Những chặng đường Cứu Quốc - Giải Phóng - Đại đoàn kết

Tháng 9/1941, Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc Kỳ họp trong 3 ngày 25, 26, 27 tại làng Dương Húc, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc kỳ đã thảo luận và quyết nghị: 'Các cấp bộ phải giúp đỡ tờ báo của Việt Minh sắp xuất bản nay mai, phải vận động quần chúng ủng hộ về tài chính, phải tổ chức công tác lấy tin, phải viết bài và vận động quần chúng viết bài cho tờ báo và nhất là bài vở cần sát với trình độ quần chúng và phải phản chiếu đời sống của nhân dân'.

Người sáng lập, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Bước vào làng báo từ năm 1917, nhờ thông minh và khổ luyện, chịu khó học hỏi, Bác Hồ đã trở thành một người viết báo xuất sắc. Những di sản quý báu của Người, trong đó có tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh sáng mãi trong lòng những người cầm bút, trong sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Triển lãm tôn vinh Người sáng lập nền Báo chí Cách mạng Việt Nam

Trưa 20-6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra khai mạc trưng bày với chủ đề 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Báo chí Cách mạng Việt Nam'.

Ngày hội của những người làm báo Việt Nam

Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc. Hội Báo với chủ đề 'Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc', thu hút sự quan tâm lớn của đông đảo các cơ quan báo chí trên cả nước và công chúng. Sự kiện năm nay mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng đến kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc

Với điểm mốc đầu tiên là Báo Thanh Niên ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925, báo chí cách mạng ra đời như một tất yếu của lịch sử, đáp ứng yêu cầu bức thiết của quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó cho đến nay, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước, là cầu nối vững chắc giữa ý Đảng - lòng dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Tờ báo giữa rừng - Lời hịch của non sông

Báo Việt Nam Độc lập ra đời ngày 1/8/1941 tại lán Khuổi Nặm, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là một trong những tờ báo đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi về nước, sử dụng để tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị các điều kiện tiến tới Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ký ức về những ngày làm báo tại ATK Thái Nguyên

ATK Thái Nguyên thời kỳ 1947-1954 với vai trò là 'Thủ đô kháng chiến' quy tụ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, cũng là cái nôi của báo chí cách mạng. Giai đoạn này, nhiều cơ quan báo chí lớn ra đời, như: Búa liềm đỏ, Việt Nam Độc lập, Cứu quốc, Cờ giải phóng, Lao động, Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam… Các cơ quan báo chí cùng hướng đến một mục tiêu chung là đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhiều thế hệ nhà báo không ngại gian khó, hy sinh, góp sức làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Thủ tướng: 80 công trình 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' đất nước

Thủ tướng kỳ vọng 80 công trình vừa được khởi công, khánh thành mang tính chất 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' hạ tầng chiến lược của đất nước'.

50 năm Thống nhất đất nước: Học giả Australia ấn tượng với 50 năm chuyển mình của Việt Nam

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Australia, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, cho rằng trong 50 năm qua kể từ khi thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nay đã trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ trong khu vực.

Sự ra đời, phát triển của Báo Việt Nam độc lập ở Cao Bằng

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 -1945), thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức ở chính quốc, nhưng lại tăng cường đàn áp phong trào cách mạng ở thuộc địa. Giữa lúc phong trào cách mạng ở Cao Bằng gặp khó khăn, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ, đảng viên thân cận về đến Pác Bó (một làng biên giới thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.

Những mùa xuân cách mạng trong thơ Bác

Nhà thơ Hoàng Trung Thông có những câu thơ viết rất 'trúng' về thơ Bác: 'Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình'.

Những năm Tỵ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ

Năm Ất Tỵ 2025 có khá nhiều sự kiện kỷ niệm liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng

Việt Nam đang hội tụ các điều kiện cần và đủ để vươn mình sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Giàu có và thịnh vượng rõ ràng là nét đặc trưng của Kỷ nguyên Việt Nam Vươn mình.

Về những cuộc họp lịch sử ở làng Dương Húc

Cuối năm 1939, Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ ra chủ trương chuyển hình thức hoạt động của các tổ chức cộng sản từ hoạt động công khai, hợp pháp, sang hình thức bí mật. Thực hiện chủ trương chuyển trọng tâm công tác về vùng nông thôn, gấp rút xây dựng hệ thống các cơ sở chính trị bí mật vững chắc ở Đình Bảng (Bắc Ninh), chàng thanh niên Nguyễn Đức Nguyện (tên thật của cố Chủ tịch Lê Quang Đạo) cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ chuẩn bị các cơ sở tin cậy và lo công tác bảo đảm an toàn, nơi ăn chốn ở để đón các đồng chí lãnh đạo của Đảng về hoạt động.

