Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, với hàng nghìn tàu cá, đóng góp tích cực vào ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề cá gặp nhiều khó khăn, đặt ra yêu cầu phải tháo gỡ vướng mắc, chuyển đổi phương thức khai thác để phát triển bền vững nghề cá trên địa bàn tỉnh.
Mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai sẽ tiếp tục lên nhanh trong 5 ngày tới, đến ngày 18/10, đỉnh triều cao nhất có thể đạt mức trên báo động 3, do đó, Thủy điện Trị An ngừng xả lũ.
Nhắc đến làng bè Đa Phước nằm ở ngã ba sông Châu Đốc thuộc thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang, hẳn nhiều người nhớ ngay đến hình ảnh hàng trăm bè cá nằm san sát nhau, uốn lượn dọc theo hai bên bờ sông Châu Đốc.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng khẩn trương thực hiện các giải pháp hỗ trợ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3: Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay…
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản cảnh báo nguy cơ ngập úng, lũ lụt trên diện rộng trong cao điểm mùa mưa năm 2024 đến người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Có hơn 130km đường bờ biển cùng nhiều cửa sông, luồng lạch, tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo thuộc TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ, huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn; nuôi cá bớp, cá mú, cá chim, cá bè, hàu, tôm…
Quảng Ngãi định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của cộng đồng dân cư ven biển. Đồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển và phục vụ phát triển du lịch.
Triều dâng gây ngập lụt khu dân cư ở TP Biên Hòa, làng cá bè trên sông Đồng Nai chủ động ứng phó trước dự báo mưa lũ.
Chiều 15/9, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai cho biết đã phát cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai, sông La Ngà, thuộc tỉnh Đồng Nai.
Chiều 14/9, Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai đưa ra cảnh báo lũ trên hệ thống sông Đồng Nai.
Các ngân hàng ở Quảng Ninh, Hải Phòng có 11.948 khách hàng với tổng dư nợ 26.340 tỉ đồng bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả cơn bão số 3 để lại
Gần 12.000 khách hàng vay vốn ngân hàng tại Quảng Ninh và Hải Phòng - hai địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, đang cần được hỗ trợ gấp.
Chiều 5/9, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Phương Thảo làm Trưởng đoàn đã đi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn TP.Quảng Ngãi.
An Giang là tỉnh biên giới duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có núi và đồng bằng, có sức hấp dẫn cao, bởi gắn liền với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống lâu đời. Không dừng lại ở khai thác tài nguyên du lịch sẵn có, tỉnh An Giang cùng với các doanh nghiệp xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Người kinh doanh nhà bè phục vụ du lịch, quán ăn ở đảo Bình Ba (xã Cam Bình, Cam Ranh, Khánh Hòa) chuyển đổi nghề nghiệp sau khi chấm dứt hoạt động du lịch trên hòn đảo này.
Đợt lũ hồi cuối tháng 9/2023 khiến toàn bộ lồng, bè nuôi thả cá đang kỳ thu hoạch của anh Lò Văn Minh, ở bản Piềng Phố, xã Trung Xuân (Quan Sơn) bị cuốn trôi. Trắng tay chỉ sau một đêm mưa lũ, những tưởng anh Minh sẽ bỏ nghề, chuyển nghiệp, nhưng rồi với ý chí không chịu từ bỏ, thành công đã đến với anh khi những lứa cá đang đem lại nguồn thu nhập mới.
Khoảng 2 tuần nay, giá cá điêu hồng nuôi lồng bè ở tỉnh Tiền Giang tăng khá cao nhưng giá thức ăn thủy sản cho cá cũng tăng theo nên ngư dân ngại tái đàn.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã quyết định giám sát tối cao 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành' trong năm 2025. Tới nay, việc ô nhiễm các dòng sông vẫn là vấn đề nhức nhối. Dư luận chờ đợi việc giám sát tối cao của Quốc hội sẽ hồi sinh những dòng sông chết.
