Theo một số cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giá cá giống các loại hiện tăng khoảng 30% so cùng kỳ năm 2024 do nhu cầu mua giống về thả nuôi của người dân đang tăng cao.
Tại Sóc Trăng, con tôm là một trong những loại thủy sản chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.
Bún cá chấm là món ăn đặc sắc của người dân Hà Nội. Trong bữa trưa hôm nay, mọi người có thể chọn thưởng thức món ăn này để đổi vị cơm trưa.
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu các đơn vị chức năng đến tháng 12/2025 phải triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên.
Sóc Trăng có đến 74.000ha diện tích nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm nước lợ 51.000ha, nuôi thủy sản nước ngọt và cá các loại 19.550ha và nuôi thủy sản khác 3.450ha. Các loại cá được nuôi chuyên canh, nuôi xen canh trong ao tôm và chuyển hẳn ao nuôi tôm sang cá. Với các ao đã từng nuôi tôm được hộ chuyển sang nuôi cá thì lợi nhuận của cá tốt hơn nhiều so với nuôi tôm nên hộ nuôi rất phấn khởi và duy trì nuôi trong nhiều năm qua.
Vùng quê lúa Hải Lăng từ lâu đã nổi tiếng với món cháo bột cá lóc. Từ nguyên liệu sẵn có như gạo thơm xay thành bột, cá lóc tự nhiên ở vùng chiêm trũng, người dân Hải Lăng đã chế biến thành món ăn dân dã cháo bột cá lóc. Để có được bát cháo bột thơm ngon cay nồng, phải qua nhiều công đoạn chế biến khá công phu, thấm đẫm tấm lòng của người dân quê mộc mạc. Thưởng thức món cháo bột cá lóc Hải Lăng ngoài hai nguyên liệu chính cá và bột phải có thêm nhiều gia vị như ném, ớt...mới đậm đà khó quên.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ghi nhận của chúng tôi, từ giữa năm 2024 đến nay, tình hình nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh đang dần khôi phục và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Đặc biệt, các vùng ven Sông Hậu trên địa bàn huyện Cầu Kè, Tiểu Cần... với các đối tượng nuôi như cá lóc, cá tra và tôm càng xanh; nhiều hộ nuôi hướng đến khép kín và liên kết với doanh nghiệp để ổn định đầu ra cho sản phẩm.
Đến Hải Lăng, du khách không chỉ thưởng thức món cháo bột cá lóc mà còn biết đến món bánh ướt Phương Lang và canh ám làng Lam từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân, là thực đơn ẩm thực không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân ở vùng quê lúa. Họ quý mến, tâm đắc với cháo bột, bánh ướt hay canh ám bởi đó là những món ăn được làm ra từ những nông sản bình dị, thảo thơm như tấm lòng hiếu khách của người dân Hải Lăng.
Những ngày bận rộn nơi phố thị, đôi lúc bất chợt thèm một tô bánh canh cá lóc đúng vị. Nhưng giữa những hàng quán xa lạ, dù có tìm được món bánh canh 'mang danh Quảng Trị', tôi vẫn không thể tìm thấy đúng cái cảm giác như khi ngồi ở một quán nhỏ bên góc đường quê nhà...
Trong từng mùa vụ, sản lượng hàng hóa nông sản (thủy sản, màu, trái cây…) của nông dân trong tỉnh sản xuất với số lượng lớn. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào mùa và điều kiện canh tác, nhiều nông dân sản xuất chưa hướng đến sản phẩm thị trường cần; trong đó, thời gian qua, các sản phẩm như ớt trái, dưa hấu, xoài, tôm và cá lóc… của nông dân bị giảm giá trị, dẫn đến lợi nhuận thấp. Trong năm 2025, nhiều nông dân ở các vùng trọng điểm canh tác đã có những giải pháp cơ bản, chủ động chọn sản phẩm trước khi vào canh tác gắn với định hướng về nhu cầu thị trường.
Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Châu Phú đang tập trung giải pháp trên các mặt công tác, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2025.
'Hò ơi/Vượt rú rậm Cu Hoan mà ăn mắm đam Trà Trì/Lội qua sông Vĩnh Định mà ăn canh ám làng Lam/Ăn chi cũng nỏ lấy làm sang/Chỉ ăn canh ám, mắm đam mới thèm...'. Theo câu ca đó mà về Trà Trì, về làng Lam Thủy nghe chuyện làm mắm, nấu canh. Rồi cũng theo câu chuyện của người già, người trẻ nơi này, chúng tôi không chỉ hiểu thêm về những món ăn đã từng đi vào ca dao mà còn cảm nhận được hương vị tuổi thơ bện chặt trong ký ức và nỗi nhớ bao người.
Không chỉ là món ăn quen thuộc của người dân An Giang, bún cá đã chinh phục thực khách nhiều nơi, bởi vị ngon dân dã được tạo nên từ sự hòa quyện của nguyên liệu đơn giản ở miền Tây.
Cùng mang tên gọi là bánh canh, nhưng bánh canh ở Huế còn chia ra hàng chục loại khác nhau với những hương vị, bản sắc và câu chuyện khác nhau. Nhưng tựu chung lại, tất cả những món bánh canh này cùng gắn bó mật thiết với con người và văn hóa lối sống xứ thần kinh.
Tôi có cái thú, mỗi năm trước hoặc sau Tết, sẽ cố làm một chuyến miền Bắc, thể nào cũng về quê ngoại, thưởng rét.
