Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm đang trở thành giải pháp trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngày 24-6, tại Phân trại số 2, Trại giam Phú Sơn 4 (Bộ Công an), Tòa án nhân dân huyện Phú Lương tổ chức xét xử lưu động 3 vụ án hình sự.
Thực hiện Đề án phát triển thương mại - dịch vụ huyện giai đoạn 2021-2025, đến nay huyện Phú Lương đạt được nhiều kết quả tích cực.
Từ năm 1993 trở về trước, sản phẩm chè Việt Nam nói chung và chè Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) chỉ xuất khẩu sang 3 nước là Nga, Anh và Trung Quốc, nay đã mở rộng thị trường tiêu thụ lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời hoàng kim, hoạt động xuất khẩu chè của tỉnh khá nhộn nhịp với hàng chục công ty thu mua xuất khẩu, đặt nhà máy chế biến ở nhiều vùng chè.
Chè được xác định là cây trồng có tiềm năng đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có giá trị thương hiệu lớn của tỉnh Thái Nguyên. Nhiều vùng trồng chè nổi tiếng như: Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập, La Bằng, Khe Cốc, Tức Tranh,… không chỉ tạo ra loại đặc sản có giá trị kinh tế cao mà từ chất lượng, bao bì, tên gọi, màu sắc, trà Thái Nguyên còn tạo nên một sản phẩm truyền thống mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Thái Nguyên.
Từng được ví như 'linh hồn' của thương hiệu chè Thái Nguyên, chè trung du nay chỉ còn lại trên một phần nhỏ đất chè. Tuy nhiên, vẫn có những người âm thầm giữ lấy giống chè cổ như giữ một phần ký ức, giữ lại cốt cách riêng của đất chè. Họ kiên trì phục hồi, ứng dụng kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, để không chỉ 'giữ hồn' chè trung du mà còn nâng tầm giá trị của nó trên thị trường.
Nhằm bảo đảm an toàn hành lang lưới điện, thời gian qua, Điện lực Phú Lương (Công ty Điện lực Thái Nguyên) tích cực triển khai nhiều giải pháp. Từ đó hạn chế tối đa các sự cố về điện, góp phần cung cấp nguồn điện ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp.
Phú Lương (Thái Nguyên) từng đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự đồng lòng của người dân và đặc biệt là sự hỗ trợ hiệu quả từ các tổ chức như Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, và sự tham gia tích cực của các HTX trên địa bàn, công tác giảm nghèo tại Phú Lương đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho hàng nghìn hộ gia đình.
Giai đoạn 2022-2025, huyện Phú Lương triển khai thực hiện 2 mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo, gồm: Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Huyện Phú Lương hiện có 23 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 12 xã, được quản lý và vận hành theo quy định. Trong đó, 3 công trình do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý; số còn lại do các tổ chức và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện quản lý, cung cấp nước sạch cho hơn 4.000 hộ dân.
Liên quan đến việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, UBND huyện Phú Lương vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cá nhân, mức phạt 7,5 triệu đồng/người.
Nhằm bảo đảm an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, huyện Phú Lương đang chỉ đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện đôn đốc nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, hoàn thiện 2 cây cầu dân sinh ở xóm Tân Bình 2, xã Vô Tranh và xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện hiệu quả các chính sách dành cho người có uy tín. Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để người có uy tín phát huy vai trò của mình trong việc vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ngày 22-4, Đoàn kiểm tra liên ngành (Đoàn số 3) của tỉnh kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 tại huyện Phú Lương.
Với mục tiêu quản lý quá trình sản xuất nông nghiệp, gắn kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng…, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã triển khai chương trình VNPT Green - Hệ sinh thái nông nghiệp số toàn trình tại Thái Nguyên, trong đó có huyện Phú Lương, nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Ngày 17-4, Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra nhằm đánh giá kết quả thực hiện 'Mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh Tức Tranh' (Phú Lương).
Ngày 17-4, tại xã Tức Tranh, UBND huyện Phú Lương tổ chức Hội thảo về nâng cao chất lượng hoạt động của các làng nghề chè, với sự tham gia của 70 đại biểu đại diện cho 45 làng nghề chè trên địa bàn.
Nhằm tạo cảnh quan xanh - sạch cho vùng chè, thời gian qua, bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, người dân các vùng chè trên địa bàn huyện Phú Lương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp. Qua đó, tạo không gian xanh mát, môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe cho chính những người trồng chè.
Chè tím trung du Thái Nguyên có nhiều công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe con người.
Khoảng 3 tháng trở lại đây, tình trạng xe tải trọng lớn thường xuyên lưu thông qua tuyến đường Tức Tranh - Vô Tranh - Giang Tiên (Phú Lương), tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, khiến người dân lo lắng. Chính quyền địa phương và bà con rất mong muốn các cấp, ngành chức năng sớm vào cuộc xử lý tình trạng trên.
Số liệu tính đến ngày 18-3, thu ngân sách trên địa bàn huyện Phú Lương đã đạt gần 85/111 tỷ đồng, bằng hơn 76% kế hoạch giao cả năm.
Với nhiều nỗ lực, đến nay tỉnh Thái Nguyên đã có 120/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 95,2%); 40 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 10 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Từ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo các xã có sự thay đổi tích cực theo hướng văn minh, hiện đại, trở thành những vùng quê 'đáng sống' trong dòng chảy nhộn nhịp hôm nay...
Chương trình 'Mẹ đỡ đầu' do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động từ tháng 10/2021 với mong muốn san sẻ tình cảm ấm áp, mang yêu thương, niềm vui đến với các em nhỏ mồ côi. Với ý nghĩa nhân văn ấy, hơn 3 năm qua, tại Thái Nguyên đã có hàng trăm trẻ mồ côi được che chở, yêu thương bởi những người mẹ thứ hai đặc biệt…
Trong Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021-2025, Thái Nguyên đề ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt khoảng 1.211.000 tỷ đồng, tăng bình quân từ 9%/năm trở lên. Theo đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển.
Thời gian qua tại Thái Nguyên, nhiều chương trình trao đổi, tập huấn về văn hóa trà, cách pha trà, nghệ thuật thưởng trà và ứng dụng trong việc phục vụ phát triển du lịch đã được tổ chức đến đông đảo tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp.
Ngày 4-3, huyện Phú Lương phối hợp với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công tổ chức buổi trao đổi về phát triển văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà Thái Nguyên. Tham dự chương trình có hơn 200 đại biểu là lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; cán bộ, giáo viên các trường THPT, THCS, tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện Phú Lương; đại diện các hợp tác xã, làng nghề, tổ hợp tác, hộ sản xuất chế biến chè tiêu biểu...
Gần 1 tháng nay, tiết trời ở Thái Nguyên có mưa nhỏ, mưa phùn, độ ẩm không khí khá cao, nhiệt độ không quá thấp. Đây là điều kiện lý tưởng để chè xuân phát triển tốt, cho năng suất cao. Khác với mọi năm, chè xuân năm nay không chỉ được mùa mà con được giá nên bà con rất phấn khởi.
Chè luôn được xác định là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Thái Nguyên. Để nâng cao hơn nữa giá trị cây chè, thời gian qua, tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến. Nhờ đó năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè không ngừng tăng lên. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 22.200ha chè, sản lượng năm 2024 đạt 272.800 tấn, giá trị sản phẩm thu được đạt trên 13.800 tỷ đồng.
Lào Cai là tỉnh biên giới, hằng năm, vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán, tình hình tội phạm mua bán hàng cấm, buôn lậu qua biên giới hoạt động phức tạp. Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường (Công an tỉnh) đã tăng cường các giải pháp đấu tranh với các loại tội phạm này.
Năm nay, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao từ 40% trở lên; số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu từ 10% trở lên.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Hỷ đang triển khai Dự án khắc phục hư hỏng cầu treo Thác Nhật, xã Minh Lập.
Nhắc đến Thái Nguyên, người ta thường liên tưởng đến cây chè và sản phẩm trà ngon nức tiếng. Những đồi chè Thái Nguyên xanh ngút ngàn cũng là điểm dừng chân của đông đảo du khách khi đến đây tham quan, trải nghiệm.
Đã có nhiều câu chuyện đau lòng xung quanh việc đốt pháo tự chế và cũng đã có rất nhiều lời cảnh báo được đưa ra. Vậy nhưng, tai nạn liên quan đến pháo vẫn diễn ra và đáng lo ngại hơn là có xu hướng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện về một thiếu niên 15 tuổi, phải trải qua 3 lần phẫu thuật trong vòng 15 ngày để cứu lấy bàn tay phải dưới đây tiếp tục là lời cảnh tỉnh cho nhiều người.
Nhờ chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận tiện mà huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang trở thành địa phương thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Cống Bà Dìn, ở xóm Gốc Cọ, xã Tức Tranh (Phú Lương) được xây dựng khoảng năm 1986, có tác dụng như một ngầm tràn, phục vụ việc đi lại của người dân địa phương. Sau gần 40 năm sử dụng, cống Bà Dìn hiện không đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của bà con. Người dân xóm Gốc Cọ và nhiều xóm lân cận mong muốn chính quyền địa phương sớm xây mới, nâng cấp cống Bà Dìn để bà con đi lại thuận tiện hơn.
Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người dân trong tiếp cận công lý, công bằng trong hoạt động tố tụng, xét xử khi người dân, những người yếu thế trong xã hội không có đủ điều kiện, kiến thức về pháp luật để giải quyết, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp pháp lý để cung cấp miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý. Công tác này nhằm bảo đảm tất cả người dân đều bình đẳng trong tiếp cận và thực thi pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Có câu nói 'Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là một đích đến', và hạnh phúc của mỗi người, mỗi nghề lại được đo đếm, cảm nhận theo một cách khác nhau. Với những người nông dân mà chúng tôi gặp, hạnh phúc là làm ra, nâng tầm những sản phẩm nông sản đặc trưng vốn có của vùng đất, quê hương; là mồ hôi, trí óc, tâm huyết được kết tinh trên từng sản phẩm; là quá trình họ mạnh dạn từ bỏ thói quen, thay đổi tư duy sản xuất để hướng tới một giá trị mang tính bền vững, mang lợi ích cho cộng đồng.
Một mùa Xuân mới đã về với tràn đầy nguồn năng lượng, sinh khí mới, vun đắp cho những khát vọng mới khi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 2020-2025 của các địa phương trong tỉnh được về đích sớm. Kết quả đó được kết tinh từ ý chí và quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương, tạo thế và lực mới để tiến nhanh hơn, xa hơn… Trong số những địa phương giành được nhiều thành quả quan trọng có hai huyện Phú Bình, Phú Lương.
Năm 2024, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, Chi cục đã triển khai có hiệu quả công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế trang trại; làng nghề, ngành nghề nông thôn; cơ giới hóa nông nghiệp; bố trí dân cư và đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Với hơn 60% số dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, Thái Nguyên luôn quan tâm tới việc hỗ trợ người dân liên kết trong tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, tỉnh đã tiến hành đa dạng các hình thức kết nối để sản phẩm của nông dân đến được với thị trường trong nước, quốc tế.
Chiều 15-1, Đoàn thẩm tra nông thôn mới của tỉnh tiến hành thẩm tra, xét đề nghị huyện Phú Lương đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Trên địa bàn huyện Phú Lương hiện có 173 công trình thủy lợi, trong đó tỉnh quản lý 28 công trình, huyện quản lý 145 công trình. Để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho trên 3.200ha lúa, 1.350ha rau màu và hơn 4.100ha chè, địa phương đã huy động các nguồn lực đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi.
Trong không khí đón Xuân, đồng bào dân tộc Sán Chay ở huyện miền núi Phú Lương (Thái Nguyên) lại hòa nhịp trong không gian lễ hội cầu mùa với âm thanh, nhịp điệu rộn ràng từ điệu múa Tắc Xình - di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Điệu múa mộc mạc nhưng mang ý nghĩa thiêng liêng, được đồng bào coi như nhịp cầu kết nối giữa trời và đất, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ trước và thế hệ sau.
Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật và Huấn luyện nghiệp vụ chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 83 cơ sở sản xuất trong tỉnh với tổng diện tích trên 745ha cây trồng. Cụ thể, hỗ trợ cấp chứng nhận lần đầu cho 56 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 520ha và 9 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 75ha; chứng nhận lại cho 18 cơ sở sản xuất chè với tổng diện tích 150ha.
Tết Nguyên đán là thời điểm 'vàng' để các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu khi nhu cầu mua sắm tăng cao. Do đó, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn hàng cung ứng trên thị trường.
Ngày 25-12, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Báo Tuổi trẻ, Công ty CP GreenFeed Việt Nam, Tỉnh đoàn, tổ chức chương trình 'Hỗ trợ tái thiết cuộc sống của bà con sau bão Yagi' tại xã Tức Tranh (Phú Lương) và xã Sơn Cẩm (TP. Thái Nguyên).
Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, Thái Nguyên đã và đang tích cực triển khai các hình thức du lịch mới nhằm thu hút du khách đến địa phương trải nghiệm, khám phá. Một trong những sản phẩm Thái Nguyên thúc đẩy là du lịch thám hiểm hang động.
Tỉnh Thái Nguyên với trên 22.300 ha chè, sản lượng mỗi năm đạt trên 272.000 tấn, dẫn đầu cả nước về sản xuất chè. Tuy nhiên, sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, xuất khẩu chè của tỉnh có sản lượng và giá trị thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Thu Huyền - Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng và dịch vụ du lịch Thái Sơn.
Nguyễn Thị Thu Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu, xây dựng và dịch vụ du lịch Thái Sơn (tại tỉnh Lào Cai) đã bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về hành vi 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đang tiếp tục phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để tiến hành điều tra và xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện đồng bộ chuyển đổi số vào công tác giải quyết thủ tục hành chính, năm 2024, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Phú Lương đạt 100% (năm 2023 đạt 99,15%).
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương tích cực, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến chè. Từ đó góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chè.