Sau một tháng kỳ công chế tác, các nghệ nhân và cộng sự đã hoàn thành tác phẩm 'Đôi sao la' từ gần 5.000 dây bẫy động vật tháo gỡ trong rừng Quảng Trị.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên được Thủ tướng Chính phủ giao làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân Nhân dân', 'Nghệ nhân Ưu tú' trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5 (Hội đồng).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 19/9/2024 thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5 (Hội đồng).
Hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động nổi bật và ý nghĩa như: Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của thành phố Hà Nội; Khu thao diễn nghề thủ công mỹ nghệ tiêu biểu do 8 nghệ nhân đại diện cho 8 nhóm ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tham gia thao diễn trực tiếp tại Hội chợ…
Thanh Hóa là địa phương có nhiều di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống. Trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, các đơn vị đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống phục vụ Nhân dân.
Trong 2 ngày (19-20.9), tại khách sạn Nhất Quý (TP. Tây Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.
Những năm gần đây, phát triển du lịch tại Cao Bằng ngày càng gắn liền với việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lưu niệm thủ công, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá văn hóa địa phương và phát triển kinh tế cộng đồng.
Ngày 19/9, Bộ VH,TT&DL cho biết, thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 tại Ninh Thuận sang tháng 12.
Ngày 18/9, Ban quản lý di tích Đền Mẫu Phố Cò (Sông Công, Thái Nguyên) đã tổ chức lễ trao quà cho Nhân dân phường Sông Công bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thay mặt Ban quản lý di tích, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao 300 suất quà (bát đũa, gạo) và tiền mặt (mỗi hộ 500 nghìn đồng) đến 300 hộ dân. Trong dịp này, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh cũng hỗ trợ phường Sông Công xây dựng lại Nhà văn hóa do bị xuống cấp số tiền 120 triệu đồng; xây nhà tình nghĩa cho 30 hộ nghèo ở địa phương… với tổng số tiền gần 1 tỉ đồng.
Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ VHTTDL thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.
Tác phẩm sanh lá móng 'Cửu long tranh châu' hội tụ nhiều cái 'nhất' mà những cây cảnh khác hiếm khi có được: cây sanh cổ nhất, sanh cổ có bộ rễ chu vi lớn nhất, cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam...
Nhận thấy việc hát Then ngày càng mai một, cô giáo Bùi Thị Thu Hồng đã nỗ lực khôi phục và truyền dạy các em học sinh thông qua câu lạc bộ do mình thành lập
Lần đầu tiên xuất hiện tại Đà Lạt, một khu vườn với những tác phẩm tượng cát độc đáo được tạo ra từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nổi tiếng thế giới là điểm đến thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật tượng cát.
Trong quá trình gìn giữ, bảo tồn di sản, không thể không nhắc tới vai trò của nghệ nhân - những người trực tiếp nắm giữ tri thức thực hành di sản văn hóa. Tuy nhiên, với thu nhập eo hẹp, hiện đời sống của các nghệ nhân đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong dòng chảy xu thế giao lưu hội nhập, nhiều nghệ nhân lớn tuổi vẫn đau đáu, loay hoay tìm lối đi cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chiều 18/9, tại khu vực hồ Kiếp Bạc diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật múa rối nước đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới xem.
Với tri thức về cây xanh và kinh nghiệm trồng cây gần 5 thập kỷ, nghệ nhân sinh vật cảnh Nguyễn Thế Cường, Giám đốc Bảo tàng Gạch ngói và Sinh thái Thạch Môn Trang đã 'hiến kế' về việc xử lý cây xanh gãy, đổ do bão lũ.
Không còn 'đóng khung' với những sản phẩm truyền thống quen thuộc, các nghệ nhân đan lát không ngừng học hỏi để sáng tạo nhiều mẫu mã mới, hữu dụng. Việc thay đổi cách làm để thích ứng với thời hội nhập đã tạo thêm cơ hội cho sản phẩm truyền thống.
Gần 500 nghệ nhân, nghệ sỹ, vận động viên là đồng bào Chăm từ 9 tỉnh, thành phố sẽ tham gia Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 từ ngày 27-29/9/2024, tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
Chạy xuôi theo bờ sông Đuống, đến địa phận phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, hỏi thăm về nghệ nhân Phùng Đình Giáp (sinh năm 1954) thì chẳng mấy ai không biết.
Mỗi dịp Trung thu, người nay lại thấy tục chơi xưa thưa vắng dần, những nét văn hóa ấy cứ rơi rụng như thể báo hiệu tất cả sẽ chỉ còn là quá khứ.
