Theo một nguồn thạo tin của trang Avia.pro và nhiều blogger chuyên theo dõi xung đột Nga - Ukraine, đêm 4/7 (giờ địa phương), sân bay quân sự ở Khmelnitsky (Ukraine) đã xảy ra nhiều vụ nổ lớn. Nguồn này cho rằng, căn cứ không quân Starokonstantinov ở Khmelnitsky bị tập kích bởi nơi đây được cho là đồn trú hàng loạt máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.
Ngày 4/7, Nga đã tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine với nhiều tên lửa và máy bay không người lái. Báo cáo ban đầu cho biết, vụ tập kích của Nga đã nhằm vào một số mục tiêu quân sự quan trọng của Ukraine, bao gồm sân bay Starokonstantinov.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump cắt giảm mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong bối cảnh ấy, Kiev tìm cách lách để mua được vũ khí Mỹ, đó là thông qua ngả châu Âu.
Ukraine đang gặp bế tắc trong nỗ lực thuyết phục Mỹ gửi thêm vũ khí. Vì vậy, nước này dự định thử một hướng đi mới.
Đêm qua, chiến sự trên không giữa Nga và Ukraine đã leo thang mạnh mẽ, khi cả hai bên đồng loạt triển khai các đợt tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa.
Tổng thống Alexander Lukashenko cho biết loại vũ khí siêu vượt âm này sẽ được triển khai tại Belarus trước cuối năm nay.
Quân đội Ukraine đã điều tiêm kích MiG-29 thả bom dẫn đường vào một nhà máy sửa chữa máy bay không người lái (UAV) của Nga trên tiền tuyến.
Ukraine đã bắt đầu nối lại các cuộc tấn công lực lượng Nga bằng tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow sau nhiều tháng tạm dừng.
Ukraine tuyên bố tên lửa đạn đạo Sapsan có thể gây bất ngờ cho quân đội Nga. Một số chuyên gia nhận định, Moscow không thể đánh chặn loại tên lửa mới này của đối phương.
Tổng thống Putin cảnh báo rằng việc Đức viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine, nếu xảy ra, vẫn không thể cản được bước Nga trên chiến trường nhưng sẽ phá hủy quan hệ Moscow-Berlin.
Vương quốc Anh đặt mục tiêu học hỏi từ những kinh nghiệm chiến đấu thực tiễn của Ukraine, đặc biệt trong các lĩnh vực như chiến tranh trên bộ, vận hành máy bay không người lái và đối phó với các mối đe dọa an ninh khác.
Khi Nga và Ukraine cùng đặt cược vào khả năng khuất phục đối phương, hai bên có thể sắp bước vào một giai đoạn chiến đấu mới khốc liệt hơn, với cách thức nhắm mục tiêu táo bạo hơn. Moscow rõ ràng vượt trội về nhân lực và sức mạnh hỏa lực, nhưng Kiev lại biết cách khiến đối phương 'đau đầu' bằng vũ khí rẻ tiền.
Một tiêm kích Su-27 của Ukraine mới đây đã phá hủy một hệ thống phòng không Nga bằng tên lửa chống radar AGM-88 HARM, theo nguồn tin từ phía Ukraine.
Chính phủ Anh vừa cho biết sẽ hỗ trợ Ukraine 100 ngàn máy bay không người lái (UAV) để giúp nước này tăng cường khả năng phòng thủ trước Nga.
Anh cam kết cung cấp cho Ukraine 100.000 máy bay không người lái (UAV) như một phần trong gói viện trợ trị giá 4,5 tỷ bảng Anh, giúp nước này tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga.
Với tầm bắn gần 600 km, tên lửa Taurus một khi Đức chuyển giao cho Ukraine được xem là mối đe dọa với rất nhiều địa điểm Nga kiểm soát, trong đó có cầu Crimea.
Chính phủ Anh vừa công bố kế hoạch chi hàng tỷ USD để tăng cường năng lực quân sự và công nghiệp quốc phòng, trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu ngày càng biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro chiến lược.
Một nhà lập pháp cấp cao của Nga cảnh báo Nga có thể cho phép tấn công vào lãnh thổ Đức nếu Ukraine sử dụng tên lửa hành trình Taurus do Đức cung cấp để tấn công các mục tiêu của Nga.
Sau những bình luận của Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Ukraine có thể sử dụng một số loại vũ khí tầm xa để chống lại Nga.
Moskva (Moscow) đang lên kế hoạch triển khai nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) siêu vượt âm Oreshnik tới Belarus trước cuối năm 2025.
Đức xác nhận các nước đồng minh đã dỡ bỏ một phần lệnh hạn chế liên quan đến việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine. Điều này đặt ra câu hỏi: liệu Ukraine có thể sẽ nhận được tên lửa Taurus từ Đức hay không? Và hiện tại, Kiev đang có trong tay những loại tên lửa nào với khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương?
Tuyên bố mới nhất của Đức về việc gỡ bỏ hạn chế liên quan đến tên lửa tầm xa cho Ukraine làm dấy lên nghi vấn Berlin sẽ cung cấp tên lửa Taurus cho Kiev và Nga có thể sẽ gặp vấn đề lớn với cầu Crimea, tờ Kyiv Independent đưa tin.
