Nửa đầu năm 2025 đã trôi qua với kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên năm nay, các doanh nghiệp khó có thể dự báo được tình hình cuối năm bởi tất cả đều phụ thuộc vào kết quả đàm phán thuế đối ứng với Mỹ.
Với mục tiêu đồng hành cùng thị trường nội địa phát triển lành mạnh và bền vững, báo chí đã đóng góp sắc nét vào việc truyền dẫn nhận thức khích lệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Báo chí và văn hóa doanh nghiệp đang ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong việc xây dựng thương hiệu, phát triển năng lực cạnh tranh, duy trì sự bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số.
Nhiều khi doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng phải bỏ cuộc vì bị 'ma trận thủ tục' vây kín. Đây không còn là chuyện mới, nhưng nút thắt này vẫn chưa được tháo gỡ một cách căn cơ.
Báo chí được nhìn nhận luôn là người bạn đồng hành tin cậy, một cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và công chúng, đặc biệt trong 'cuộc chiến' chống hàng giả.
Hội thảo 'Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới' nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi cởi mở, thực chất và mang tính chiến lược giữa những người làm báo, giới doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia truyền thông và quản trị.
Doanh nghiệp (DN) Việt đang từng bước chuyển từ vai trò hỗ trợ sang dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhận định nhiều đơn vị vẫn thiếu quyết đoán trong chiến lược thương hiệu và đổi mới mô hình kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động và áp lực phục hồi sau đại dịch, Chính phủ đã trình Quốc hội đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) từ mức 10% xuống còn 8%, áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026. Đây là lần đầu tiên chính sách giảm thuế VAT được đề xuất kéo dài tới 18 tháng, với phạm vi mở rộng hơn so với các đợt trước.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang định hình lại theo hướng bền vững và thông minh hơn, ngành dệt may Việt Nam đứng trước hai 'cánh cửa' phải mở cùng lúc: Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Khi ranh giới giữa vi phạm dân sự và xử lý hình sự chưa rõ ràng thì 'Hình sự sự hóa' từng là nỗi lo có thật với nhiều doanh nghiệp tư nhân. Nhưng giờ đây, một bước ngoặt đã đến từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị - với cam kết rõ ràng: không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.
Nhiều doanh nghiệp đang tăng công suất để kịp giao hàng cho các đối tác ở Mỹ trước ngày 9/7 - thời điểm Chính phủ Mỹ xem xét lại chính sách thuế đối ứng áp lên hàng nhập khẩu vào nước này.
Việc Hoa Kỳ công bố sẽ áp thuế đối ứng ở mức cao với hàng hóa nhập khẩu vào nước này đang đặt ra những thách thức lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp cần tranh thủ lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia và đã có hiệu lực để khai thác, mở rộng thị trường.
Một trong những chính sách quan trọng thời gian qua là giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Phương án giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) nhiều ngành hàng hóa, dịch vụ từ 10% còn 8% đã được đặt lên bàn Quốc hội. Các chuyên gia dự báo, việc giảm 2% thuế VAT sẽ góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ; đồng thời giúp DN giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm của DN tăng khả năng cạnh tranh.
Bộ Chính trị đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia.
Việc Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đã và đang được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm và đánh giá rất cao. Nghị quyết được xem là bước ngoặt lịch sử, tạo niềm tin, là điểm tựa cực kỳ quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Với những cải cách sâu rộng, rõ mục tiêu, chuyển hướng từ quản lý sang kiến tạo, Nghị quyết số 68- NQ/TW đang mở ra chương mới cho kinh tế tư nhân Việt Nam. Nhưng thành công sẽ phụ thuộc vào tốc độ hành động và độ sâu thể chế, cũng như ở tư duy của mỗi doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, nếu chậm chân, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng này.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Phát biểu tại Tọa đàm 'Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc', nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) diễn ra chiều 10/5, TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hanoisme mong muốn Chính phủ đóng vai 'nhạc trưởng' trong cải cách thủ tục, bảo vệ quyền tài sản, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp.
Để thương hiệu Việt Nam thực sự vươn tầm thế giới, cần có sự chung tay của cả cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ Chính phủ và sự tin yêu của người tiêu dùng. Khi cơ chế, chính sách được tháo gỡ, bản thân các doanh nghiệp phải có khát vọng vươn tầm để phát triển.
Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần được thực thi hiệu quả, tập trung vào những 'điểm yếu' của khối doanh nghiệp này như công nghệ, nhân lực, nguồn vốn…
Ngày 9.5, tại Ninh Bình, Hiệp hội Pháp chế doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội nghị lần thứ 2, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
'Nghị quyết 68 là bước ngoặt lớn tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân bứt phá, phát triển xứng tầm trong khu vực và toàn cầu', ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10 nhấn mạnh khi chia sẻ quan điểm về Nghị quyết 68 vừa được Bộ Chính trị ban hành.