Thời gian qua, UBND huyện Định Quán phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Chi cục Thủy sản tỉnh và các địa phương có hoạt động nuôi cá bè trên địa bàn huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ nuôi cá bè di dời vào vùng an toàn theo quy hoạch. Đây là việc làm hàng năm nhằm phòng tránh thiệt hại do thiên tai xảy ra cho các hộ nuôi cá bè trên hồ Trị An vào giai đoạn giao mùa.
Vẫn còn hàng trăm lồng cá bè trên hồ Trị An chưa di dời ra khỏi vùng không an toàn
Ngày 5-6, đoàn công tác của UBND huyện Định Quán phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Chi cục Thủy sản tỉnh và đại diện các xã La Ngà, Phú Ngọc… tổ chức đợt tuyên truyền, vận động, rà soát tình hình hoạt động của các hộ nuôi cá bè trong vùng buộc phải di dời trên hồ Trị An thuộc khu vực huyện Định Quán.
Đồng Nai vừa triển khai Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 với chủ đề Hành động sớm - chủ động trước thiên tai. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT).
Đồng Nai một thời có đơn vị hành chính tên là thị xã Vĩnh An. Nay trở lại với tên huyện Vĩnh Cửu và thị trấn Vĩnh An.
Từ năm 2023, Chính phủ bố trí nguồn ngân sách cho công tác phòng, chống cũng như hỗ trợ khắc phục thiên tai đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam cho biết, đến đầu tháng 5/2024, địa phương đã đạt sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng và khai thác gần 80.000 tấn thủy sản các loại, đạt 25,27% chỉ tiêu cả năm. Tiền Giang phấn đấu trong năm 2024 đạt trên 320.000 tấn thủy sản các loại.
Khai phá khu đầm hoang đầy cỏ dại từ hơn 30 năm trước, sau những nỗ lực bền bỉ, đến nay ông Kim Đình Úp (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) ung dung cất những 'mẻ lưới' hàng trăm triệu đồng.
Ngày 3/4, thông tin từ UBND xã Cảnh Dương, sản lượng đánh bắt hải sản tháng 3/2024 đạt năng suất cao 'kỷ lục' nhất từ trước đến nay, với doanh thu đạt 50,25 tỷ đồng.
Trong tháng 3, người dân xã biển Cảnh Dương phấn khởi khi sản lượng khai thác hải sản đạt mức kỷ lục. Cả xã bắt được 335 tấn hải sản, ngư dân thu nhập đến 50 triệu đồng/tháng.
Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị đang hồ hởi vươn khơi, bám biển để đánh bắt vụ cá Nam. Đây là vụ đánh bắt thủy hải sản mang lại sản lượng và thu nhập chính cho ngư dân. Các ngành chức năng, các địa phương cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với ngư dân.
Số liệu mà nhóm phóng viên Báo Người Lao Động có được cho thấy ô nhiễm sông, suối ở khu vực Đông Nam Bộ đã ở mức cần được tiếp tục báo động để kịp thời ngăn chặn
Hiện nay, cá nuôi lồng bè tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đầu ra khó khăn, giá giảm sâu; trong khi đó giá thức ăn ở mức cao, nước mặn tấn công hao hụt cao làm cho ngư dân thua lỗ nặng.
Chỉ sau một đêm đánh bắt, rạng sáng ngày 6/3, tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Hường, thôn Tân Cảng, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cập bến mang theo về 1 tấn cá bè xước. Với giá bán từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, tàu anh Hường đã thu về gần 100 triệu đồng.
Ngày 6-3, UBND xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, thời tiết thuận lợi, ngư dân đánh bắt gần bờ trúng đậm cá bè xước bán giá cao, thu tiền triệu.
Ra biển từ chiều tối, trở về lúc sớm mai, ngư dân vùng bãi ngang Quảng Bình vượt sóng xuyên đêm trở về trên thuyền đầy ắp cá.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Kiên Giang hơn 3.685 tỷ đồng, đạt 10,32% kế hoạch, tăng 3,44% so cùng kỳ năm 2023.
Chỉ trong 2 ngày (từ 3/3 - 4/3), ngư dân ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã liên tiếp trúng đậm hơn 30 tấn hải sản các loại.