Ngày 26-4, tại thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Lễ phát động chương trình 'Nước uống sạch cho trẻ em'.
Gần 2 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh tại thành phố Hồ Chí Minh đã được khởi động với nhiều nét mới so với mọi năm.
Với mong muốn thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm xanh, chung tay cùng doanh nghiệp và nhãn hàng thực hiện mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường, nhãn hàng OMO thuộc Unilever Việt Nam chính thức hợp tác cùng chuỗi siêu thị Saigon Co.op phát động chương trình 'Gia đình Việt đại sứ xanh - Vì triệu cây xanh cho rừng phòng hộ'.
Qua theo dõi, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đánh giá diễn biến giá cả thị trường đến hết mùng 3 Tết Quý Mão khá ổn định, nhiều hàng hóa giảm giá, không có tình trạng khan hàng, thiếu nguồn cung. Tuy vậy, các địa phương vẫn cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp nhất.
Chuỗi liên kết từ chăn nuôi và chế biến, phân phối các sản phẩm từ sữa bò với sự tham gia của HTX, người dân đang là mô hình sản xuất hiệu quả ở Hà Nội. Chuỗi giá trị này được đánh giá là mang lại lợi ích kép cho các bên tham gia, đồng thời thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng bền vững.
Đeo khẩu trang, xịt khử khuẩn và thực hiện giãn cách trong các khu mua sắm… là những biện pháp được các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP Hồ Chí Minh tuân thủ nghiêm.
5 năm từ khi thành lập, Hợp tác xã (HTX) chế biến sữa bò Phù Đổng (huyện Gia Lâm) đã liên kết chặt chẽ với các hộ chăn nuôi để phát triển các sản phẩm từ sữa bò, tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của TP Hà Nội.
Đại dịch Covid-19 là cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục đổi mới tác phong, thái độ phục vụ người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu một cách bền vững.
Sau thông tin về trường hợp dương tính với vi-rút Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội, trong ngày 7-3, nhiều người dân Thủ đô đã vội vàng đến các siêu thị, chợ, cửa hàng để mua sắm, tích trữ hàng hóa, dẫn đến tình trạng hết hàng tạm thời, cục bộ hoặc tăng giá đột biến tại một số điểm bán. Trước tình hình này, chiều 7-3, Bộ Công thương khẳng định không thiếu nguồn cung. Các siêu thị ở Hà Nội đã và đang tăng mạnh nguồn dự trữ hàng hóa. TP Hà Nội cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, không tích trữ hàng hóa bởi thành phố cam kết bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng trong bất kỳ tình huống nào.
Doanh nghiệp bán lẻ Hà Nội cam kết đảm bảo đủ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm tươi sống cung ứng cho thị trường trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đó là khẳng định của các DN bán lẻ tại cuộc họp khẩn cấp gấp về tình hình cung ứng hàng hóa tại Hà Nội do Bộ Công Thương tổ chức chiều 7/3.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều tour du lịch của hãng lữ hành bị khách xin hủy, thiệt hại hàng tỉ đồng.
Trước tình hình nhiều mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long đang gặp khó khăn trong xuất khẩu, hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ đã vào cuộc, hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản.
Trước tình hình 'bão giá' mặt hàng thịt lợn, nhiều hệ thống bán lẻ, chuỗi cung ứng trên địa bàn Hà Nội đã triển khai loạt giải pháp để kìm giá mặt hàng này. Nhiều địa phương trong nước cũng cam kết, sẽ ưu tiên cung ứng nguồn thịt lợn cho thị trường Hà Nội, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, tránh việc tư thương lợi dụng khan hiếm nguồn cung, đẩy giá bán tăng cao.