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công khẳng định, Báo cáo PCI 2024 cho thấy một bức tranh tích cực về cải thiện điều hành kinh tế cấp tỉnh. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 lần đầu tiên ghi nhận thành phố Hải Phòng vươn lên đứng đầu.
Các chuyên gia nhận định, chưa bao giờ vai trò của kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh những thách thức, diễn biến của vòng xoáy thuế quan tại Mỹ cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào Mỹ. Chính vì thế, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất xanh nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Trước thách thức của biến động kinh tế toàn cầu với rủi ro chính sách thương mại, nhiều doanh nghiệp Việt nhận định đây là cơ hội để sản xuất made in Việt Nam trỗi dậy, mở ra bước đi tăng trưởng mới.
Với độ tin cậy, cùng các bước kiểm duyệt kỹ càng thông tin trước khi đưa lên mặt báo, báo chí chính thống là kênh truyền thông không thể thiếu, góp phần lớn vào sự lan tỏa thương hiệu của DN đến gần hơn với công chúng.
Sau thông báo hoãn áp thuế, rất nhiều đơn hàng đã quay trở lại. Nhiều đơn hàng dệt may, da giầy có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng của Mỹ.
Gần 70 năm nỗ lực, cống hiến, Trường Cao đẳng Long Biên trở thành biểu tượng bền bỉ của khát vọng tri thức và chất lượng giáo dục nghề tại Việt Nam.
Ngày 12/4, Trường Cao đẳng Long Biên (LBC) công bố bộ nhận diện thương hiệu mới; công bố thông tin tuyển sinh và chính sách học bổng, hỗ trợ tài chính năm 2025 cho sinh viên, đồng thời ký kết hợp tác chiến lược với một số doanh nghiệp hàng đầu trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên.
Ông Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Long Biên cho biết, nhà trường cam kết 'Đi học có lương - ra trường có việc'.
Dự kiến 2/4, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức công bố chính sách thuế quan mới nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa và điều chỉnh cán cân thương mại.
Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới với nhiều tiềm năng và cam kết phát triển bền vững. Việc 'xanh hóa' ngành dệt may được cho là lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế sang Việt Nam đầu tư được coi là cơ hội để thúc đẩy ngành dệt may phát triển mạnh mẽ.
Những năm gần đây, bên cạnh hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may không ngừng đầu tư, thiết kế các loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây được coi là bước đi thích hợp trước bối cảnh khó đoán định của thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp duy trì nguồn lực, thúc đẩy sản xuất.
Những thông điệp mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho cộng đồng doanh nghiệp quyết tâm vượt những rào cản thị trường, để khu vực xuất khẩu đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các đơn vị trong Tập đoàn đã có đủ đơn hàng sản xuất tới hết quý II/2025 và đang tiếp tục đàm phán ký kết các đơn hàng trong quý III.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, sau gần một tuần triển khai, số thu thuế đã đạt gần 50 tỷ đồng. Nếu tính theo mức thuế 10%, ngân sách nhà nước có thể thu về 2.700 tỷ đồng mỗi năm bởi trung bình tổng giá trị nhập khẩu qua chuyển phát nhanh được miễn thuế lên đến 27 nghìn tỷ đồng. Việc thu thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị nhỏ đã đạt được hiệu quả tích cực bước đầu.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng trước trở ngại thị trường.
Nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung đang hiện hữu ngày càng rõ nét và khả năng bão thuế toàn cầu có thể gây nhiều tác động tới các nền kinh tế; trong đó có Việt Nam.
Hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng. Điều này sẽ giúp hàng hóa Việt Nam thêm cơ hội cạnh tranh tại thị trường nội địa.
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD (tăng 3 - 4 tỷ USD so với năm 2024). Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho sản xuất xanh, ứng dụng Al vào các công đoạn sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế, mở rộng thị phần…
Năm nay, do các doanh nghiệp và địa phương tăng cường công tác thông tin về thị trường, tăng cường kết nối cung cầu và điều tiết, nên đã góp phần ổn định lực lượng lao động.
Xuất khẩu dệt may có tín hiệu tích cực từ đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp đã nhận sản xuất đơn hàng tới quý III năm nay.
Từ ngày 18/2, hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát nhanh sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo các chuyên gia, chính sách này sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nhập khẩu khi cả hai cùng chịu thuế VAT như nhau và cùng phải chịu kiểm tra chuyên ngành, an toàn thực phẩm.
Ngành dệt may đang đón nhận tín hiệu tăng trưởng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... khi nhiều đơn vị hiện đã có đơn hàng hết quý II, thậm chí đến quý III, hứa hẹn một năm bội thu.
Như một xu thế tất yếu, khi các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) và lấy đó làm tiêu chuẩn đầu vào để 'sát hạch' những mặt hàng, sản phẩm vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đã đặt ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất cần có sự chuyển dịch phù hợp.
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu bất ổn, khó lường, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần nắm bắt lợi thế, cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do