Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã xóa 9.976 nhà tạm, nhà dột nát trên tổng số 10.398 nhà nhà cần hỗ trợ, đạt 95,43% kế hoạch.

Những mái ấm nghĩa tình trên biên giới Quảng Nam

Thực hiện phong trào thi đua 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025' do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, BĐBP Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực và đóng góp tiền, ngày công hỗ trợ xóa nhà tạm cho nhân dân khu vực biên giới. Đến nay, phần lớn các hộ dân khó khăn về nhà ở của 14 xã dọc theo đường biên giới thuộc 2 huyện Nam Giang và Tây Giang đã được BĐBP Quảng Nam chung tay cùng các cấp, ngành hỗ trợ xây nhà mới để an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo; qua đó, góp phần củng cố, tăng cường tình đoàn kết quân dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Ấn tượng Su Moong của người Tà Riềng

Là một trong những tộc người cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Tà Riềng ở huyện biên giới Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) có những phong tục, tập quán, lễ hội mang đậm dấu ấn độc đáo của nền văn hóa nương rẫy. Trước đây, khi lập làng mới và ngày nay, trong xây dựng quê hương, thôn làng văn hóa, người Tà Riềng cùng nhau góp công sức xây dựng nên một ngôi nhà làng (Su Moong) khang trang làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa và tổ chức những nghi lễ truyền thống liên quan đến phong tục tập quán của cộng đồng.

Hỗ trợ phụ nữ vùng biên phát triển kinh tế

Nhằm phát huy nội lực trong các cấp hội đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, tranh thủ khai thác sự hỗ trợ nguồn xã hội hóa để kịp thời động viên, chia sẻ những khó khăn cùng hội viên phụ nữ khu vực biên giới, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực như hỗ trợ vật chất, trao phương tiện sinh kế, thành lập các mô hình, câu lạc bộ...

Nhân rộng mô hình bộ đội biên phòng giúp dân phát triển kinh tế

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam không quản ngại khó khăn, cùng dân bản xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giúp đồng bào vùng biên ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Xã biên giới La Dêê nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Cán bộ và nhân dân xã La Dêê (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 trong niềm vui và tâm thế mới khi đã hoàn thành các chỉ tiêu xã nông thôn mới (NTM); thôn Công Tơ Rơn của xã đón nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Điệu tân tung - da dá hòa nhịp cồng chiêng, điệu lý của các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng tạo nên thanh âm mùa xuân mới khắp bản làng vùng biên giới giáp nước bạn Lào.

Xuân về trên miền nông thôn mới vùng biên

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Quảng Nam ưu tiên nguồn lực, đưa ra nhiều giải pháp và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Tết đang đến, vùng nông thôn mới nơi đây đang thay đổi từng ngày, người dân náo nức đón Xuân về...

Chàng trai say mê văn hóa của người Tà Riềng

Trong Ngày hội âm vang cồng chiêng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, người xem đã hết sức ấn tượng với từng nhịp trống, cồng chiêng, tiếng sáo Đinh Tút mà chàng trai dân tộc Tà Riêng Zơ Râm Cần thể hiện.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống nên thời gian qua, Quảng Nam luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn. Đây là việc làm ý nghĩa, vừa gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Vang mãi điệu cồng chiêng xứ Quảng

Đối với đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng sinh sống ở khu vực biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mà còn là thành tố quan trọng để kết nối cộng đồng, cũng là công cụ để họ giao tiếp với thế giới thần linh. Tiếng cồng chiêng dường như có sức mạnh vô hình, trở thành dòng chảy bất tận đi qua nhiều thế hệ đồng bào các dân tộc sinh sống dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ. Trong những năm qua, chính quyền địa phương nơi đây luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản 'không gian văn hóa cồng chiêng', qua đó, góp phần khai thác, phát huy các giá trị truyền thống để thu hút du khách, phát triển du lịch cộng đồng.

Cận cảnh vết nứt dài hơn 120m trên quả đồi ở Quảng Nam khiến cả làng sơ tán

Sau trận mưa lớn kéo dài, quả đồi phía sau khu dân cư ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 120m khiến người dân bất an.

Sạt lở núi đe dọa người dân, Quảng Nam dời cả làng đến khu tái định cư mới

Sau khi đi thực tế, kiểm tra vết nứt sâu trên núi, đe dọa hàng chục hộ dân ở khu dân cư 56B (xã Đắc Pre, Nam Giang), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ngành, địa phương khẩn trương lên phương án, di dời người dân đến khu tái định cư mới vì ngôi làng cũ 'không thể ở được nữa'.

Tận mắt thấy vết nứt lớn trên đồi sát nhà dân, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chỉ đạo 'nóng'

Trực tiếp thị sát vết nứt sâu từ 1,5 - 5m, dài khoảng 120m chạy dọc quả đồi phía sau khu dân cư ở xã biên giới thuộc huyện miền núi Nam Giang, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chỉ đạo nóng địa phương phải di dời dân đến nơi ở khác.

