Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào M'nông tỉnh Bình Phước đã sáng tạo và tích lũy nhiều loại hình nghề thủ công truyền thống mang sắc thái đặc trưng của cộng đồng, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm.
Từ lâu, thổ cẩm không chỉ là sản phẩm thủ công đơn thuần, mà còn là nơi kết tinh hồn cốt văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng cao. Trên dải biên cương Tây Bắc, bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là một 'miền dệt' đặc biệt, nơi những người phụ nữ dân tộc Lào âm thầm gìn giữ và thổi hồn vào từng tấm vải bằng đôi tay khéo léo và tình yêu với nghề truyền thống. Những đường chỉ, sợi tơ không chỉ đan dệt nên hoa văn, mà còn dệt nên cả ký ức, bản sắc và khát vọng sống bền vững nơi biên giới.
Ở miền Tây xứ Nghệ, nghề thổ cẩm là niềm tự hào và phần hồn văn hóa của người Thái. Gắn bó trọn đời với nghề, nghệ nhân Lô Thị Mai ở bản Na, xã Hữu Lập, huyện rẻo cao Kỳ Sơn đã góp phần gìn giữ, lan tỏa nghề truyền thống, tạo phong trào đưa bản Na trở thành một trong những làng nghề đầu tiên được công nhận của tỉnh.
'Chiếu Tà Niên anh trải em nằm/ Phải duyên chồng vợ trăm năm anh chờ' - câu ca dao mộc mạc như chất chứa cả một vùng văn hóa, gói ghém tinh thần thủy chung và bàn tay tài hoa của những người con đất Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành, Kiên Giang).
Dệt thổ cẩm không chỉ là nghề thủ công truyền thống mà còn là một nét văn hóa độc đáo, gắn bó mật thiết với đời sống các dân tộc Tây Nguyên.
Ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều thiếu thốn, phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang gánh chịu sự bất bình đẳng kép: khoảng cách giới và khoảng cách địa lý. Những rào cản này khiến họ khó tiếp cận với giáo dục, việc làm và các cơ hội phát triển.
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái tỉnh Nghệ An được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã mở ra cơ hội bảo tồn, giúp nghề thủ công truyền thống được khôi phục.
Tại nhà ga T3 – Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Sasco đã kiến tạo hệ sinh thái dịch vụ mới mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, nơi mỗi khoảnh khắc chờ đợi trước chuyến bay trở thành một phần hành trình khám phá đầy cảm xúc.
Giữa những triền núi xanh ngát của huyện Đam Rông, nơi có dòng Krông Nô vẫn ngày ngày miệt mài chảy qua những buôn làng nhỏ bé, đồng bào dân tộc M'Nông, K'Ho ở các xã Đạ M'Rông, Đạ Tông, Đạ Long vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền nối những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Giữa những triền núi xanh ngát của huyện Đam Rông, nơi có dòng Krông Nô vẫn ngày ngày miệt mài chảy qua những buôn làng nhỏ bé, đồng bào dân tộc M'Nông, K'Ho ở các xã Đạ M'Rông, Đạ Tông, Đạ Long vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền nối những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Với mong muốn hồi sinh nghề dệt chiếu truyền thống Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP Hội An), chị Phạm Thị Công (36 tuổi) đã sáng tạo lồng ghép hoạt động du lịch trải nghiệm vào quy trình sản xuất tại cơ sở gia đình.
Tại nhà ga T3 - Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, SASCO đã kiến tạo hệ sinh thái dịch vụ mới mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, nơi mỗi khoảnh khắc chờ đợi trước chuyến bay trở thành một phần hành trình khám phá đầy cảm xúc.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là nơi được thiên nhiên ưu ái về cảnh sắc hùng vĩ và thơ mộng. Giữa những làng bản bên núi đồi, người Mông nơi đây bao đời nay vẫn gắn bó với vùng đất này, giữ gìn và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống. Từ những nếp nhà gỗ truyền thống đến những bộ váy rực rỡ được thêu dệt kỳ công, tất cả góp phần hình thành một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên đã tạo nên một vùng đất không chỉ đẹp bởi cảnh sắc, mà còn đậm đà bản sắc văn hóa.
Vượt xa kỳ vọng của cấu trúc công nghiệp thông thường, Văn phòng xưởng Dệt tái hiện một văn phòng nhà máy có thể kết nối mọi người với thiên nhiên.
Với mong muốn truyền tình yêu thổ cẩm Tây Nguyên đến thế hệ trẻ, nhà thiết kế K'Jona đã thiết kế những bộ thời trang cho trẻ cực dễ thương từ sự nhấn nhá, đan kết ngôn ngữ thời trang hiện đại phương Tây trên nền chất liệu thổ cẩm truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên.
Ngày hội Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 là cơ hội để người dân Thủ đô khám phá và trải nghiệm bản sắc văn hóa Tây nguyên, mở ra không gian cao nguyên với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.
Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp là một trong những làng Chăm cổ, với nghề truyền thống đã tồn tại từ bao đời. Cùng với làng gốm Bàu Trúc, nghề dệt ở đây từ lâu đã được coi là biểu tượng rực rỡ của nền văn hóa Champa xưa.