Việc dỡ bỏ giới hạn tầm bắn vũ khí cho Ukraine đang đẩy căng thẳng Nga – phương Tây lên mức báo động. Liệu tên lửa tầm xa như ATACMS, Storm Shadow có thay đổi cục diện chiến sự, hay chỉ khiến Moskva thêm cứng rắn?
Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố phương Tây không còn áp đặt bất kỳ hạn chế nào về tầm bắn đối với vũ khí tầm xa của Ukraine.
Với nới lỏng hạn chế từ Mỹ, Anh, Pháp và Đức, Ukraine giờ đây có thể nhắm vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, liệu Kiev có đủ tên lửa để tận dụng cơ hội này?
Trong bối cảnh phương Tây thông báo gỡ bỏ hạn chế tấn công vào lãnh thổ Nga, truyền thông Ukraine cho rằng vũ khí tầm xa mạnh nhất mà nước này có thể sở hữu không phải tên lửa Taurus, được mệnh danh là 'mũi tên thần' của Đức, mà là một loại tên lửa hành trình khác.
Pháp hiện sở hữu một loại tên lửa hành trình có tầm bắn xa hơn cả Taurus và Storm Shadow.
Thủ tướng Đức Friedrich Merz ngày 26/5 tuyên bố phương Tây hiện không áp đặt bất kỳ giới hạn nào về tầm bắn đối với vũ khí được chuyển giao cho Ukraine để nhắm vào các mục tiêu quân sự của Nga.
Thủ tướng Đức xác nhận nước này cùng Mỹ, Anh và Pháp đã dỡ bỏ toàn bộ hạn chế đối với vũ khí tầm xa viện trợ Ukraine, 'bật đèn xanh' để Kiev tấn công mục tiêu ở Nga.
Ngày 17/5, Ý đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, cung cấp 400 xe bọc thép chở quân M113 và một hệ thống giám sát vệ tinh không xác định để tăng cường khả năng phòng thủ của Kiev trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra.
Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết, hiện tại Berlin không có kế hoạch chuyển tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.
Ngày 15/5, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ hợp tác với Đức để phát triển một loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa mới, có tầm bắn vượt 2.000km, nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của châu Âu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng bất ổn.
Pakistan được cho là đã đánh chặn thành công tên lửa hành trình SCALP – dòng vũ khí do Pháp sản xuất và được trang bị cho các chiến đấu cơ Rafale của không quân Ấn Độ.
Trong một động thái thay đổi đáng kể so với lập trường thận trọng của Đức về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, Thủ tướng mới đắc cử Friedrich Merz đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Đức ZDF rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky 'tin tưởng vào tôi và Cộng hòa Liên bang' về khả năng chuyển giao tên lửa hành trình Taurus KEPD 350.
Rạng sáng 7.5, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan leo thang khi New Delhi tấn công nước láng giềng.
Ấn Độ đã phát động chiến dịch tấn công vào nhiều vị trí trong vùng lãnh thổ do Pakistan kiểm soát bằng tên lửa hành trình SCALP, bom dẫn đường chính xác HAMMER và máy bay không người lái.
Ngày 4/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hệ thống phòng không nước này đã tiêu diệt 13 máy bay không người lái (UAV) loại cánh cố định của Ukraine tại ba khu vực của nước này trong đêm 3 rạng sáng 4/5.
Quân đội Nga tuyên bố đã bắn hạ 96 máy bay không người lái và 11 tên lửa của Ukraine khi chúng đang hướng về bán đảo Crimea, Biển Đen.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn của Ukraine, bắn hạ 8 tên lửa do phương Tây cung cấp cho Kiev và 170 máy bay không người lái (UAV).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nước này cần 'tăng tốc tạo ra các hệ thống đạn đạo của riêng mình càng nhiều càng tốt'.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu tăng cường năng lực sản xuất tên lửa đạn đạo do tầm quan trọng của loại khí tài này đối với an ninh quốc gia.
Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cảnh báo các quốc gia châu Âu đang tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Trong một động thái táo bạo gây chấn động địa chính trị châu Âu, ông Andriy Melnyk – đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc và cựu đại sứ tại Đức – đã kêu gọi thủ tướng sắp nhậm chức của Đức, ông Friedrich Merz, chuyển giao 30% lực lượng không quân và thiết bị mặt đất của quân đội Đức (Bundeswehr) cho quân đội Ukraine.
Hôm 17/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố cảnh báo việc Đức sắp cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine 'sẽ bị Nga coi là sự tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine và Đức sẽ phải chịu mọi hậu quả phát sinh từ hành động này'.
Tên lửa hành trình Taurus của Đức có tầm bắn 500 km, khả năng xuyên phá mạnh và có khả năng tàng hình. Sau khi tân thủ tướng Đức Merz lên tiếng ủng hộ việc cung cấp tên lửa này cho Ukraine, phía Nga đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc.
Anh ủng hộ quyết định của Đức về việc gửi tên lửa Taurus tới Ukraine, tờ The Telegraph đưa tin.
Việc Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine không chỉ mang ý nghĩa quân sự mà còn là bước ngoặt chiến lược, phản ánh sự thay đổi trong tư duy quốc phòng và tham vọng dẫn dắt châu Âu trong bối cảnh địa chính trị bất ổn. Tuy nhiên, Nga có thể không hài lòng với động thái này của Berlin.
Ông Friedrich Merz, Thủ tướng đắc cử Đức, tuyên bố Berlin sẵn sàng gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.