Sáng 11/11, Quốc hội chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. Bên lề Kỳ họp, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tin tức, một số đại biểu cho rằng phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng đã đi thẳng vào các vấn đề nóng như: Thị trường vàng, kiểm soát nợ xấu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải khi được ĐBQH chất vấn về giải pháp tiếp tục giảm lãi suất để doanh nghiệp, người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cấm cho vay bất động sản. Đó là khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khi trả lời đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn sáng nay 11/11.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết các tổ chức tín dụng đã cho vay mới 27.000 tỉ đồng, hạ lãi suất khoảng 82.000 tỉ đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 9, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,55%, gần bằng mức cuối năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho một sàn giao dịch nào về kinh doanh ngoại hối. Nếu người dân giao dịch tại các sàn này, sẽ có hệ lụy là bị lừa đảo.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Thị Hồng đã trả lời câu hỏi của đại biểu liên quan đến tình hình nợ xấu.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đối với các nợ xấu hiện hữu thì tích cực xử lý nợ xấu, thông qua đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ hoặc phát mại tài sản.
'Nhiều nước đã cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước, quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này ra sao'?
Chia sẻ bên lề phiên chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng sáng 11/11, một số đại biểu đánh giá cao ngành ngân hàng có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách tiền tệ; đồng thời đề nghị tiếp tục có các giải pháp căn cơ quản lý thị trường vàng, đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản nhằm giải ngân nhanh gói hỗ trợ cho vay mới và hạ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 29 thẩm tra các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố.
Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, nhưng tới nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc ngân hàng bán chéo sản phẩm bảo hiểm.
Về quy định tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng chứng khoán riêng lẻ từ 1 năm lên 3 năm, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Chiều 24/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức họp phiên toàn thể lần thứ 28 (lần 2). Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Mặc dù đã phát huy vai trò 'bà đỡ', 'lá chắn' tránh tổn thất khi có rủi ro, song ngành Bảo hiểm Việt Nam phát triển vẫn chưa xứng tầm, cần có sự tuyên truyền sâu và rộng hơn để người dân thêm tin tưởng, giúp thị trường bảo hiểm hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước và khu vực.
Chiều 20/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 28 (lần 1) thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Sáng 26/9, tại Nhà Quốc hội, trong khuôn khổ chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 26 (đợt 2), Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên đồng chủ trì phiên họp.
Sáng 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (đợt 2) thẩm tra các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Quảng Ninh, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên đồng chủ trì phiên họp.
Sáng 26/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 26 (đợt 2), Ủy ban Pháp luật thẩm tra Tờ trình của Chính phủ đề nghị bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên đồng chủ trì phiên họp.
Chiều 20/9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành chủ trì phiên họp.
Ngày 19/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang đồng chủ trì phiên họp.
Chiều 19/9, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 26, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị bổ sung 03 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Phương Thủy, Trần Hồng Nguyên đồng chủ trì phiên họp.
Do thực hiện một cách 'cơ học', việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TƯ trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đều chưa đạt yêu cầu.
Việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô tại Việt Nam là vô cùng quan trọng, tuy nhiên cần hài hòa lợi ích để đỡ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Việc tổ chức quán triệt, triển khai thi hành các đạo luật và Nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua có ý nghĩa rất quan trọng để luật đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực.
Chiều 11/7, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Trung tướng Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Nông nhằm phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng không nhân dân (PKND).
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Nêu ra hiện trạng nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần triển khai đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Đó là 2 vấn đề cử tri xã Tân Hải, thị xã La Gi quan tâm kiến nghị được trả lời tại buổi tiếp xúc giữa bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị Bình Thuận với cử tri trên địa bàn xã.
Chiều ngày 14/6, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023' tổ chức Phiên họp thứ Hai. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Đoàn giám sát chủ trì phiên họp.
Khán giả Cố đô đội áo mưa, che ô, hát vang những giai điệu quen thuộc của 'Vùng ký ức,' 'Và thế là hết'... đến tối muộn dù mưa lúc ngớt, lúc lớn.
Ngày 15/5, Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa phục vụ dự án (DA) đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Bình. Cùng đi có đồng chí Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Luật Nhà ở 2023 với nhiều quy định mới, trong đó có việc ưu đãi cho chủ đầu tư nhà ở xã hội: Vẫn được lợi nhuận là 10%, còn đối với phần 20% đất để xây dựng nhà ở thương mại hoặc kinh doanh công trình dịch vụ thương mại, thì chủ đầu tư sẽ phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần đất này, nhưng được kinh doanh tự do và hưởng lợi nhuận.
Luật Nhà ở năm 2023 đã quy định nhiều chính sách mới quan trọng để phát triển nhà ở xã hội, nhằm đáp mong mỏi của hàng triệu người dân có nơi 'an cư, lạc nghiệp'. Tuy nhiên, để những chính sách này đi vào cuộc sống cần có sự hướng dẫn đồng bộ, khả thi.
Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, để sớm đưa chính sách đi nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Luật Nhà ở năm 2023 đã quy định nhiều chính sách mới quan trọng để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của chính sách nhà ở xã hội, cộng đồng doanh nghiệp đang mong chờ sự ra đời của văn bản hướng dẫn thi hành Luật, bảo đảm cả chất lượng và tiến độ.