Tối 24/9, Tại Rạp chiếu phim Đông Kinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940 - 27/9/2024).
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề 'Giao lộ sáng tạo' dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 17/11/2024 tại Hà Nội sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ trước đã xây đắp, để lại.
Việt Nam Giải phóng quân đã cùng toàn dân hoàn thành sứ mạng một cách vẻ vang, giành lại nền độc lập cho nước nhà, xây dựng và bảo vệ nền dân chủ nhân dân.
Lần đầu tiên nhiều hình ảnh tài liệu lưu trữ về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân và dân Hà Nội được thiết kế và xây dựng trên môi trường số.
Từ tháng 7/1945, Việt Nam đã có một sân bay đích thực, do ta tự lực thiết kế, xây dựng và điều hành để đảm bảo nhu cầu của tình hình kháng chiến lúc đó.
Triển lãm trực tuyến 'Hỡi đồng bào Thủ đô' giới thiệu tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Nội trong suốt gần một thế kỉ.
Ngoài hai đồng chí Ung Văn Khiêm và Hà Huy Giáp đại diện cho Xứ ủy và Kỳ bộ Việt Minh thuộc nhóm Tiền Phong ra Tân Trào dự hai cuộc hội nghị lịch sử, Trung ương còn giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bùi Lâm và Cao Hồng Lãnh mang thư vào Nam để triệu tập đại biểu của Xứ ủy và Kỳ bộ Việt Minh thuộc nhóm Giải phóng ra Tân Trào dự họp.
Cách đây hơn 79 năm, từ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thôn Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, phong trào cách mạng nhanh chóng lan ra rộng khắp các địa phương của Tp.Hải Phòng góp phần vào thắng lợi cuối cùng cuộc Tổng khởi nghĩa của dân tộc.
Trong không khí cả nước hân hoan mừng Ngày Quốc khánh 2/9, Pháp luật Việt Nam xin lược ghi những dòng hồi ức của cố Trưởng Ban Dân vận Trung ương Vũ Oanh (nguyên Trưởng đoàn đại biểu cách mạng Hà Nội đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu - 1945) để nhớ lại những ngày tháng hào hùng của Thủ đô tiến tới Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, để đến ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ðất nước giành được độc lập, Nhân dân ta trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, toàn thể dân tộc Việt Nam bắt tay xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước dân chủ Nhân dân, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Phát huy thành quả tự hào đó, những năm qua, tỉnh và các sở, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng chính quyền vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một 'chứng nhân' của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.
Với những người được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong nắng Ba Đình ngày 2/9/1945, đó mãi là dấu mốc tự hào trong cuộc đời.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi này đã để lại nhiều bài học mang giá trị lịch sử và giá trị thời đại, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Ngày 19/5/1941, tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào. Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành mạnh mẽ, trở thành một mốc son chói lọi với đỉnh cao là ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cách đây 79 năm, trong mùa thu lịch sử, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào thời khắc hào hùng đó, mỗi người Việt Nam dù đang bất kỳ nơi đâu cũng không khỏi xúc động, bồi hồi, những người Việt Kiều Pháp sinh sống tại Paris cũng không ngoại lệ.
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiến sĩ Sanomish Dashtsevel (Mông Cổ) nhấn mạnh trong bài tham luận hội thảo quốc tế 'Việt Nam trong thế kỷ XX' tổ chức tại Hà Nội, tháng 9/2000 rằng: 'Cách mạng Tháng Tám đã tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước'.
Một mùa thu lại về. Trong rực rỡ cờ hoa đón chào Quốc khánh, muôn triệu trái tim người Việt lại rưng rưng hướng về Thủ đô Hà Nội, nơi cách đây 79 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp đến hồi kết thúc, cả thế giới chấn động, kinh hoàng chứng kiến 2 thành phố lớn của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki bị 2 quả bom nguyên tử do quân đội Mỹ dội xuống.
Tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ ngàn năm có một và với tinh thần 'dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập', toàn thể dân tộc Việt Nam đã vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.
Bản tin Mặt trận sáng 2/9 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mặt trận Việt Minh: Khi muôn người như một; Niềm vui bên những ngôi nhà ấm áp tình thương; Thái Nguyên đầu tư gần 2.000 tỷ đồng đảm bảo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuyên Quang-mảnh đất được mệnh danh 'Thủ đô khu giải phóng', 'Thủ đô kháng chiến' đang nỗ lực phát huy truyền thống cách mạng, ra sức thực hiện mong muốn thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu: 'Góp phần nhiều hơn nữa trong công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội', trở thành tỉnh phát triển khá, bền vững, toàn diện trong khu vực miền núi phía Bắc.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện bảo tồn nhiều hiện vật về thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước nhà. Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, xin giới thiệu những hiện vật quý trong số đó.
