lịch Cầu Kè - Tiềm năng ven Sông Hậu', Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh vừa phối hợp UBND huyện Cầu Kè tổ chức chuyến khảo sát và tọa đàm. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024.
Đồng chí Trần Phong Ba, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2024 cho biết: trong tuần lễ diễn ra Festival (từ ngày 25 - 31/8), có hơn 43.540 lượt khách đến tham quan, mua sắm; so với năm 2023, tăng trên 27.200 lượt khách.
Nhà cổ Huỳnh Kỳ được xem là ngôi nhà cổ đẹp nhất tỉnh Trà Vinh và nằm trong nhóm những ngôi dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây. Dinh thự này được hoàn thành xây dựng cách đây đúng 100 năm.
Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh đã góp phần lan tỏa giá trị thương hiệu đặc sản dừa sáp Cầu Kè - Trà Vinh đến với du khách trong và ngoài nước; góp phần khẳng định về đặc sản dừa sáp của quê hương Cầu Kè đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm quả dừa sáp Trà Vinh và Hiệp hội Dừa Việt Nam đã công nhận 'Cây dừa sáp được trồng tại tỉnh Trà Vinh là Cây Dừa Việt Nam'.
Trong chuỗi sự kiện nhân Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, ngày 30/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp UBND huyện Cầu Kè tổ chức chuyến khảo sát và tọa đàm với chủ đề 'Du lịch Cầu Kè - Tiềm năng ven Sông Hậu'.
Vu lan Thắng hội hay còn gọi lễ vía ông Bổn của cộng đồng người Hoa ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 100 năm và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vu lan Thắng hội giờ trở thành lễ hội chung của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại địa phương.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn, dừa sáp có cơm dày và dẻo, khi thưởng thức sẽ khiến thực khách nhớ mãi.
Từ ngày 18 - 25/8/2024, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã diễn ra nhiều sự kiện và hoạt động quan trọng. Đặc biệt là chuỗi hoạt động tại Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh. Báo Trà Vinh Online điểm lại một số sự kiện và hoạt động nổi bật.
Trong không khí nhộn nhịp của Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024; tại các gian hàng trưng bày trái cây đặc sản và sản phẩm đặc trưng OCOP chế biến từ các trái cây của huyện Cầu Kè diễn ra khá nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách, kiều bào đến tìm hiểu và thưởng thức các đặc sản của vùng đất ven Sông Hậu.
Tối 25/8, tại huyện Cầu Kè, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2024.
Nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024, chiều nay (25/8), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp với Câu lạc bộ xe cổ Volkswagen Sài Gòn tổ chức diễu hành từ thành phố Trà Vinh đến huyện Cầu Kè.
Sáng nay (25/8), tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Cầu Kè, Công ty TNHH Chế biến Dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) phối hợp các đơn vị có liên quan ra mắt cuốn sách 'Dừa sáp Macapuno 100 năm hạnh nguyện'.
Ngày 24/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè, Công ty TNHH Du lịch Sỹ Điền tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm nhà cổ Huỳnh Kỳ.
Ngày 24/8, tỉnh Trà Vinh tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu Lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024. Đây là lần đầu tiên tỉnh Trà Vinh tổ chức với quy mô cấp tỉnh nhằm quảng bá thương hiệu, đưa trái cây đặc sản dừa sáp của vùng đất Cầu Kè vươn xa.
Sáng nay (24/8), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp Huyện ủy, UBND huyện Cầu Kè và đơn vị quản lý - Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Kinh doanh khách sạn Sỹ Điền tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Nhà cổ Huỳnh Kỳ tại thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè.
Cách đây tròn 100 năm cây dừa sáp bén duyên trên vùng đất Cầu Kè, từ đó đến nay huyện Cầu Kè được mọi người biết đến với đặc sản dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột và cũng là 'cái nôi' dừa sáp của tỉnh Trà Vinh
Vu lan Thắng hội - là lễ hội truyền thống với sự giao thoa các yếu tố văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở huyện Cầu Kè. Hiện nay, các cung thờ ông Bổn gồm Minh Đức Cung (chùa Giồng Lớn, xã Hòa Ân) thờ ông Nhứt; Vạn Ứng Phong Cung (chùa Giữa, xã Hòa Ân) thờ ông Nhì; Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè) thờ ông Ba và Niên Phong Cung (chùa Cây Sanh, xã Tam Ngãi) thờ ông Tư). Công trình kiến trúc và các hoạt động lễ hội là sự dung hợp các giá trị văn hóa độc đáo của 03 dân tộc Hoa, Kinh và Khmer ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh nổi tiếng là 'thủ phủ dừa sáp' với hơn 1.100 ha dừa sáp, chủ yếu tập trung ở huyện Cầu Kè; dừa sáp cho giá trị kinh tế cao đã giúp nhiều nông dân cải thiện thu nhập.
Từ ngày 25 - 31/8/2024 (nhằm ngày 22 - 28/7 âm lịch) tại huyện Cầu Kè sẽ diễn ra lễ hội Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện năm 2024. Đây là một trong những hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu dừa sáp và các sản phẩm OCOP, hoạt động du lịch đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ vu lan thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25 - 31/8. Có dịp đến Cầu Kè trong những ngày này, chúng tôi ghi nhận một không khí lễ hội đã nóng dần; tất cả đã sẵn sàng cho những ngày hội.
Cây dừa sáp được trồng đầu tiên ở Trà Vinh, cho giá trị kinh tế cao đã giúp nhiều gia đình cải thiện thu nhập. Không những thế, dừa sáp còn được chế biến sâu thành các sản phẩm được thị trường ưa chuộng