Người dân TP.HCM lâu nay vẫn lưu truyền câu 'Giao thừa ra Quận Nhất, Nguyên tiêu về Quận 5' để chỉ mức độ hoành tráng, náo nhiệt của lễ hội này.
Chiều tối 12/2, tức Rằm tháng Giêng, hơn 1.500 diễn viên tham gia diễu hành nghệ thuật đường phố 'Lễ hội Nguyên tiêu' của người Hoa ở Quận 5, TPHCM đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn người dân và du khách.
Hơn 400 vận động viên đến từ 9 đội đua đã có ngày tranh tài gây cấn, quyết liệt và hấp dẫn trên sông Vực (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế) tại giải đua trải truyền thống khai Xuân đầu năm mới Ất Tỵ 2025 của thị xã Hương Thủy.
Ngày 06/2, (nhằm ngày mùng 9 tháng Giêng) tại sông Vực, phường Thủy Phương, Tx. Hương Thủy, TP. Huế diễn ra Giải đua trải truyền thống Tx. Hương Thủy lần thứ XII - 2025, thu hút rất đông người dân đến cổ vũ.
Ngày 18/2 (nhằm ngày mùng 9 tháng Giêng) tại sông Lợi Nông, phường Thủy Phương, TX.Hương Thủy, tỉnh TT-Huế diễn ra Giải đua trải truyền thống TX. Hương Thủy lần thứ XI - 2024, thu hút hàng ngàn người dân đến cổ vũ.
'Các cánh quân từ 4 phía tiến thẳng vào đồn Hóc Môn. Đồng chí Đỗ Văn Dậy (Chỉ huy trưởng) hô hào anh em tìm cách trèo lên tầng trên và chính đồng chí bám ống máng nước trèo lên… Khí thế sôi sục vô cùng. Người này rơi xuống, người khác lên thay, cứ thế quyết liệt giằng co đến gần sáng', lời ông Nguyễn Văn Lực, thuyết trình viên di tích Dinh quận Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TPHCM), cuốn hút kể về ngày khởi nghĩa Nam kỳ cách đây 83 năm (23-11-1940).
Lân là con vật linh thiêng nằm trong bộ tứ linh (long, lân, quy, phụng). Theo truyền thuyết dân gian: Lân tượng trưng cho sự thái bình, thịnh vượng, hễ nơi nào có lân xuất hiện là nơi đó có thánh nhân ra đời.
Hàng dài người dân đứng chờ xem tiên nữ, quân lính, lân sư rồng,... diễu hành nghệ thuật đường phố Tết Nguyên tiêu 2023.
Sau 3 năm tạm dừng bởi COVID-19, giải đua trải truyền thống đầu xuân trên sông Vực của TX. Hương Thủy, Thừa Thiên Huế khởi tranh trở lại sáng 30/1 (ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch), thu hút hàng ngàn khán giả tham gia, cổ vũ.
Đã thượng tuần tháng ba Âm lịch, Tây Nguyên đã qua mấy cơn mưa đầu mùa và sáng sáng sương mù đã giăng bàng bạc trên các con đường, ngọn cây, tràn cả xuống thung lũng.
Lễ hội cầu may hay gọi là 'tống ôn' diễn ra tại thành phố Cần Thơ, thu hút hàng trăm ghe, tàu, thuyền lớn nhỏ di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè.
Tên gọi 'Ông Ba Mươi' của con hổ thường được liên hệ với ngày 30 Tết. Nhưng cũng có thuyết khác liên quan đến một giai thoại lịch sử thời nhà Nguyễn.
Bà con dân tộc người Khmer ở vùng Bảy Núi – An Giang cũng như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang… hàng năm đều có ba ngày lễ lớn, đó là lễ Chôl Chnam, lễ Đôn ta và lễ Ok Ang Bok(*). Vào dịp lễ Đôn ta, tại Vùng Bảy Núi (Thất Sơn, gồm hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn) bà con tổ chức nhiều cuộc vui chơi giải trí, trong đó hoành tráng và hấp dẫn nhất là lễ hội đua bò.
Đã qua nửa thế kỷ nhưng tôi vẫn nhớ như in không khí đón Tết ở vùng nông thôn thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Mùa xuân đầu tiên, là mùa xuân của người Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh không còn chiến tranh, không còn tiếng súng bom, '... với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông, một trưa nắng vui cho bao tâm hồn', là '...người mẹ nhìn đàn con nay đã về... nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh...', là hạnh phúc của những người vợ không còn cảnh bồng con chờ chồng như huyền thoại 'vọng phu' ngàn đời của nước Việt, '...hạnh phúc trong tay anh đầu tiên, một cuộc tình êm ấm...'.
Phải công nhận là nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sáng tác nhiều và sáng tác… rất nhanh. Cảm xúc ùa về, có khi, chưa uống hết một chai bia là ông đã viết xong một ca khúc ngay trên… bàn nhậu. Có vẻ như 'mì ăn liền' nhưng các sáng tác của anh không hề… thời vụ.
Tại sao lại gọi Hổ là 'Ông Ba mươi'? Cái tên gọi này đã có nhiều cách giải thích, chung quy lại, đó cũng là những cách giải thích theo truyền miệng dân gian, có nghĩa là, dân gian sáng tạo những câu chuyện để giải thích một tên gọi, một thành ngữ hoặc tục ngữ.
Năm nào cũng thế, từ những ngày cuối tháng bảy âm lịch, khi trăng hạ huyền cứ khuyết dần, khuyết dần thì đến hẹn lại lên, nhằm đúng bữa cơm tối, những tiếng trống tùng dinh, tiếng phèng la kêu choeng choeng xủng xoẻng đầy thúc giục ở đâu đó từ làng Hữu Từ bên kia sông Nhuệ lại vẳng lên rộn rã làm lũ trẻ đang ăn cơm cũng phải vội vàng buông hết bát đũa chạy túa ra cửa để ngóng trông đầy háo hức. Mẹ dịu dàng bảo: 'Người ta mới đang tập thôi con! Còn hơn nửa tháng nữa mới đến rằm Trung Thu cơ mà'…