Với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ, trong nhiều năm qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn tỉnh được đánh giá là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều hộ nghèo đã được thụ hưởng chính sách, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng không còn xu hướng mà là yêu cầu cấp thiết. Đây không chỉ là câu chuyện công nghệ mà là hành trình thay đổi cách tiếp cận, cách phục vụ và cách sống để mỗi đồng vốn chính sách đến được đúng đối tượng, đúng lúc. Thực hiện chủ trương của ngành, những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong quản lý tín dụng chính sách.
Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại tỉnh Cà Mau khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng, góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Với tổng số 2.644 tổ TK&VV đang hoạt động, mạng lưới này thực sự là 'cánh tay nối dài' giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước lan tỏa sâu rộng đến từng địa bàn, từng hộ dân.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Trị đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ số, phát triển mô hình ngân hàng số trong hoạt động tín dụng chính sách. Qua đó, đơn vị không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung ứng các sản phẩm ngân hàng an toàn, tiện lợi, gia tăng tiện ích và trải nghiệm cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Suốt 20 năm qua, bà Nguyễn Thị Danh - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, không quản ngại khó khăn, luôn tâm huyết, trách nhiệm với công việc, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách. Qua đó, góp phần giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, vươn lên phát triển kinh tế.
Thời gian qua, công tác kiểm tra hoạt động của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV), Ban Quản lý tổ và tổ viên Tổ TK&VV luôn được các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác quan tâm chú trọng. Bên cạnh đó, việc thực hiện duy trì giao dịch định kỳ tại xã, thị trấn luôn được các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách cho các đối tượng thụ hưởng.
Chiều 30-5, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của chủ tịch UBND các xã, phường trong hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn TP. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng kiểm Trường ban Ban Đại diện HĐQT Chi nhánh NHCSXH TP Hồ Kỳ Minh chủ trì Hội nghị.
Ngày 29/5, Đoàn khảo sát của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đã làm việc, khảo sát hoạt động ủy thác của Chi nhánh tỉnh Sơn La.
Thông qua mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, từ đó đầu tư sản xuất, tạo sinh kế bền vững, cải thiện thu nhập và vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã đặt 168 điểm giao dịch tại 168 trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhân dân được tiếp cận với các chính sách tín dụng một cách thuận tiện nhất.
Không chỉ là cầu nối tín dụng, Hội LHPN Hà Tĩnh còn là lực lượng nòng cốt trong 'giảm nghèo về thông tin' - giúp hàng vạn phụ nữ tiếp cận kịp thời chính sách vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, khởi nghiệp, từng bước thoát nghèo bền vững.
Ngày 23/5, tại Lâm Đồng, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã có chương trình làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tín dụng chính sách 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông, nhằm khảo sát về hoạt động ủy thác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại địa phương.
Ngày 23/5, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam, do ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát hoạt động ủy thác tín dụng chính sách tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai.
BBK- Ngày 20/5, Đoàn công tác Ban đại diện HĐQT- NHCSXH tỉnh Bắc Kạn do bà Triệu Thị Thúy, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban đại diện HĐQT huyện Bạch Thông, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện và xã Nguyên Phúc về tình hình tín dụng chính sách trên địa bàn.
Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã không ngừng cải tiến, sắp xếp mạng lưới điểm giao dịch xã theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Với 194 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn (gọi tắt là điểm giao dịch xã), Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thực hiện tốt phương châm 'Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã' giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đồng thời tiết kiệm chi phí đi lại. Hoạt động của các điểm giao dịch xã được ví như ngân hàng lưu động của người nghèo.
Ngày 20/5, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn (HĐQT NHCSXH) do đồng chí Triệu Tiến Trình, Bí thư Tỉnh đoàn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Chợ Mới để kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn.
Trên hành trình đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau không ngừng thi đua, phát huy vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng. Ðội ngũ nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong cách làm, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận nguồn vốn, ổn định cuộc sống.
Điểm giao dịch xã là mô hình hoạt động đặc thù, sáng tạo riêng có của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Tại huyện Điện Biên, hoạt động của Điểm giao dịch xã đã giúp người nghèo và đối tượng chính sách khác tiết giảm thời gian, chi phí đi lại, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời, thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo an sinh xã hội.