Khẩn trương tái định cư cho người dân sống dưới đồi núi bị nứt

Kiểm tra thực tế vết nứt đất đồi tại thôn 56B, xã biên giới Đắc Pre, huyện Nam Giang, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá khu dân cư dưới chân quả đồi này không thể ở được nữa vì không còn đảm bảo an toàn; yêu cầu các ngành liên quan của tỉnh phối hợp địa phương khẩn trương lên phương án tái định cư (TĐC) cho người dân trước Tết Nguyên đán sắp tới.

Đến nơi quả đồi bị nứt toác, Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo 'nóng'

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu xây dựng khu tái định cư mới cho 11 hộ dân trước Tết Nguyên đán để họ sớm ổn định cuộc sống.

Sạt lở đe dọa, Quảng Nam dời cả làng đến khu tái định cư mới

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, khu dân cư này không thể ở được nữa. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sống tại khu vực này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ngành, địa phương khẩn trương lên phương án tái định cư cho người dân trước Tết.

Ấm áp Trung thu cho trẻ em vùng biên

Tết Trung thu luôn là miền ký ức tươi đẹp khó quên của trẻ thơ. Với mong muốn mang đến cho các em nhỏ ở khu vực biên giới những điều tốt đẹp nhất, ở những địa phương không bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm và các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực để các em được đón một cái Tết Trung thu đầm ấm, đủ đầy.

1.000 trẻ em tham gia chương trình 'Trung thu cho em' năm 2024

Tối 10-9, tại xã La Dê (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang (BĐBP tỉnh Quảng Nam), Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công an huyện Nam Giang tổ chức chương trình 'Trung thu cho em' cho gần 1.000 học sinh thuộc các Trường Mầm non, Tiểu học 4 xã La Dê, Chà Val, Đắc Tôi và Zui (huyện Nam Giang).

Vùng cao Quảng Nam chuyển biến từ Chương trình xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giao thông hiểm trở, đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện canh tác bất lợi. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện Nam Giang và các huyện miền núi từng bước thay đổi tích cực, kinh tế – xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện.

Đưa thông tin đến với phụ nữ vùng biên giới tỉnh Quảng Nam

Ở những vùng núi, biên giới tỉnh Quảng Nam, bà con đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác ở thôn, nóc xa xôi, giao thông cách trở. Vì thế công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, thông tin kiến thức đến với bà con gặp nhiều khó khăn.

Sự tận tâm của người lính Biên phòng với dải biên cương La Êê-Chơ Chun

Đã hơn 6 năm gắn bó với xã La Êê, Chơ Chun (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), Thượng tá Quách Thiện Dư, Chính trị viên Đồn Biên phòng La Êê, BĐBP Quảng Nam luôn coi mình là một phần của dải đất biên cương này. Điều đó được thể hiện qua sự tận tâm, tận lực, đồng hành vượt qua khó khăn, cũng là minh chứng rõ nhất về việc anh đã coi nơi đây là quê hương, đồng bào Cơ Tu, Tà Riềng là anh em ruột thịt.

Để tiếng cồng chiêng mãi ngân vang trên dãy Trường Sơn

Trong những năm qua, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS huyện Nam Giang, trong đó có nghệ thuật cồng chiêng luôn được cấp ủy, chính quyền hết sức chú trọng.

Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa

Tối 25-6, tại sân vận động thị trấn Thạnh Mỹ, UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) long trọng khai mạc Liên hoan 'Âm vang cồng chiêng' huyện Nam Giang lần thứ VI với chủ đề 'Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa'.

Quảng Nam: Sôi động Lễ hội 'Âm vang cồng chiêng' huyện miền núi Nam Giang

Tối 25/6, tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Nam Giang tổ chức khai mạc Liên hoan 'Âm vang cồng chiêng' huyện Nam Giang lần thứ VI với chủ đề 'Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa'.

Miền Trung: Sôi động sản phẩm du lịch hè

Tại các tỉnh thành miền Trung đang có nhiều sản phẩm du lịch mới lần đầu ra mắt, hứa hẹn mang đến một mùa hè sôi động cho người dân địa phương và khách du lịch.

Khai mạc Liên hoan 'Âm vang cồng chiêng' huyện Nam Giang năm 2024

Tối 25/6, tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan 'Âm vang cồng chiêng' huyện Nam Giang lần thứ VI, năm 2024. Đây là hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam: Liên hoan Âm vang cồng chiêng 'Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa' lần VI diễn ra trong 2 ngày

UBND huyện Nam Giang, Quảng Nam cho biết địa phương sẽ tổ chức Liên hoan Âm vang cồng chiêng huyện Nam Giang lần thứ VI, năm 2024 trong thời gian từ ngày 25-26/6 tại Tổ hợp Sân vận động huyện (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam).