Khi viết sách về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tác giả Cho Chulhyeon đã nhiều lần thay đổi văn phong theo những xao động của trái tim ông...
Ngày thu tháng 10, nắng trải vàng trên mái ngói rêu phong của ngôi nhà thờ cổ. Những viên ngói mới dặm xen kẽ nổi lên giữa màu trầm tích thời gian. Ngôi nhà thờ cổ kính, giản dị giữa xóm 3 thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), là nơi những người con của dòng họ Nguyễn Phú trở về tưởng nhớ nguồn cội.
Có những điều giản dị tưởng chừng như nhỏ bé nhưng chứa đựng đong đầy những yêu thương, tình đồng bào nhân hậu. Rộng lớn hơn, đó chính là lòng yêu nước ngời sáng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chiều tối 27/7, Đoàn Thanh niên khối các cơ quan Trung ương phối hợp Đoàn Thanh niên Công an huyện Đông Anh và Đoàn Thanh niên xã Đông Hội đã tổ chức chương trình 'Thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, thắp nến tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ' và dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại làng Lại Đà (TP Hà Nội).
Các hãng thông tấn, báo, đài quốc tế đã đưa tin về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của người dân đối với Tổng Bí thư cùng với những đánh giá về dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư trong gần 3 nhiệm kỳ lãnh đạo Việt Nam.
Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt 'người học trò xuất sắc'.
Nhà thờ họ Nguyễn Phú bình dị, mộc mạc nằm trong con ngõ nhỏ của xóm 3 (làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội). Những ngày này, nhà thờ luôn có người lui tới dâng hương tưởng nhớ người con ưu tú của dòng tộc đã ra đi mãi mãi…
Nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài Tiếng nói Việt Nam) chia sẻ những cảm xúc và nghĩ suy khi ông chứng kiến dòng người xếp hàng dài đến khuya muộn để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo nhà báo, ẩn chứa trong đó là ước vọng lớn lao của nhân dân.
Hôm nay, triệu người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc hướng về Hà Nội, nơi diễn ra lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tiếc thương vô hạn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về với thế giới người hiền. Cổng làng quen thuộc đã bao lần đón người con ưu tú của quê hương, đường làng Lại Đà gắn với nhịp bước chân Tổng Bí thư từ ngày thơ bé đến tận những năm tháng cuối đời, chiều nay lặng lẽ trong nỗi buồn thương.
Tại sân Nhà văn hóa thôn Lại Đà, không khí trầm mặc, mọi ánh mắt đều hướng lên màn hình theo dõi Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua buổi tường thuật trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam. Ai cũng khóc tiễn biệt người con ưu tú của quê hương về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Theo báo cáo từ UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), trong ngày thứ hai tổ chức Quốc tang Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26/7), tính đến 12h đã có 24.682 người đến làng Lại Đà để viếng Tổng Bí thư.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h00 ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia. Trong thời gian diễn ra Lễ truy điệu, người dân theo dõi qua màn hình lớn được đặt tại cổng thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh.
Trong giây phút thiêng liêng chuẩn bị tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng, xuất hiện hình ảnh cảm động của người thầy giáo ngoài 90 tuổi đã có mặt tại làng Lại Đà để tiễn đưa người học trò ưu tú.
12h trưa ngày 26/7, hàng nghìn người dân ở khắp mọi miền của Tổ quốc đã đội nắng tập trung ở khu vực trước cổng Nghĩa trang Mai Dịch để chờ tiễn biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho nhân dân; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Sáng nay, 26-7, dòng người từ nhiều tỉnh thành tiếp tục về Nhà văn hóa thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) để xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 26/7, người dân tiếp tục xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Hòa chung vào dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có không ít trong số đó là những người nước ngoài. Cũng như bao người dân Việt Nam khác, họ đến với tấm lòng thành kính và mong muốn được vào nói lời tiễn biệt vị lãnh đạo tài đức của nhân dân Việt Nam.
Sáng 26/7, trong ngày thứ hai tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn người từ khắp nơi vẫn tấp nập đổ về làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để thắp hương tưởng niệm và chuẩn bị tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Từ 7h đến 13h hôm nay 26-7-2024, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hàng nghìn người dân từ khắp nơi vẫn tiếp tục đổ về, xếp hàng ngay ngắn để vào nơi cử hành lễ viếng Tổng Bí thư.
'Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng', chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.
Dọc đường làng dài gần một cây số, Ban tổ chức và người dân trong làng chuẩn bị nước uống, sữa và bánh ngọt để phục vụ bà con gần xa đến viếng Tổng Bí thư. Người làng còn chuẩn bị nước chanh tươi để phục vụ các đoàn khách trong tiết trời nắng nóng.
Hình ảnh người thầy giáo dạy lớp 10 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngồi xe lăn tới viếng học trò sáng 26/7 khiến những người chứng kiến đều rưng rưng.