Dòng vốn tín dụng chính sách (TDCS) mang sứ mệnh cao cả đã và đang tìm đúng 'địa chỉ đỏ' để lan tỏa vào đời sống người dân Yên Bái. Hành trình ấy được thực hiện thông qua những tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), mô hình được ví như cầu nối bền chặt, tin cậy, chắp cánh cho bao giấc mơ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Thời qua qua, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã giúp nhiều hộ dân vùng biên tiếp cận hiệu quả vốn tín dụng chính sách, đầu tư vay vốn, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Yên Sơn đã có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn trên địa bàn xã Tân Hòa (Phú Bình) đã có thêm nguồn lực để đầu tư sản xuất, từng bước vươn lên trong cuộc sống.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã kịp thời giải ngân nguồn vốn ưu đãi, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Sáng 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức Hội nghị quán triệt công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn vay ủy thác qua tổ chức Đoàn năm 2025 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Từng là huyện vùng cao với đa số đồng bào Mông sinh sống, đối diện với nhiều khó khăn như hạ tầng lạc hậu và đời sống nghèo khó, Trạm Tấu giờ đây đang khoác lên mình một diện mạo tươi sáng. Những nếp nhà xiêu vẹo, tạm bợ đã dần lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho những mái ấm kiên cố, khang trang. Tiếng gió rít lạnh lẽo qua khe vách năm nào đã tan trong tiếng cười nói rộn ràng của cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. 'Đòn bẩy' mạnh mẽ, mang đến luồng sinh khí mới ấy chính là dòng chảy tín dụng chính sách (TDCS) - nguồn vốn như mạch nước ngầm bền bỉ, đang âm thầm tưới mát, hồi sinh và kiến tạo nên một Trạm Tấu đầy sức sống hôm nay.
Bước vào những ngày đầu quý II/2025, việc giải ngân các chương trình tín dụng chính sách diễn ra rất khẩn trương, bận rộn, tuy vậy, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình, ông Trần Văn Tài vẫn dành thời gian để đưa chúng tôi đến những thôn xã đặc biệt khó khăn trên miền núi biên giới và ngoài vùng bãi ngang, ven biển.
Ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp - Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lâm Đồng chủ trì Cuộc họp đánh giá hoạt động tín dụng chính sách xã hội quý I/2025 và triển khai nhiệm vụ quý II/2025.
Đồng hành, tạo điều kiện giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Thời gian qua, Huyện Đoàn Mai Châu phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai các hoạt động nhận ủy thác vốn vay chính sách. Qua đó giúp thanh niên Mai Châu có thêm điều kiện phát triển toàn diện, đóng góp tích cực vào thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Lạc là điểm sáng trong thực hiện tín dụng chính sách (TDCS). Nhiều năm liền đơn vị không có nợ quá hạn, nguồn vốn được chuyển tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Chỉ với vài chục hay vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vẫn có thể gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Hình thức gửi tiết kiệm này không chỉ giúp người gửi chủ động dành dụm chi tiêu, tạo thói quen tiết kiệm, mà còn tạo lập nguồn vốn tích lũy sử dụng trong tương lai, trong đó có việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tiền vay ngân hàng.
Thực hiện vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với người dân, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Quan Sơn đã khẳng định vai trò 'cánh tay nối dài' của NHCSXH, kịp thời đưa nguồn vốn đến người dân, giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, huyện Bảo Lạc đã có bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ cung cấp nguồn vốn thiết yếu, giúp hàng nghìn hộ gia đình thoát nghèo mà còn tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới nơi vùng cao biên giới.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Hỷ nhận ủy thác và quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giúp hội viên vay vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Từ nguồn vốn vay, nhiều hội viên phụ nữ có điều kiện sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống gia đình, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Ngày 8-4, tại trụ sở UBND phường An Hải Bắc, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) quận Sơn Trà đã tổ chức phiên giao dịch định kỳ hàng tháng nhằm giải ngân vốn vay ưu đãi cho các hộ dân thuộc diện chính sách trên địa bàn.
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, các hộ nông dân xã Hợp Lý (Lý Nhân) đã có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Những năm qua, từ vốn vay tín dụng chính sách của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có thêm nguồn lực để khởi nghiệp, lập nghiệp. Qua đó, nhiều mô hình thanh niên làm giàu đã hình thành, hoạt động hiệu quả.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành 'cánh tay nối dài', góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hữu Lũng đã thực hiện hiệu quả công tác huy động vốn qua tổ chức, cá nhân và qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Nhờ đó, từ đầu năm 2025 đến nay, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã thực hiện đạt 112,8% chỉ tiêu huy động vốn, đây là đơn vị có tỷ lệ hoàn thành cao nhất so với các huyện trong toàn tỉnh.