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Ðảng ta đã huy động lực lượng vũ trang (LLVT), kết hợp với lực lượng quần chúng tiến hành khởi nghĩa, từ khởi nghĩa từng phần ở các địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Trong không khí sục sôi của cuộc Tổng khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Ðảng tỉnh, LLVT tỉnh đã sớm được xây dựng, tích cực, chủ động chuẩn bị về mọi mặt để cùng với Nhân dân trong tỉnh và cả nước tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi.
Những ngày tháng Tám lịch sử, trong trái tim của mỗi người Việt Nam yêu nước chân chính lại bùng lên những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để bất cứ người Việt Nam nào, kể cả kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, cùng tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh anh dũng và biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Tháng 11/1940, sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bọn thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khủng bố trắng cực kỳ tàn bạo. Ở những nơi có phong trào khởi nghĩa mạnh như: Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long... nhiều làng mạc và khu đông dân cư đã bị máy bay ném bom hủy diệt, hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước đã bị dìm trong biển máu.
Ngày 2/9/1945 là Ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp nô dịch, gần 5 năm chịu ách thống trị của phát xít Nhật, chấm dứt 1.000 năm tồn tại của chế độ phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiện nay, chúng ta vẫn còn lưu giữ, bảo quản nhiều hiện vật kể về ngày lễ trọng đại, thiêng liêng này.
Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, Người triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 5/1941, tại Pác Bó. Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh) để đoàn kết dân tộc chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa. Suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các hình thức và tên gọi khác nhau, thời kỳ Mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng Minh từ năm 1941 - 1951) là một mốc son chói lọi với đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8, tiến tới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
Tròn 79 năm trước, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình đã diễn ra sự kiện trọng đại, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, sự kiện này như chiếc cầu vồng bắc qua một trang sử mới, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Gần tám thập niên đã trôi qua, hào quang từ sự kiện trọng đại này vẫn chiếu rọi, tỏa sáng, soi đường dẫn lối, tạo nên thế và lực để dân tộc Việt vững bước phát triển hùng cường...
Những ngày tháng Tám, gợi nhớ trong tâm tưởng mỗi người về một mùa Thu Cách mạng lịch sử. Một mùa Thu giành lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân sau bao năm trường chịu cảnh tối tăm, nô lệ. Nhân dịp này, tôi về thăm làng Mao Xá, quê hương của đồng chí Lê Công Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932 và đồng chí Lê Huy Toán, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa (1940 - 1942) cùng nhiều đồng chí lão thành cách mạng khác.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). 79 năm đã qua, song không khí hào hùng và ý nghĩa trọng đại của sự kiện lịch sử ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Cùng với An toàn khu (ATK) Định Hóa, 'Thủ đô kháng chiến', 'Thủ đô khu giải phóng' Tân Trào (Tuyên Quang) gắn với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cán bộ cách mạng sống và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nơi đây có giá trị lịch sử to lớn đối với cuộc Cách mạng Tháng Tám trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, những địa điểm in đậm dấu ấn lịch sử của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh tại Thủ đô luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách.
Ở tuổi 92, 'gia tài' của ông Nông Sán Hoa (người dân tộc Nùng, ở xóm Cao Lầm, xã Phú Thượng) không có gì nhiều ngoài những cuốn sách, vài quyển sổ ghi lại kỷ niệm của những ngày tháng đã qua và đặc biệt nhất là 'kho' hồi ức về những ngày tháng cùng nhân dân Võ Nhai tham gia tổng khởi nghĩa, nổi dậy giành chính quyền. Năm nào cũng vậy, mỗi độ tháng Tám về, khi có người đến thăm, hỏi chuyện xưa, ông Hoa lại ngồi vào bàn, rành rẽ 'nhặt' lại từng mẩu chuyện về những năm tháng gian khổ những rất đỗi hào hùng của dân tộc.
Là mảnh đất hội tụ đầy đủ các yếu tố 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa', xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, lựa chọn làm Trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam để lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Tân Trào hôm nay tiếp tục đoàn kết, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chính sách đại đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dạy: 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công'.