Để tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cát ven biển, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thông qua dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Quảng Trị để xây dựng 15 mô hình khuyến nông tại các xã vùng cát ven biển của huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh. Các mô hình khuyến nông đã mang lại hiệu quả kinh tế trong thực tế và đang được các địa phương từng bước triển khai nhân rộng.
Ngày 1-12, tại xã Khau Tinh (Na Hang), Trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình cải tạo đàn dê (sử dụng giống dê đực Boer, dê cái lai Bách Thảo) theo hướng nâng cao giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Những năm gần đây, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính của huyện Hạ Hòa, đến nay nhiều xã trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất tập trung với nhiều giống cây trồng cho năng suất, sản lượng cao như củ cải trắng xã Vô Tranh, bí xanh xã Văn Lang, ngô sinh khối ở xã Hiền Lương, rau xanh xã Liên Phương... Theo đó, vụ đông năm 2023, toàn huyện Hạ Hòa gieo trồng trên 2.300 ha, trong đó cây ngô hạt 590ha, ngô sinh khối 780 ha, còn lại là khoai lang và các loại rau xanh khác.
Ngày 30-11, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổng kết mô hình nuôi ong mật gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Thái Bình (Yên Sơn).
Ngày 29/11, tại TP Hải Dương, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị 'Tổng kết sản xuất năm 2023, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2024 các tỉnh phía Bắc'.
Thông tin từ Phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết, năm 2023, thành phố tích cực thực hiện kế hoạch cơ cấu ngành Nông nghiệp, hỗ trợ khuyến nông cho bà con nông dân.
Mã ngành kiểm lâm chỉ có ở hệ TC, CĐ khiến người học gặp khó trong việc nâng cao trình độ lên ĐH, dẫn đến nhu cầu học ở các trường nghề cũng không còn.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phúc Thọ trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội.
Về thôn Bùi Xá, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên vào những ngày này chúng ta dễ dàng bắt gặp những vườn cam sai trĩu quả, ngả sắc vàng trên khắp cánh đồng.
Bị ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2023 của tỉnh đạt 37,4 ngàn tỷ đồng, tăng gần 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành Nông nghiệp luôn quan tâm triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất.
Dù chỉ có trình độ THPT nhưng bằng tinh thần tự học, sáng tạo, ông Tô Văn Quý (ngụ ấp Láng Lớn, xã Xuân Mỹ, H.Cẩm Mỹ) đã tự máy mò, sáng chế được nhiều loại máy móc, cơ khí hữu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp. Những năm 1990, ông chính là người đã sáng tạo ra máy khoan ngang để khai thác mạch nước ngầm mà đến nay loại máy này vẫn còn sử dụng.
Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La luôn đồng hành chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Giảm nghèo về thông tin đã giúp người dân tại Quảng Ngãi tiếp cận được chính sách, thay đổi cách làm kinh tế, học hỏi các mô hình sản xuất... từ đó vươn lên thoát nghèo.
Ưu điểm của nông nghiệp đô thị là tận dụng diện tích nhỏ để phát triển sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch tại chỗ cho cư dân đô thị, giảm ô nhiễm môi trường.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội.
Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR), Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên (CTTN) tại các xã Hải Dương và Hải Ba, huyện Hải Lăng. Qua đó, góp phần khai thác lợi thế vùng cát cả về kinh tế và môi trường.
Muốn có nông nghiệp công nghệ thì người nông dân phải ứng dụng được công nghệ vào sản xuất. Máy móc hỗ trợ, nhưng vận hành là con người. Vì thế, con người phải là yếu tố then chốt cho sự phát triển của nông nghiệp số, phải đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.
Được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi, bởi mô hình 'Thâm canh cây ăn quả VietGAP' cho năng suất, hiệu quả kinh tế rõ rệt, so với phương pháp canh tác truyền thống; trong đó, mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, ở thôn Tiên Quán, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động là ví dụ điển hình cho sự hiệu quả đó.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình khuyến nông cho hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, qua các mô hình này, người nông dân từng bước tiếp cận nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng bền vững.