Sau 50 năm đất nước thống nhất, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng nâng lên.
Sáng ngày 14/3, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng cùng lãnh đạo thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đến thăm hỏi 8 mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn thị xã.
Ngày 14/3, tại xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), UBND thị xã Ngã Năm tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Vĩnh Quới đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Tham dự có các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Trần Văn Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Ngã Năm; Võ Minh Thắng - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND thị xã Ngã Năm; Kim Thái Phong - Chủ tịch UBND thị xã Ngã Năm; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thị xã Ngã Năm.
Nhiều mô hình mới, cách làm hay trong công tác bảo vệ môi trường của Thị đoàn Ngã Năm, các cấp hội nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã đem lại nhiều giá trị tích cực, hiệu quả trong việc hạn chế rác thải nhựa, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân…
Ngày 24/2, đồng chí Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Ngã Năm đã đi khảo sát thực tế các công trình thuộc danh mục đầu tư công trong năm 2026 trên địa bàn Phường 3, xã Mỹ Bình, xã Long Bình và xã Vĩnh Quới. Cùng đi có đồng chí Võ Minh Thắng - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng).
Sáng ngày 5/2, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2021 - 2025. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan là thành viên hội đồng; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
Ngày 15/1, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp rà soát các tiêu chí, hồ sơ thực hiện huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Tham dự có đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan; lãnh đạo Huyện ủy, UBND các huyện: Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị.
Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer trên địa bàn thị xã Ngã Năm là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Với quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương triển khai xây dựng nhà ở để giúp người dân đón tết Nguyên đán trong ngôi nhà mới. Đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong hội viên, từng bước giúp hội viên thoát nghèo.
Ngày 31/12, Công an TP Hải Phòng thông tin, vừa qua, Công an các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An đã phá 1 ổ nhóm, bắt giữ 8 đối tượng liên quan tội phạm về ma túy.
Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn.
Cây mãng cầu xiêm bén rễ và phát triển tươi tốt trên vùng đất trũng phèn đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn, giúp nhiều nông dân ở xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đổi đời.
Đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số được giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả và kịp thời nhiều giải pháp. Từ đó, đã tạo điều kiện, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tập trung phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Những năm qua, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đời sống người dân nâng lên.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cần sự chung sức của cả hệ thống chính trị và sự quyết tâm cao của hộ dân vượt khó, thoát nghèo. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm đó, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã triển khai và thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm số hội viên nghèo, cận nghèo, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cần sự chung sức của cả hệ thống chính trị và sự quyết tâm cao của hộ dân vượt khó, thoát nghèo. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm đó, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã triển khai và thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm số hội viên nghèo, cận nghèo, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Nhờ khai thác lợi thế địa phương, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi các mô hình sản xuất phù hợp, nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã.
Trái cây thường được người dân mua nhiều để trưng trong dịp tết Nguyên đán là bưởi, mãng cầu, xoài, sung, đu đủ… Do đó, các nhà vườn canh tác các loại cây trồng này đang tích cực xử lý, chăm sóc cây, trái để kịp bán đúng vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 1 trong 7 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, tạo tiền đề giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) tham gia phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm; tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống bình quân của hộ, giúp hộ dân từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nắm bắt cơ hội, em Giang Thị Mạnh Tùng, ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) từ một nữ công nhân may đã vươn lên, làm chủ cơ sở may gia công và giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều phụ nữ ở nông thôn.
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có dân số 81.115 người, với 19.567 hộ, trong đó dân tộc Khmer có 5.382 người, chiếm 6,63%. Kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số là sản xuất nông nghiệp, số ít làm nghề kinh doanh, buôn bán. Trong những năm qua, với nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần rất lớn trong giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại thị xã Ngã Năm, qua đó góp phần cùng địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hơn 10 năm qua, Thượng tọa Thích Định Hương - Trụ trì chùa Vĩnh Phước, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã vận động xây 140 cây cầu cùng nhiều căn nhà tình thương, khoan cây nước, làm lộ đal ở vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sóc Trăng.
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 7,6%. Thời gian qua, phong trào 'Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp' đã được Thị đoàn Ngã Năm triển khai đồng bộ, có sức lan tỏa sâu rộng. Từ phong trào, nhiều đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế ở địa phương.
Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%. Các dân tộc cùng sinh sống chan hòa, đoàn kết xây dựng quê hương.
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 7,6% trong tổng số dân toàn thị xã, khoảng trên 6.200 người. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp, thời gian qua thị xã Ngã Năm đã tăng cường mở các lớp dạy nghề, qua đó mang lại những kết quả tích cực.
Việc xây dựng nông thôn mới ở Sóc Trăng, giúp nâng cao đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có việc ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông.
Với mục tiêu từng bước chuyển đổi tư duy từ 'phát triển sản xuất nông nghiệp' sang tư duy 'phát triển kinh tế nông nghiệp', đã giúp lĩnh vực nông nghiệp Sóc Trăng phát triển bền vững
Tại Sóc Trăng, có hơn 1.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng nhà mới, chuyển đổi ngành nghề phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025.
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thuộc khu vực vùng trũng nên hằng năm, mùa nước nổi kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11. Đây là thời điểm đã thu hoạch xong vụ lúa Hè - Thu, nước tràn về trên khắp các cánh đồng. Tận dụng nguồn nước trên đồng, nông dân tại một số địa phương trên địa bàn thị xã Ngã Năm nuôi cá đăng quầng (đăng bằng lưới quản lý cá trên ruộng); nuôi cá trong vèo; nuôi cá trong bờ bao để tăng thêm thu nhập.
Dự báo thời tiết 6/10/2024, khu vực từ Đà Nẵng - Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Bắc Bộ tiếp diễn tiết trời mùa thu lạnh về đêm và sáng sớm.
Việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, ưu tiên giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng luôn được quan tâm đầu tư đúng mức, mang lại hiệu quả tích cực.
Tỉnh Sóc Trăng có gần 1,2 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35% dân số, tỷ lệ người Khmer nhiều nhất cả nước (với hơn 30,1% tương đương khoảng 362 nghìn người).
Vừa qua, VKSND thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng tiến hành trực tiếp kiểm sát công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng (thi hành án treo) tại 4/4 UBND xã, phường trên địa bàn.
Sáng ngày 25/9, đoàn cán bộ của tỉnh Sóc Trăng do đồng chí Trần Văn Việt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà cho đại đức, sư sãi, Ban Quản trị chùa Ô Chum, gia đình chính sách, người có uy tín trên địa bàn xã Vĩnh Quới và Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Lên, ấp Mỹ Tân, xã Mỹ Bình nhân dịp Lễ Sen Đôn Ta năm 2024. Cùng đi với đoàn có các đồng chí: Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Ngã Năm; Nguyễn Văn Triều - Tổng Biên tập Báo Sóc Trăng; lãnh đạo UBND thị xã Ngã Năm.
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chúng tôi tháp tùng đoàn lãnh đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng đến thăm Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Nguyệt Hồng, tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo, phường 10, thành phố Sóc Trăng.
Chúng tôi đến thăm bà Lưu Nguyệt Hồng tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo, phường 10, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) theo lời hẹn. Lần gặp này vô cùng ấn tượng khi Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) - 'nữ du kích Ngã Năm' năm xưa cho chúng tôi xem tấm ảnh mà bà gọi là 'rất hiếm hoi trong cuộc đời'. Đó là tấm ảnh bà Lưu Nguyệt Hồng vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay, ân cần hỏi thăm về gia đình, sức khỏe, cuộc sống... Đây cũng là lần đầu tiên 'nữ du kích Ngã Năm' Lưu Nguyệt Hồng được gặp trực tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cây mãng cầu xiêm bén rễ và phát triển tươi tốt trên vùng đất phèn mặn đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn, giúp nhiều nông hộ thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đổi đời.
Cây mãng cầu gai gốc ghép bình bát là một trong những loại cây trồng chính trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), bởi mãng cầu thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất trũng phèn. Nhờ hiệu quả kinh tế do cây mãng cầu gai đem lại mà đời sống của hầu hết hộ dân đã vươn lên khá, giàu bền vững.
Cà phê tăng 5.000 đồng/kg trong tuần, sầu riêng tăng mạnh, mãng cầu xiêm cho thu nhập cao, hồ tiêu tiếp đà tăng, thanh long giảm giá.
Theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thị xã Ngã Năm, thị xã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng của địa phương, trong đó, có sản phẩm trà, bánh, mứt từ mãng cầu xiêm.
* Bạn đọc Vũ Quang Vân ở xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như thế nào?
Chợ nổi Ngã Năm cách thành phố Sóc Trăng khoảng 60km, đây là chợ nổi có bề dày lịch sử hơn trăm năm, mang đậm văn hóa sông nước một thời của vùng sông nước đất Cửu Long.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thị xã Ngã Năm lần thứ III năm 2024 là sự kiện chính trị quan trọng. Đại hội vui mừng, phấn khởi trước những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thị xã đã đạt được trong thời gian qua; kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS được quan tâm đầu tư, công tác phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Trưa 3/5, tại Sóc Trăng cơn mưa lớn đầu mùa xuất hiện tại các huyện, thị xã, thành phố khiến người dân phấn khởi. Đây được xem là cơn mưa giúp hạ nhiệt và cung cấp nước phục vụ sản xuất lúa cho nông dân địa phương.