Tại các buôn làng của đồng bào M'nông ở Đắk Nông và Đắk Lắk, nghề làm gốm thủ công truyền thống vẫn được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Không chỉ là sản phẩm phục vụ đời sống, gốm M'nông còn là một phần di sản văn hóa tinh thần đặc sắc, mang theo những câu chuyện thiêng liêng của núi rừng.
Với mong muốn mang đến một mùa hè sôi động, đồng thời quảng bá hình ảnh du lịch đặc sắc và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, ngày 28.5, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh chính thức phát động Chương trình kích cầu du lịch hè 2025 với chủ đề 'Vui hè khám phá Đại ngàn – Vô vàn thú vị'.
Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, một chương trình thời trang mang tên 'Sắc vóc non cao' sẽ được tổ chức tối 17.5, tại Bảo tàng Đắk Lắk. Đây chính là sự kiện khởi đầu kế hoạch quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống ở Tây Nguyên tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do ngành Văn hóa địa phương triển khai.
Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.
Theo ông Tán Văn Vương, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, câu chuyện Hộ chiếu ẩm thực thực chất chỉ là một ý tưởng trong dòng chảy truyền thông thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Sáng 17.4, tại Thư viện tỉnh, Sở VHTTDL Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc lần thứ 4 năm 2025 với chủ đề: 'Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'.
Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Ông Trần Hồng Tiến, Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, ngành Văn hóa địa phương vừa triển khai chương trình giới thiệu, trình diễn ca kịch, âm nhạc và nghệ thuật dân gian tại Hà Nội.
Sáng ngày 18/8, tại TP Nha Trang đã diễn ra 'Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023-2025' nhằm đẩy mạnh tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch 2 địa phương này.
Hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk đã cùng nhau ký kết hợp tác phát triển du lịch tập trung chủ yếu vào năm lĩnh vực: Quản lý nhà nước; phát triển sản phẩm du lịch; tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch; kêu gọi đầu tư qua; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 năm nay, tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc, nhờ đó đã thu hút một lượng lớn du khách từ các tỉnh, thành phố đổ về trải nghiệm. Qua đó cho thấy, ngành Du lịch của địa phương này đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch Covid-19.
Đắk Lắk hiện là địa phương có diện tích canh tác nông nghiệp lớn nhất nhì cả nước. Nơi đây cũng có một 'mảnh đất' vô cùng mỡ màu và rộng lớn khác mang tên du lịch nông nghiệp. Nhưng bao năm qua, người dân Đắk Lắk vẫn không mấy mặn mà 'canh tác' trên 'mảnh đất' giàu tiềm năng này.
Sở VHTTDL Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khởi động thực hiện dự án 'Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng' trên địa bàn tỉnh. Dự án do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ với kinh phí trên 25.000 USD.
Nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch tỉnh Đắk Lắk đến thị trường khách tại TP. Hà Nội và các địa phương trong cả nước, ngày 1.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đắk Lắk tại Hà Nội.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Tổng kinh phí thực hiện hơn 20 tỉ đồng. Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết nói trên và các nội dung đã cam kết trong hồ sơ đệ trình với UNESCO. Tổng kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch là 20,3 tỉ đồng, đã được HĐND tỉnh thông qua.
Thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở VHTTDL tỉnh này đã chủ động làm việc trực tiếp với các địa phương về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (từ đây gọi là 'sổ đỏ') cho di tích và các nội dung liên quan. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện vẫn còn 'chậm', các địa phương vẫn chưa quyết liệt trong việc này.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành quyết định số 2615 về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây được xem là giải pháp cần thiết, kịp thời nhằm đánh thức tiềm năng giá trị của các di tích, tạo cú hích mạnh mẽ, quan trọng để phát triển ngành du lịch.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu, tập trung khai thác du lịch canh nông sẽ dễ tạo bước chuyển biến đột phá trong việc thu hút khách đến địa phương tham quan, nghỉ dưỡng.
Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa đưa ra cam kết sẽ bỏ loại hình du lịch cưỡi voi, thay vào đó bằng các sản phẩm thân thiện, văn minh hơn. Đây là động thái tích cực góp phần bảo tồn 'bầy voi nhà' đang bị vắt kiệt sức và hướng đến giải pháp vực dậy ngành du lịch sau một năm chịu nhiều ảnh hưởng vì Covi-19.
Việc UBND tỉnh Đắk Lắk ''siết chặt'' việc quản lý hoạt động du lịch sau dịch COVID-19 có thể khiến một số doanh nghiệp lữ hành trong và ngoại tỉnh gặp khó khi mở các tour, điểm đến du lịch bởi vì vướng một loạt các quy định.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án 'Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam' giai đoạn 2010 - 2020', Đắk Lắk đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tại địa phương.
Thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đối với những tỉnh có nhiều gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số cùng chung sống như Kinh, Ê Đê, Mường, Gia Rai... là một thách thức đối với công tác gia đình. Nhưng, rất bất ngờ khi triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí tại hai xã, thị trấn trong tỉnh Đắk Lắk đã có 6.563 hộ gia đình hưởng ứng đăng ký, trong đó có tới 50% hộ gia đình là người dân tộc thiểu số.
Trong khi UBND tỉnh Đắk Lắk chưa có văn bản chính thức, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh này đã có công văn yêu cầu công ty TNHH Đầu tư du lịch và Thương mại Đam San (Cty Đam San) tạm hoãn đón tiếp đoàn khách châu Âu và không đưa ra thời hạn.