Để bày tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và dân tộc ta, vượt hơn 300 km đường xa, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân tỉnh Lào Cai đã trực tiếp về Thủ đô Hà Nội để viếng và đưa tiễn Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sáng sớm 26/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Người làng Lại Đà mở rộng cửa để khách đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào nghỉ chân, mang quạt điện ra đường, tặng cả quần áo cho người chưa có đồ đen...
Giữa dòng người xếp hàng yên lặng để tiến vào nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) tối 25/7, nhiều phụ nữ đã bật khóc nức nở khi vừa nhìn thấy linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có lẽ trong đời mình, tôi chưa từng đi dự một lễ tang cảm động đến thế, lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Cảm động bởi cái cách mà thôn dân Lại Đà thay mặt một người con của làng vừa nằm xuống để đáp lại tình cảm của khách xa.
Cho tới 22h30 đêm 25/7, hàng nghìn người dân vẫn lặng lẽ, thành kính xếp hàng, di chuyển vào trong Nhà tang lễ Quốc gia để viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 hôm nay, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều tối 25-7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), dòng người vẫn nối dài đợi đến lượt viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại Đông Anh, từ sáng sớm ngày hôm nay 25/7, dòng người từ khắp mọi nơi đã đổ về nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, để xếp hàng dài chờ đợi được vào kính viếng, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 25-7, rất đông người dân ở khắp các tỉnh, thành phố đã về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều người tuổi đã cao, sức đã yếu, người có bệnh, có cả người khuyết tật... không quản đường xa về đây tỏ niềm tiếc thương, tiễn biệt nhà lãnh đạo lỗi lạc mà giản dị.
Với những người thân trong gia đình hai bên nội, ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự ra đi của 'anh Trọng', 'cậu Trọng', 'chú Trọng'…để lại nỗi tiếc thương vô hạn. Bởi đó không chỉ là vị lãnh đạo đất nước, mà còn là một người thân với lối sống bình dị, liêm khiết, luôn quan tâm và không quên căn dặn mọi người trong gia đình về lối sống có trách nhiệm và đạo đức.
Người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo cùng cậu con trai mang theo di ảnh Tổng Bí thư về Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh) thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 25-7, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội cùng đoàn công tác CATP đã kiểm tra, động viên lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại làng Lại Đà, xã Đông Hội , huyện Đông Anh – quê nhà và cũng là nơi tổ chức trọng thể lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng .
Hôm nay, hàng triệu người dân Việt hướng về Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, nơi tổ chức Quốc tang tưởng niệm người thủ lĩnh chính trị - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bầu không khí trang nghiêm, tiếng nhạc Hồn tử sĩ vang lên, nhiều người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không kìm được những giọt nước mắt.
Những chiếc quạt làm từ vỏ thùng bia, thùng sữa 'chứa chan tình người' được dân làng làm để gửi đến đoàn người đến viếng Tổng Bí thư tại làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Ngày 25/7, đông đảo người dân đã đến Nhà tang lễ Quốc gia và làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một tấm gương bình dị, người cộng sản kiên trung, cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Người dân thôn Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) mang quạt, nước, khăn, bìa các-tông che nắng, chuẩn bị ô miễn phí để phục vụ dòng người kéo dài cả cây số đang xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM), các đại biểu đã ghi sổ tang bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ sáng sớm ngày hôm nay 25-7, ngày đầu tiên diễn ra lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng nghìn người dân gần xa đã đến làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh – quê nhà của Tổng Bí thư, nơi đã sinh ra người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.
Ngày đầu tiên Quốc tang, 25-7, ngay từ sớm tinh mơ, hàng nghìn người dân Đông Anh, Hà Nội và các huyện lân cận đã đổ về hướng thôn Lại Đà, xã Đông Hội, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhiều hộ dân ở thôn Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) bật quạt máy trước cửa nhà, giúp xoa dịu tiết trời oi bức cho đoàn khách thập phương về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dòng người từ nhiều tỉnh, thành khác nhau đã về thôn Lại Đà, xã Đông Hội (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) xếp hàng chờ vào dâng hương, viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Trưa 25/7 tại quê nhà thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) có rất đông người dân đứng xếp hàng chờ đến lượt viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 25/7, ngay đầu giờ tổ chức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng vạn người dân khắp nơi đã về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh - quê hương của Tổng Bí thư để thắp hương và tưởng niệm.
Sáng 25/7, tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
Trong lần họp lớp cách đây 2 năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui vẻ gặp gỡ bạn bè và hẹn 'chúng ta họp nhiều lần hơn nữa, già rồi còn mấy đâu'.
Dù vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại làng Lại Đà (Đông Hội) giữa trưa nắng nhưng nhiều đoàn khách cảm thấy ấm lòng vì được phục vụ chu đáo từ nước uống, quạt mát...