Giữa dòng chảy hiện đại, xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) vẫn âm thầm gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng - từ âm thanh cồng chiêng, khung dệt thổ cẩm đến những nghi lễ gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.
Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 'Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch', thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Tựa lưng vào dãy núi mờ xanh phía Tây Phú Thọ, xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn) mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm, một di sản quý giá của cha ông từng có lúc đứng bên bờ lãng quên. Hơn ai hết, chính những nghệ nhân cao tuổi nơi đây gánh vác sứ mệnh giữ sợi, giữ nghề, thắp lên ngọn lửa truyền thống giữa đời sống hiện đại.
'Khung cửi kẽo kẹt ngày đêm/Sợi tơ óng ả, ấm êm cửa nhà', câu ca dao quen thuộc về khung cửi đã đi vào tiềm thức người Tày Thượng Lâm (Lâm Bình). Những chiếc khung cửi truyền qua bao thế hệ nơi đây, được ví như người bạn tâm giao, kẽo kẹt theo năm tháng lắng nghe biết bao tâm tình buồn vui của các bà, các mẹ nơi đây.
Đã lâu lắm rồi, tiếng thoi đưa dệt nên những tấm thổ cẩm với hoa văn độc đáo của bà con dân tộc thiểu số ở Thôn 3, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm dường như đã vắng tiếng. Nhưng nay, tiếng thoi đã bắt đầu trở lại bên khung dệt. Mỗi con thoi đưa dẫu không kéo theo sợi chỉ dệt mà chỉ là thao tác kỹ thuật người lớn đang truyền dạy cho thế hệ tiếp nối, thế nhưng từng nhịp thoi đưa ấy như là sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa sự trao truyền và nuôi dưỡng niềm đam mê, giữa sự gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để thế hệ trẻ hôm nay có thể dệt nên niềm tin về sự hồi sinh nghề truyền thống ngay chính tại buôn làng nơi nó được sinh ra.
Hơn 50 năm qua, nghệ nhân Rơ Châm En (SN 1949, làng Bàng, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài 'giữ lửa' cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.
Sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình nghệ thuật múa, xiếc và kịch. Vũ nhạc kịch Tiên Sa mở ra một thế giới huyền thoại kỳ ảo đầy mê hoặc cho người xem, trở thành điểm đến mới du lịch Đà Nẵng.
Ngày 28.4, The SENS Business Lounge chính thức mở cửa, chào đón những vị khách khách đầu tiên. Tại tầng 4, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khang trang hiện đại, The SENS là định nghĩa mới về dịch vụ sân bay, mang đến khách hàng một không gian văn hóa, thanh lịch đậm bản sắc Việt, thưởng thức ẩm thực tinh hoa và tận hưởng những phút giây thư giãn tuyệt vời với tiện nghi hiện đại.
Người miệt mài ngồi bên khung dệt là nghệ nhân H'Jih Ayun. Những tiếng lách cách như là nhịp đập của thời gian, là hơi thở văn hóa, là linh hồn của người Êđê được chắt lọc qua bao thế hệ.
Giữa không gian núi rừng Lắk (tỉnh Đắk Lắk), tiếng khung cửi lách cách vọng ra từ Nhà văn hóa cộng đồng buôn Lê như lời thủ thỉ của ký ức. Những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu được dệt nên bằng sự nhẫn nại, khéo léo và tình yêu sâu đậm dành cho bản sắc văn hóa người M'nông R'lăm. Không cần phô trương, nghề dệt ở buôn làng này như một sợi chỉ mảnh - lặng lẽ nhưng bền bỉ - kết nối hiện tại với quá khứ, nuôi dưỡng niềm tự hào trong lòng người con núi.
Ngày 9.7.2022, làng Phung (xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) rộn ràng tiếng cười, tiếng nói, ánh mắt bừng sáng trên khuôn mặt những người phụ nữ Jrai: CLB dệt thổ cẩm chính thức ra mắt, không chỉ mang theo niềm vui mà còn mở ra hy vọng mới cho cộng đồng.
Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các vùng cao nói chung và tại Bình Định nói riêng. Những sản phẩm thổ cẩm của người Ba Na không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc.
Dệt chiếu Cà Hom là một trong những nghề truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh được hình thành cuối thế kỷ 19. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu nơi đây.
Đối với người dân miền sông nước Cửu Long, chiếc khăn rằn (mà theo lời kể của các bậc cao niên thì bắt nguồn từ khăn Krama của đồng bào dân tộc Khmer) là một vật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Từ bao đời nay, nó trở thành người bạn đồng hành với người dân miệt vườn Nam Bộ, với rất nhiều công dụng như: dùng để choàng cổ, quấn đầu, lau mồ hôi, làm thắt lưng, đựng lương thực khi đi đường hay làm võng cho trẻ em...
Thời gian qua, quận Hà Đông đã có những giải pháp chỉ đạo tập trung về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa góp phần phát triển kinh tế- xã hội, du lịch trên địa bàn.
Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.
Đã có lịch sử nhiều đời truyền lại nhưng làng dệt thổ cẩm Đam Pao hôm nay đang trầm ngâm. Người già dần vắng, người trẻ không còn lưu luyến với khung dệt, Đam Pao đang lặng lẽ tìm bước đi mới cho những tấm thổ cẩm.