Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng khẳng định Hiệp hội Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp với NHNN, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường để sớm có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hồi nợ xấu của ngành Ngân hàng, góp phần khơi thông nguồn lực và đảm bảo an toàn hệ thống.
Khi nhận thấy tài sản tăng giá thì bên thế chấp cố tình tạo ra tranh chấp để đòi lại bất động sản do tổ chức tín dụng nắm giữ theo quy định. Các tranh chấp này gây nhiều khó khăn trong việc tổ chức tín dụng quản lý cũng như xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ).
Theo các chuyên gia, ngành Ngân hàng - một trong những lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ và số hóa dịch vụ, hiện có đầy đủ điều kiện để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn lấy dữ liệu làm trung tâm cho mọi hoạt động vận hành, ra quyết định và phục vụ khách hàng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc sớm nghiên cứu bãi bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng (room tín dụng), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang triển khai lộ trình theo hướng phù hợp hơn với diễn biến thị trường và thông lệ quốc tế. Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng nhờ đó sẽ có cơ hội tiếp cận vốn thuận lợi hơn.
Dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, người dân và tổ chức đã gửi hơn 900.000 tỉ đồng vào ngân hàng, đưa tổng huy động vốn ngân hàng lập kỷ lục mới.
Tính riêng trong tháng 6/2025, cả nước có hơn 24.400 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký gần 176.800 tỷ đồng, tăng 61,4% về số doanh nghiệp và tăng 12,8% về số vốn đăng ký so với tháng 5/2025. Đây là tín hiệu cho thấy tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích mạnh mẽ lực lượng kinh tế tư nhân phát triển.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2025. Nhiều chuyên gia kỳ vọng, với việc khôi phục quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ), Luật sẽ tạo lập cơ chế pháp lý thuận lợi hơn, giúp các ngân hàng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp, nhiều ngân hàng dự kiến lãi tăng mạnh trong quý 2/2025.
Ngày 25/6, Chi bộ Cơ quan Thường trực Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phạm Tiến Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy NHNN, Phó Thống đốc NHNN.
Luật Thuế giá trị giá tăng (GTGT) hiện hành quy định hoạt động bán tài sản bảo đảm nói chung của tổ chức tín dụng, cơ quan thi hành án hoặc bên vay vốn không thuộc phạm vi miễn thuế theo luật định. Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Tài chính không được giao thẩm quyền mở rộng phạm vi áp dụng đối tượng không chịu thuế GTGT.
Báo chí không chỉ là tiếng nói của công luận, trong một nền kinh tế hiện đại và linh hoạt, báo chí còn là trụ cột mềm giúp nâng đỡ và lan tỏa hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Có 2 ngân hàng vừa tăng lãi suất ở một số kỳ hạn, lãi suất trên 6% không hiếm.
Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng từ đầu năm đến nay. Chuyên gia cảnh báo, lượng tiền lớn 'bơm' ra nền kinh tế nếu không chảy vào khu vực sản xuất thực sẽ tái tái lập tình trạng lạm phát, bong bóng và nợ xấu….
Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Đây cũng là động lực quan trọng giúp khơi thông dòng vốn.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, việc nâng cao tính minh bạch, kỷ luật tài chính và năng lực cạnh tranh đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các thị trường mới nổi.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng trở lại; Cảnh báo đỏ với nợ xấu; Cầu ngoại tệ gia tăng gây áp lực cho tỷ giá, tín dụng chảy vào đâu... là tiêu điểm ngân hàng tuần qua.Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua vào tuần tới sẽ là tiếng chuông cảnh báo với các con nợ chây ỳ, giúp ngành ngân hàng sớm đưa 1 triệu tỷ đồng 'vốn chết' quay lại nền kinh tế.Con nợ không còn cơ hội trốn tránh trả nợ ngân hàngKhông chỉ luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, dự thảo mới nhất của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng bãi bỏ điều kiện thu giữ: 'Tài sản đảm bảo không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền'.Nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo, nhưng phải là tài sản không tranh chấp. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, quy định này khiến nhiều khách hàng cố tình phối hợp với bên thứ ba tạo ra tranh chấp và đưa sự việc ra giải quyết tại tòa án như một hình thức để tránh bị thu giữ tài sản đảm bảo. Vì vậy, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bãi bỏ điều kiện thu giữ trên là phù hợp.'Vay thì phải trả, vay thì phải có tài sản đảm bảo và một khi đã có hợp đồng thỏa thuận về tài sản đảm bảo, thì nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền thu hồi tài sản để phát mãi là hợp lý', đại biểu Hòa bình luận.Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện quy mô nợ xấu toàn hệ thống đã lên tới trên 1 triệu tỷ đồng. Từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực, quyền thu giữ tài sản đảm bảo không được luật hóa, việc thu hồi nợ của các ngân hàng vô cùng khó khăn, do nhiều khách hàng cố tình trốn tránh trả nợ, không chịu bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý.Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỳ vọng, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 không chỉ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu hồi nợ, mà l
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua vào tuần tới sẽ là tiếng chuông cảnh báo với các con nợ chây ỳ, giúp ngành ngân hàng sớm đưa 1 triệu tỷ đồng 'vốn chết' quay lại nền kinh tế.
