Theo NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, 13 tác phẩm nghệ thuật tham dự Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2022 đều là những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, mang giá trị tư tưởng truyền thống dân tộc, tôn vinh các phẩm chất của người Hà Nội, của Thủ đô anh hùng - mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.
Kinhtedothi – Sáng 20/9, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp cùng Sở VH&TT Hà Nội tổ chức họp báo Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ V.
NSND Thúy Mùi cho biết, 13 đơn vị tham gia Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V, giải thưởng cho những vở diễn đoạt giải sẽ lên tới 1 tỷ đồng.
Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng từ thời Lý, trải qua bao thăng trầm của thời gian, của lịch sử vẫn duyên dáng đứng đó, đẹp đẽ, yêu kiều như một trong những biểu tượng của Hà Nội. Nhưng tại sao có ngôi chùa này, vào thời kỳ nào đã dựng xây lên ngôi chùa đẹp đến vậy là câu hỏi bất chợt của nhiều người khi đến vãn cảnh nơi đây. Vì thế, khi vở diễn Huyền tích Chùa Một Cột (tác giả Lê Thế Song; đạo diễn NSƯT Bùi Như Lai) của sân khấu Lệ Ngọc ra mắt đã thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả.
Tối 19/5, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô sẽ công diễn vở kịch nói 'Lá đơn thứ 72' của Sân khấu Lệ Ngọc. Tác giả kịch bản của vở kịch là Hoàng Thanh Du.
Vở kịch 'Lá đơn thứ 72' của Sân khấu Lệ Ngọc vừa ra mắt khán giả Thủ đô khiến người xem không khỏi xúc động về Bác Hồ kính yêu.
Sân khấu Kịch Lệ Ngọc khởi công dàn dựng hai vở diễn mới: 'Lá đơn thứ 72' và 'Truyền tích Chùa Một Cột', tiếp tục trên hành trình đưa tác phẩm sân khấu phát triển.
Ngày 6/4, tại Hà Nội, Sân khấu Lệ Ngọc tổ chức khởi công hai vở diễn mới 'Lá đơn thứ 72' và 'Truyền tích chùa Một Cột'. Đây là những vở diễn tiếp tục khai thác đề tài lịch sử - một trong những hướng đi chủ đạo được sân khấu xã hội hóa Lệ Ngọc.
Vở diễn được ghép nối giữa ba truyện ngắn trong tập truyện cùng tên, vừa tạo chiều sâu, làm nổi tính kịch trong 'Chữ người tử tù,' vừa đưa khán giả chìm trong ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Trước khi tham gia casting vai Thanh trong 'Lối về miền hoa', Anh Đào từng có ý định bỏ nghề, mất 4 năm sau nữ diễn viên mới tìm được vai chính đầu tay. Hành trình theo đuổi nghệ thuật của Anh Đào không mấy dễ dàng.
Những con chữ trau chuốt của Nguyễn Tuân bước khỏi trang sách lên sân khấu. Vang bóng một thời trong hình hài một vở kịch vẫn không thể đi chệch khỏi thông điệp về cái đẹp, sự hướng thiện mà cụ Nguyễn đau đáu. Đạo diễn, NSƯT Bùi Như Lai thừa nhận luôn canh cánh về cái bóng của nhà văn Nguyễn Tuân khi dựng vở Vang bóng một thời.
Bằng nhiều cách khác nhau, mỗi nhà hát tại Thủ đô đều cố gắng để sân khấu sớm sáng đèn đón khán giả trong nước và du khách quốc tế, khi du lịch Việt Nam chính thức mở cửa ngày 15/3 tới đây.
Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987), Sân khấu Lệ Ngọc vừa ra mắt vở kịch Vang bóng một thời, cảm tác từ tập truyện ngắn cùng tên của ông. Tác phẩm được đạo diễn, NSƯT Bùi Như Lai dàn dựng dựa trên kịch bản của nhà văn Nguyễn Hiếu, mang tới thông điệp: Cái đẹp luôn được tôn vinh như những gì thánh thiện nhất trong những thứ giản đơn tưởng chừng như xưa cũ…
Sân khấu được phép mở cửa trở lại là niềm vui lớn đối với khán giả và nghệ sỹ song các nhà hát còn nhiều nỗi lo về bài toán kinh tế và làm sao đảm bảo an toàn cho cả khán giả và nghệ sỹ.
Diễn viên Anh Đào đảm nhận vai chính tên Thanh trong phim Lối về miền hoa vừa lên sóng giờ vàng VTV.
Trong những năm qua, các tác phẩm sân khấu kinh điển của Việt Nam và thế giới đang được nhiều nhà hát dàn dựng lại. Đây được xem là một hướng mở trước việc khan hiếm kịch bản cũng như mang đến cho khán giả những trải nghiệm với các tác phẩm chất lượng cao.
Tác phẩm kinh điển Herostratos (Vụ án người đốt đền), một trong những tác phẩm sân khấu kinh điển nhất thế giới trở lại trên sân khấu Việt Nam.