Vừa cầm tấm bằng đại học chuyên ngành Dược, 9x đã quyết định trở về quê vẽ tranh kính nối nghiệp của cha và phụ mẹ bán thuốc tây.
Quả cầu Temari Nhật Bản được trân trọng và đánh giá cao giống như một bức tranh hoặc tác phẩm điêu khắc ở phương Tây.
Sáo tên gọi chung của người S'tiêng là Pi, nhưng ở mỗi vùng lại có tên gọi khác nhau: sáo M'hom, sáo T'rơ muh, sáo T'rơ lết, sáo T'rê ru, là nhạc cụ lâu đời và độc đáo của người S'tiêng. Được làm từ các ống tre, ống nứa hoặc lồ ô, sáo không chỉ gắn bó với các nghi lễ tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người S'tiêng.
Nghệ nhân tráng mì Quảng Lương Thị Thi, người làng hay gọi là 'bà Tám Thi'. Bà đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề tráng bánh, tráng mì Quảng và là một trong những người hiếm hoi còn giữ cách làm mì bằng bếp củi, tráng tay, bột tráng làm từ gạo xay bằng cối xoay đá truyền thống.
Hội diễn 'Tiếng hát miền Đông' lần thứ 21 năm 2024 sẽ diễn ra tại Bình Thuận, là sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn của khu vực Đông Nam Bộ.
Sáng 17/9, tại trường tiểu học Cần Thạnh, UBND huyện Cần Giờ (TPHCM) đã tổ chức Ngày hội Trung thu dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện. Ngày hội Trung thu gồm các hoạt động hấp dẫn như thi làm lồng đèn, vẽ tranh.., thu hút sự tham gia của hàng trăm học sinh khối tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Gần 80 tuổi đời, nhưng Nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Cầu, thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) đã có hơn 40 năm sưu tầm, phổ biến văn hóa dân tộc Cao Lan trong cộng đồng.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam, cán bộ, nhà nghiên cứu, biên tập viên, các nghệ nhân, thanh đồng… là thành viên Câu lạc bộ Bảo tồn và Phát huy các giá trị Di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển đã về với bà con huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chịu thiện hại nặng nề bởi cơn bão số 3.
Nghề thủ công là một phần không thể thiếu làm nên nét độc đáo của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nghề đang dần mai một, thất truyền. Xuất phát từ tình yêu nghề được thế hệ trước truyền lại, trải qua bao thay đổi của thời cuộc, hiện tại, gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa, Đặng Hương Lan là nơi duy nhất còn làm món đồ chơi truyền thống 'mặt nạ giấy bồi' ở phố cổ Hà Nội, món đồ chơi từng rất được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu.
Trong không gian rực rỡ với các trang trí hình ảnh rồng, trăng cùng đồ chơi trung thu truyền thống, nhiều đoàn khách đã ghé thăm và tham gia trải nghiệm workshop làm đèn ông sao tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 phố Đào Duy Từ, Hà Nội).
Với chủ đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước, Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI, năm 2024 diễn ra từ ngày 27-29/9 tại Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Những chiếc đèn lồng được làm bằng giấy màu, dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân Trương Việt Dũng, tái hiện kí ức đêm Rằm Trung thu lung linh sắc màu.
Vào mỗi dịp cận kề Tết Trung thu, trên các khu phố, khu chợ bày bán nhan nhản các sản phẩm đồ chơi Trung thu cho trẻ em. Bên cạnh những sản phẩm đồ chơi Trung thu được sản xuất công nghiệp, vẫn có nhiều quầy hàng bán đồ chơi Trung thu dân gian được làm hoàn toàn bằng thủ công. Các nghệ nhân ở làng nghề truyền thống chính là những người trao truyền 'hồn dân tộc' cho thế hệ măng non qua các đồ chơi Trung thu.
Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.
Đã thành truyền thống, cứ đến 12/8 âm lịch hàng năm, giới nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu đều tổ chức giỗ Tổ ngành Sân khấu. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, ngày Giỗ Tổ ngành Sân khấu 12/8 âm lịch hằng năm cũng là Ngày Sân khấu Việt Nam.
Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.
Nếu như trước đây, các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu liên quan đến những loại hình văn hóa nghệ thuật hiện đại, thì nay đã xuất hiện không ít không gian sáng tạo chuyên về mỹ thuật truyền thống, điển hình như các không gian sáng tạo: Magic of Color, Phường Bách Nghệ…
Những nghệ nhân 'nhí' người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản 'Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên' mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.