79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Bài học lòng dân

Ngày 19/5/1941, tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào. Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành mạnh mẽ, trở thành một mốc son chói lọi với đỉnh cao là ngày Quốc khánh 2/9 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Bản tin Mặt trận sáng 2/9

Bản tin Mặt trận sáng 2/9 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mặt trận Việt Minh: Khi muôn người như một; Niềm vui bên những ngôi nhà ấm áp tình thương; Thái Nguyên đầu tư gần 2.000 tỷ đồng đảm bảo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặt trận Việt Minh: Khi muôn người như một

Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, Người triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 5/1941, tại Pác Bó. Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Việt Minh) để đoàn kết dân tộc chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa. Suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các hình thức và tên gọi khác nhau, thời kỳ Mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng Minh từ năm 1941 - 1951) là một mốc son chói lọi với đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8, tiến tới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chính sách đại đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dạy: 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công'.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng nay (30/8), Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm chuyên đề 'Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam'.

Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh - Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 79 năm Chiến thắng phát xít (9-5) tại Nga, nhìn thấy lá cờ búa liềm và nghe người ta gọi nhau là đồng chí, tôi thực sự xúc động. Bỗng nhớ bốn người Việt Nam đứng trong đội hình duyệt binh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, rồi đi thẳng ra mặt trận vào năm 1941 và đặc biệt nhớ Bác Hồ - người đã thành lập 'Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội' tham gia mặt trận chống phát xít vào thời ấy.

Từ báo cờ đỏ, Việt Nam Độc lập đến Báo Cao Bằng

Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và Cao Bằng gắn liền với lịch sử cận hiện đại và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Tại Cao Bằng, năm 1932, đồng chí Hoàng Đình Giong lúc đó là Bí thư Chi bộ Hải ngoại Long Châu (Trung Quốc) được Trung ương Đảng (trực tiếp là đồng chí Lê Hồng Phong) giao nhiệm vụ về nước nắm tình hình để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.

Không ngừng đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng thông tin trong giai đoạn mới

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày 1/4/1964, Báo Cao Bằng xuất bản số đầu tiên, từ đó đến nay, qua các thời kỳ cách mạng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Báo Cao Bằng luôn khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, vững vàng hành trình cùng nhân dân các dân tộc Cao Bằng trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác báo chí ở Việt Nam

'Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta' là khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đối với lĩnh vực báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, người thầy vĩ đại của nền Báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến nay, những bài học của Người vẫn còn nguyên giá trị trong công tác báo chí ở Việt Nam.

Tuyên cáo thành lập Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bản Tuyên cáo khẳng định Chính phủ Lâm thời là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hòa chính thức.

Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm giành lại độc lập dân tộc của Đảng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công'.

12 ngày bay và chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1946, lần đầu tiên Bác ra nước ngoài với tư cách là Chủ tịch của nước Việt Nam độc lập. Lần đó, Bác là thượng khách của nước Pháp.

Tọa đàm và trưng bày 'Xuân xưa trên báo Tết 1865-2000'

Sáng 2-3, tại TP Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm và trưng bày chuyên đề Xuân xưa trên báo Tết 1865-2000.

'Xuân xưa trên báo Tết giai đoạn 1865 – 2000'

Trưng bày và tọa đàm 'Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000' đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 2/3 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hà Nội). Đây là hoạt động tổ chức để hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2023).

Tọa đàm và trưng bày chuyên đề 'Xuân xưa trên báo Tết 1865 -2000'

Hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2023), ngày 2/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức tọa đàm và trưng bày chuyên đề 'Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000'.

Báo Phụ nữ Việt Nam tham gia trưng bày chuyên đề 'Xuân xưa trên báo Tết 1865-2000'

Những dấu ấn phong phú, hấp dẫn, độc đáo cả về nội dung và hình thức trên các ấn phẩm báo Xuân từ năm 1865 đến 2000 được hiện diện tại Tọa đàm và Trưng bày 'Xuân xưa trên báo Tết 1865-2000'.