Các ngân hàng đã 'bơm' 1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế phản ánh khả năng phục hồi của doanh nghiệp, và điều kiện vay vốn cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hiện nay, ngân hàng ưu tiên cho vay những khách hàng sở hữu tài sản thế chấp có giá trị cao và hồ sơ tín dụng tốt, khiến các doanh nghiệp nhỏ, thiếu tài sản bảo đảm gặp bất lợi lớn trong việc tiếp cận vốn.
Việc có một hệ thống đánh giá độc lập, khách quan sẽ giúp các tổ chức định vị được vị thế, nhận diện mức độ rủi ro và đo lường năng lực thực sự.
Đầu tư công đang được Chính phủ thúc đẩy, đặc biệt là cho các công trình hạ tầng xã hội, đây chính là 'vốn mồi', tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng mạnh dạn mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Nếu giải ngân đầu tư công được thực hiện tốt, mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 15–16% trong năm 2025 hoàn toàn khả thi.
Gần đây, người dân bắt đầu nhắc tới mong muốn gửi tiết kiệm bằng vàng. Đây là nhu cầu có thật nhưng theo các chuyên gia, cần phải thận trọng và tính toán kỹ.
Đây là nội dung dự thảo Thông tư mà NHNN đang lấy ý kiến. Riêng cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới vẫn được thanh toán bằng CNY hoặc VNĐ bằng tiền mặt.
Sandbox cho các hoạt động tài chính đổi mới sáng tạo chưa đưa công nghệ blockchain và tài sản mã hóa vào phạm vi thử nghiệm. Phát triển ngân hàng số và nghiên cứu áp dụng tiền kỹ thuật số sẽ là những ưu tiên quan trọng thời gian tới.
Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nhằm tăng cường kết nối trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) và dịch vụ tài chính số giữa hai quốc gia.
Ngày 3/6, Bộ Tài chính vừa phát đi cảnh báo về tình trạng mạo danh cơ quan này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số, đồng thời mở rộng hợp tác trong ngành công nghệ – một trong những lĩnh vực năng động và phát triển nhanh nhất của nền kinh tế hiện đại...
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng uy tín của các cơ quan, tổ chức của nhà nước để thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi. Đáng chú ý, nhiều trường hợp giả mạo văn bản, con dấu nhằm đánh vào tâm lý người dân để chiếm đoạt tài sản.
Chiều 2/6, Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đã ký Biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc làm phong phú thêm hợp tác công nghệ tài chính giữa hai nước.
Ngày 2-6, tại Hà Nội, Cơ quan Thương mại và đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc làm phong phú thêm hợp tác công nghệ tài chính giữa hai nước.
Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) ngày 2/6 đã ký Biên bản ghi nhớ tại Hà Nội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc làm phong phú thêm hợp tác công nghệ tài chính giữa hai nước.
Vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã phát hiện một văn bản với tiêu đề 'BẢN CAM KẾT' đã được lan truyền, có dấu hiệu giả mạo chữ ký của ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNBA nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của ngành Ngân hàng. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng nếu được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tạo thêm công cụ, giải pháp hữu hiệu cho thu hồi và xử lý nợ xấu, tăng ý thức trả nợ của khách hàng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cảnh báo về việc xuất hiện một văn bản giả mạo, lấy danh nghĩa của Hiệp hội và lãnh đạo Hiệp hội nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.
Tại Hội thảo 'Xử lý nợ xấu: Đâu là giải pháp hài hòa?' do Báo Tiền Phong tổ chức sáng 27/5, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - cảnh báo: Nợ xấu đã vượt xa ngưỡng an toàn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, trong đó tài sản bảo đảm là bất động sản đang là nút thắt lớn cần tháo gỡ về mặt pháp lý để giải phóng hàng loạt 'cục máu đông' của nền kinh tế.
Theo số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), đến cuối năm 2024, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả nợ tiềm ẩn rủi ro khoảng 5,46%, tương đương 1,03 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc gây rủi ro cho ngân hàng lẫn tài sản của người vay.
Hệ thống ngân hàng cần một khung pháp lý ổn định và toàn diện để giải quyết nợ xấu, thay vì một chương trình thí điểm trong một khoảng thời gian xác định.
Sáng 26-5, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo công bố sự kiện 'Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025'.
Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Anh Tuấn cho biết, đến nay, có hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng tích cực.
Hiện quy mô nợ xấu toàn nền kinh tế đã vượt 1 triệu tỷ đồng. Số 'vốn chết' khổng lồ này đang gây lãng phí nguồn lực trong bối cảnh nền kinh tế thiếu vốn và là nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao.
Việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng giúp giải quyết những điểm nghẽn về thể chế nhằm thúc đẩy xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn lực vốn cho nền kinh tế.
Tín dụng 4 tháng đã tăng 5,15% so với đầu năm. Lãi suất đang gặp nhiều thách thức. Mặc dù vậy, lãi suất vẫn được duy trì ở vùng thấp tương đối và sẽ tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.