Theo từ điển thành ngữ tiếng Việt, 'nhắm mắt nói liều' là một ai đó do bị khiếm thị bẩm sinh hay giả đui hoặc cố tình nhắm mắt để không nhìn thấy, không biết rõ sự việc gì đã hoặc đang diễn như thế nào, nhưng họ vẫn cứ nói năng lung tung mà không nghĩ đến hậu quả và tác hại có thể xảy ra với chính mình.
Internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại vào cuối thế kỷ XX. Và sự ra đời của internet đã mang lại cho con người vô vàn tiện ích. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, internet đang chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự của từng quốc gia. Nguy hiểm nhất là các thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước đang tận dụng các website, blog, mạng xã hội để tăng cường chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Thâm độc hơn, chúng còn triệt để lợi dụng các vấn đề thời sự, nhạy cảm, được dư luận quan tâm nhưng chưa được giải quyết tốt, để lôi kéo, kích động nhân dân biểu tình, tụ tập đông người nhằm chống đối chính quyền.
Ngày 3-5-2022, các đài VOA, RFA, BBC, RFI và các trang mạng xã hội có máy chủ ở hải ngoại đã đồng loạt phát tán thông tin rằng: Việt Nam tiếp tục xếp trong nhóm 10 nước tệ nhất về tự do báo chí thế giới. Nhận định này là của tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF. Theo đó, hằng năm tổ chức này đều công bố cái gọi là thông cáo báo chí về 'Chỉ số tự do báo chí thế giới'. Năm nay, RSF xếp Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chỉ số cụ thể của Việt Nam được tổ chức này nêu ra gồm: Chỉ số chính trị ở hạng 173, chỉ số kinh tế xếp hạng 176, chỉ số lập pháp 172, chỉ số xã hội 170 và chỉ số an ninh 170.