Tình cờ ''săn' được trên trang Weee - sàn thương mại điện tử cung cấp những mặt hàng đồ ăn châu Á bán chạy và thời thượng nhất khu vực Bắc Mỹ - món khoái khẩu quê nhà bánh canh cá lóc với thương hiệu Huế Thương, tôi càng mong muốn sẽ có thêm nhiều thương hiệu ngành thực phẩm 'Made in xứ Huế' khác hiện diện trên thị trường Hoa Kỳ.
Mùa hạn năm 2023, ông Nguyễn Văn Diễn, một nông dân ở vùng đệm rừng tràm Cà Mau, bắt được con cá lóc đồng nặng gần 2,8 kg, mang đi dự thi tại Vườn Quốc gia U Minh hạ và giành được Giải nhất ở hạng mục 'con cá lóc đồng to nhất'. Chuyện vui của ông Diễn nhưng khiến nhiều nông dân thứ thiệt ở miệt rừng U Minh hạ lại cảm thấy... không vui.
Ngày 21-2, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm của 27 chủ thể, trong đó có 44 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao.
Cá lóc kho là món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt, sau đây là cách kho cá lóc ngon mà bạn có thể làm tại nhà.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã có một phát hiện mới khi tìm thấy được một loài cá quý hiếm được cho là đã tuyệt chủng sau khi không còn được ghi nhận trong hơn 8 thập kỷ.
Ông bà xưa có câu Làm như ngày mùa ăn sao cho hết/Ăn như ngày tết của đâu mà ăn, cũng bởi thế mà nồi thịt kho hột vịt, nem chả, hay canh khổ qua - đặc trưng của ẩm thực đầu năm mới ở Nam bộ - lui về, nhường chỗ cho bữa cơm nhà đậm đà vị mắm, thơm lừng mùi cá khô chiên, nướng.
Nhịp sản xuất - kinh doanh sau Tết trở lại guồng quay vốn có. Những cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống cũng vậy, bận rộn theo nhịp sống hối hả.
Gỡ vướng mắc dự án chống ngập 10.000 tỷ; Người nước ngoài làm 'ảo thuật' để lừa tiền; Chốt ngày thi vào lớp 10; Nườm nượp sắm vàng 'lấy hên' lúc tối muộn,... là những tin đáng chú ý ở TPHCM trong tuần.
Cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, người dân Nam Bộ lại dùng lễ vật đặc trưng là cá lóc nướng – một loài cá có sức sống mãnh liệt để cúng vị thần Tài nhằm tạ ơn và cầu một năm mới kinh doanh phát đạt.
Cứ đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, như một thường lệ, người dân đều xếp hàng mua vàng cầu may. Thậm chí, nhiều người còn đặt chỗ từ ngày hôm trước để dễ dàng mua vàng hơn.
Phố cá lóc nướng lớn nhất TPHCM tất bật ngày vía Thần tài; Sau Tết bưởi, quýt 'siêu quả' vẫn la liệt bên lề đường ở Nghệ An; Du xuân đến ngôi chùa đẹp như chốn tiên cảnh ở Hà Nam...
Hoạt động mua bán tại các điểm bán cá lóc trong ngày vía Thần Tài sôi động hơn so với ngày thường, tùy điểm bán giá cá lóc dao động 200.000-230.000 đồng/con
Bản tin 18 giờ hôm nay có các nội dung nổi bật như: Các tỉnh phía Bắc rét đậm, vùng núi cao xuống dưới 3 độ C; Phố cá lóc nhộn nhịp trong ngày Vía Thần tài; Nội các của Tổng thống Donald Trump bị kiện.
Ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng - ngày vía Thần Tài), ghi nhận tại thị trường TP. Hồ Chí Minh không khí bán buôn sôi động từ sáng sớm, nhất là tại những điểm bán kinh doanh sản phẩm phục vụ ngày vía Thần Tài.
Không chỉ mua vàng, năm nay nhiều người dân tại TP. Hà Tĩnh cũng mua mâm xôi tam sên cúng Thần Tài, cầu may mắn đầu năm.
Ngày 7/2 (Mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025) - ngày vía Thần Tài, nhiều nơi ở miền Tây nhộn nhịp cảnh đi mua vàng, mua cá lóc nướng, heo quay, xôi lá sen... về cúng, để cầu mong một năm mới nhiều tài lộc, may mắn, an khang, thịnh vượng.
Trong ngày vía Thần Tài dù giá vàng tăng cao, nhiều người vẫn cố gắng mua để lấy lộc đầu năm và chuẩn bị nhiều hoa trái cầu một năm kinh doanh thuận lợi, sung túc.
Phố cá lóc nướng nằm trên đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tấp nập cảnh mua bán trong ngày vía Thần Tài.
Vào ngày vía Thần tài, các tiệm cá lóc nướng, bắp nấu (ngô), heo quay, hoa quả, tôm, cua... trên địa bàn TP.Long Xuyên (tỉnh An Giang) nhộn nhịp người dân đến mua.
Ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), từ sáng sớm ngày vía Thần Tài, người dân thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) xếp hàng tại các cửa hàng bán heo quay trên đường Nguyễn Tri Phương.
Mùng 10 tháng Giêng hằng năm là ngày vía Thần Tài, đây là thời điểm nhiều người cúng tạ ơn và cầu mong năm mới làm ăn thuận lợi, tài lộc đầy nhà.
Theo thông lệ dân gian, cứ đến mùng 10 tháng Giêng - ngày vía thần Tài, ngoài mua vàng, nhiều người còn mua heo quay, cá lóc nướng, hoa tươi, trái cây, bánh bò, bánh bông lan, hải sản... về cúng để cầu một năm mới gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc.