Thực hiện Đề án 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017-2025' theo Quyết định số 939/QĐTTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 939), các cấp hội phụ nữ tỉnh Quảng Trị đã tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho chị em khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống.
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hữu Hưng cho biết, sở vừa có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, doanh nghiệp đầu mối phân phối hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh về việc cung ứng đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm... phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, không để tình trạng khan hiếm hàng hóa xảy ra, làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng sinh hoạt của Nhân dân.
Sáng nay 13/9, Sở Công thương phối hợp với Siêu thị Co.opmart Đông Hà tổ chức Chương trình hỗ trợ kết nối sản phẩm đặc trưng, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị vào hệ thống siêu thị và cửa hàng nông sản trên địa bàn năm 2024.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và tri ân khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi trước và trong kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng gay gắt, lượng khách đến tham quan, mua sắm chỉ tăng cao tại các siêu thị có lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ; còn tại các chợ truyền thống khá vắng vẻ, ảm đạm.
Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) luôn được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Qua đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của NTD, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị của sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân sau kỳ nghỉ tết, các tiểu thương, chủ cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu quay trở lại hoạt động bình thường. Nhiều giải pháp ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được các ngành chức năng tiếp tục triển khai và thực hiện quyết liệt trước, trong và sau Tết.
Tết Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, nhu cầu về thực phẩm của người dân tăng cao. Thời điểm này các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng lượng hàng hóa lớn để bán ra thị trường. Để đảm bảo cho Nhân dân đón Tết an toàn, Ban Chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, trong đó, tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết.
Bên cạnh những giỏ quà tết với mứt, trà, rượu như truyền thống, sự xuất hiện của các sản phẩm OCOP những năm gần đây đã góp phần làm phong phú thị trường quà tết. Tuy vậy, để người dân có thói quen tiêu dùng sản phẩm OCOP, nhất là sử dụng làm quà tặng thì cần tăng cường tuyên truyền quảng bá nhiều hơn nữa, không chỉ các sản phẩm OCOP của tỉnh mà còn của các vùng, miền khác trong cả nước.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, nhiều cửa hàng, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã bổ sung thêm nhiều mặt hàng phục vụ thị trường Tết, với mẫu mã, giá cả phong phú, đa dạng. Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng được triển khai, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm kích cầu tiêu dùng, nâng cao sức mua cũng như doanh số bán ra trong dịp tết Nguyên đán.
Năm 2002, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện Chương trình bình ổn thị trường với mục tiêu ổn định giá cả các loại hàng hóa, hạn chế tình trạng khan hiếm hàng hóa, biến động giá trong những ngày cận tết Nguyên đán. Đến nay, Chương trình bình ổn thị trường đã tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng khắp các địa phương trong cả nước, trở thành công cụ điều tiết giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu và mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhất là trong các đợt cao điểm mua sắm cuối năm.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và toàn diện, Sở Công thương đã triển khai cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' một cách hiệu quả. Qua đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng. Đồng thời đưa các sản phẩm hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hệ thống siêu thị, các cửa hàng nông sản là kênh trưng bày, phân phối, tiêu thụ hàng hóa ổn định, đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lượng bảo đảm. Do đó, cùng với việc thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), thời gian qua, các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm OCOP vào tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng nông sản trên địa bàn tỉnh để người dân, khách du lịch biết đến rộng rãi, tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm này.
Chủ trương của tỉnh trong phát triển sản phẩm OCOP là đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng; chú trọng quảng bá thương hiệu các sản phẩm OCOP...
Hôm nay 3/11, Sở Công thương phối hợp siêu thị Co.opmart Đông Hà tổ chức Chương trình hỗ trợ kết nối sản phẩm đặc trưng, OCOP của tỉnh vào hệ thống siêu thị và cửa hàng nông sản trên địa bàn tỉnh năm 2023 (gọi tắt là Chương trình kết nối sản phẩm). Đây được xem là hoạt động trọng điểm của Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh trong năm nay.
Cùng với các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia các hội chợ, chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thời gian qua, Sở Công thương đã đẩy mạnh triển khai hợp tác, kết nối cung cầu với giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nông dân. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Sáng nay 29/9, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' Đào Mạnh Hùng và các thành viên ban chỉ đạo đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế các mô hình sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' tại TP. Đông Hà năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023.
Đến Co.opMart Đông Hà, tôi rất an tâm vì lượng hàng hóa ở đây phong phú, đa dạng chủng loại và là hàng Việt Nam chất lượng cao lại không lo sợ hàng giả, hàng nhái, giá cả bình ổn hợp lý, mọi mặt hàng đều có giá ghi rõ trên bao bì.
Sáng nay 5/11, Sở Công thương phối hợp với Siêu thị Co.opmart Đông Hà tổ chức chương trình kết nối sản phẩm OCOP cấp tỉnh phân phối vào hệ thống siêu thị và cửa hàng nông sản trên địa bàn tỉnh. Đây được xem là điểm nhấn của chương trình xúc tiến thương mại tỉnh năm 2022.
Hưởng ứng cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm đưa sản phẩm do Việt Nam sản xuất đến tay người tiêu dùng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Hôm nay 1/3, Giám đốc Công ty TNHH Cà gai leo An Xuân - Cam Lộ Trần Lê Quỳnh Diễm cho biết, sau nhiều nỗ lực của doanh nghiệp, sản phẩm của công ty đã chính thức 'lên kệ' Siêu thị Co.opmart.
Đợt bùng phát COVID-19 lần thứ tư khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản nhiều nơi bị đứt gãy, hàng hóa lâm vào cảnh ế ẩm. Vậy nhưng, trên địa bàn tỉnh vẫn có những sản phẩm sản xuất không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường. Tín hiệu lạc quan này nhờ sự liên kết, hợp tác giữa các bên để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trước tình hình nhiều sản phẩm nông nghiệp, trong đó có sản phẩm OCOP lâm vào cảnh ế ẩm, không tìm được thị trường tiêu thụ do ảnh hưởng COVID-19, Sở Công thương đã chủ động kết nối Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, chuỗi phân phối sản phẩm của hệ thống các siêu thị, nhà phân phối sản phẩm các tỉnh, thành phố trong nước để giới thiệu, tìm thị trường đầu ra cho 53 sản phẩm OCOP của tỉnh.
Trước tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, từ 12 giờ, ngày 16/9/2021, thành phố Đông Hà thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch bệnh. Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt của người dân, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp.