'Tìm kiếm vị trí nạn nhân như tìm kiếm người thân của mình', mệnh lệnh từ trái tim đã thôi thúc bản lĩnh, tinh thần các thành viên Đội sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn của Bộ đội Biên phòng tham gia đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong sứ mệnh nhân đạo tại tỉnh Hatay, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa động đất ngày 6/2 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Vượt qua những khó khăn, thách thức của điều kiện thời tiết, cơ sở vật chất và sự khác biệt về ngôn ngữ …, các thành viên Đội sử dụng chó nghiệp vụ thuộc Trường trung cấp 24 Biên phòng, Bộ đội Biên phòng (BĐBP), lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo đảm an toàn tuyệt đối cho lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, xứng đáng với sự tin tưởng và trọng trách được giao.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của QĐND Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn gồm 9 cán bộ và 6 chú chó nghiệp vụ vừa hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả tại Thổ Nhĩ Kỳ và trở về nước mạnh khỏe, an toàn. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tá Trần Quốc Hương, Cụm trưởng Cụm cơ động 1, Trường Trung cấp 24 Biên phòng về lần thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này.
Sau khi thảm họa động đất diễn ra vào ngày 6/2 khiến Thổ Nhĩ Kỳ và Si-ri-a (Syria) bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Việt Nam đã cử ngay đoàn cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng sang trực tiếp hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân và khắc phục hậu quả sau động đất. 24 cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an và 76 cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trở thành '100 đại sứ nhân dân' giúp bạn bè quốc tế hiểu về đất nước, tình cảm và trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng và nhân loại.
Sau 10 ngày (từ ngày 13 đến 22/2) thực hiện nhiệm vụ, 9 huấn luyện viên và 6 chó nghiệp vụ Trường Trung cấp 24 Biên phòng (thuộc Đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn BĐBP) cùng Đoàn cứu hộ, cứu nạn QĐND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với các huấn luyện viên chó nghiệp vụ Trường Trung cấp 24 Biên phòng, lần ra quân đầu năm tham gia nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã đem lại nhiều cảm xúc khó quên.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, 6 chú chó nghiệp vụ mang tên Ê Py, Javo, Pocka, Or Tơ, Vat và Tôm Pa chính là lực lượng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đất bạn.
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), vượt nghìn dặm xa xôi, những chiến sĩ thuộc Binh chủng Công binh và lực lượng biên phòng trong đoàn công tác của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không quản ngại hiểm nguy, vất vả, thiếu thốn, góp sức thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Hatay - một trong 3 địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa động đất ngày 6/2 vừa qua.
Chồng lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế, ở nhà, những người vợ vừa thay chồng chăm sóc cho con cái, vừa chăm lo cho nội ngoại hai bên gia đình. Dù gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhưng những người vợ lính Biên phòng luôn động viên, chia sẻ và là hậu phương vững chắc để chồng yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 14/2, sau khi hạ cánh an toàn tại thành phố Antakya thuộc tỉnh Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn BĐBP cùng đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của QĐND Việt Nam đã di chuyển đến vị trí đóng quân và bắt đầu triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.
Sáng 13/2, đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của QĐND Việt Nam đã đáp chuyến bay xuống sân bay Istanbul ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tại sân bay Istanbul, Thiếu tá Trần Quốc Hương, Cụm trưởng cụm cơ động 1, Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Đội trưởng Đội Chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn cho biết, các thành viên trong đội đã sẵn sàng, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả 76 quân nhân thuộc lực lượng tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa của Quân đội nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng lên đường thực hiện sứ mệnh nhân đạo quốc tế.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về việc cử lực lượng lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhiệm vụ quốc tế, cứu hộ cứu nạn thảm họa động đất, ngày 11-2, tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức Lễ xuất quân cử cán bộ và chó nghiệp vụ lên đường thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện phương châm đối ngoại của Đảng, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế; từ truyền thống, đạo lý nhân đạo, tương thân, tương ái của dân tộc; thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định cử lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam sang tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiều 10/2, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Lễ xuất quân cử cán bộ và chó nghiệp vụ tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP dự và giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ. Cùng dự có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; thủ trưởng các phòng, ban cơ quan chức năng Bộ Tư lệnh BĐBP.
Trước thảm họa do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động quốc tế, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cử lực lượng 76 cán bộ chiến sĩ sang giúp nước bạn.
Để những công nhân cảm thấy ấm lòng khi đón Tết xa quê, các cơ quan, ban ngành lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà Tết, lì xì đầu năm… trong những ngày Tết nguyên đán.
Khi Tết đến Xuân về, nhiều chủ trọ còn chơi sang khi chi hàng chục triệu đồng tổ chức tiệc tất niên, tặng quà Tết cho người thuê trọ
Cứ mỗi dịp sau Tết, khắp các vùng quê Hương Sơn, người dân tưng bừng thu hoạch lộc nhung. Cùng với đó là dịch vụ cắt nhung thuê ra đời, kiếm bội tiền mỗi khi mùa cắt lộc nhung đến.
Đồng chí Lê Đức Thọ tức Phan Đình Khải sinh ngày 10-10-1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (sau này là xã Nam Vân, huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định (xã Nam Vân nay thuộc thành phố Nam Định), trong một gia đình nhà nho khá giả thời bấy giờ.
Tự hào kể về lực lượng Công an chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chia sẻ với chúng tôi về những kỷ niệm khó quên trong quá trình thực hiện chương trình 'Những cánh chim tiếp lửa', nữ đạo diễn trẻ Đặng Thúy Quỳnh cũng cho biết, những trang tư liệu lịch sử, những kỷ vật của lực lượng này vẫn còn rất nhiều...
Năm 16 tuổi, tiểu thư đài các Nguyễn Thị Mỹ Nhung quyết định lựa chọn con đường hoạt động tình báo với bí danh Tám Thảo. Cuộc đời bà là vinh quang, nước mắt với nhiệm vụ bí mật, những cuộc đối trí một mất một còn ngay trong lòng địch.
Không chỉ san sẻ khó khăn, nhiều chủ nhà trọ còn chỉ bảo công nhân cách sống, sinh hoạt cho phù hợp với văn minh đô thị
Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tại cuộc họp khẩn với các sở ngành, lực lượng vũ trang thành phố vào chiều 27-10, triển khai công tác ứng phó với mọi tình huống xảy ra khi bão số 9 đổ bộ đất liền.
Ðại tướng TÔ LÂMỦy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công anTrong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng công an nhân dân (CAND) tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng; vừa bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, vừa tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở chiến trường miền nam.
Chương trình truyền hình thứ ba, ngày 13/10/2020 gồm những nội dung chính sau:
Chương trình truyền hình thứ hai, ngày 12/10 gồm những nội dung chính sau:
Năm 1976, khi nhắc lại cơ sở in tại Tráng Việt, đồng chí Trường Chinh đánh giá đây là 'Nhà in ty-pô đầu tiên của Đảng ta'. Nhà in ấy nằm trong một gian nhà tranh vách đất nhô sát bờ sông thuộc làng Tráng Việt, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên (nay là huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) bên phía tả ngạn sông Hồng.