Theo TS. Cấn Văn Lực, cần phải đầy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, vì nó giải tỏa được nhiều thứ liên quan đến tăng trưởng, cơ sở hạ tầng, ách tắc nợ đọng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng thấp do các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm là tín hiệu cảnh báo khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế khá chậm, đòi hỏi cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN.
Ngày 7/6, buổi tọa đàm kỹ thuật 'Khuyến nghị chính sách và thảo luận về thúc đẩy cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam' được diễn ra tại trụ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Số DN kinh doanh bất động sản rút lui khỏi thị trường có xu hướng tăng mạnh trong năm 2022 (tăng 42,4% so với 2021) và tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2022 trong 5 tháng đầu năm 2023.
Đến ngày 27/4/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,28 triệu tỷ đồng, tăng 3,04% so với cuối năm 2022, tăng 9,92% so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mới chiếm 19% tín dụng nền kinh tế, trong khi khối DN này chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế. Vậy làm sao để có thể giúp nhóm DN này tiếp cận được vốn tín dụng để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh?
Cho rằng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện không chỉ gặp khó khăn về đơn hàng mà chi phí hoạt động cũng tăng lên rất cao, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Nguyễn Văn Thân kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ tín dụng nhiều hơn; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho các ngành hàng này.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 2 phương án về cơ cấu tổ chức quản lý của Quỹ.
Ra đời từ năm 2013, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có số vốn lên tới 2.000 tỷ đồng, do Bộ KH&ĐT quản lý nhưng đến nay, quỹ gần như 'đắp chiếu', vốn chủ yếu dùng để... gửi ngân hàng.
Cách đây 5 năm (năm 2017) tổng số các doanh nghiệp của Việt Nam là khoảng 500.000, tới thời điểm hiện nay (năm 2022) là khoảng 900.0000. Tuy nhiên, trong khi số lượng doanh nghiệp tăng khá nhanh thì thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn không thay đổi, vẫn chiếm đến khoảng 97,5%. Trong khi đó, việc triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV đang chậm hơn mong đợi và có sự không đồng đều giữa các địa phương.
Ngày 15/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc (KODIT).
Tại 'Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021', đại diện Hội Doanh nhân trẻ kiến nghị cần có chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và công nghệ cao.
Vừa qua, Công ty TNHH Tư vấn Tài Chính và Kế toán FAC phối hợp với Trung tâm thông tin kinh tế - VCCI và Hiệp Hội Doanh Nghiệp tỉnh Hòa Bình tổ chức khóa đào tạo cập nhật Luật Hỗ trợ DNNVV, chính sách thuế mới và các phương pháp tiếp cận vốn từ quỹ khởi nghiệp sáng tạo.
Chuyên gia đề xuất các gói hỗ trợ mới nên tập trung vào hai lĩnh vực là du lịch và vận tải, kho bãi.
Công ty TNHH Tư vấn Tài Chính và Kế toán FAC phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lớp tập huấn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chính sách thuế mới và các phương pháp tiếp cận nguồn vốn từ quỹ khởi nghiệp sáng tạo cho DNNVV tại tỉnh Thừa Thiên Huế,
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tập trung xây dựng mô hình cho vay trực tiếp nhằm đa dạng các kênh tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó...
Việc xử lý rủi ro của Quỹ Phát triển DNNVV phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 39 Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019.
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Từ ngày 15/01/2021, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác để thực hiện các hoạt động quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là startup) đã và đang khẳng định tiềm năng phát triển. Để khởi nghiệp thành công, vấn đề vốn luôn là điều kiện tiên quyết đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đã bước thêm được một bước tiến quan trọng kể từ khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành.
Gói hỗ trợ kinh tế lần 2 đang được đề xuất, các chuyên gia cho rằng hỗ trợ thời gian tới cần có mục tiêu thứ tự ưu tiên, với hỗ trợ an sinh xã hội cần tăng liều lượng và đối tượng; kéo dài các gói hỗ trợ cho việc hoãn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội…
Việt Nam cần phát huy nội lực với quyết tâm cao nhất để đạt được mục tiêu kép phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đề nghị của cử tri TP. Hồ Chí Minh về cơ chế hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ Quỹ Phát triển DNNVV, Bộ Tài chính cho biết, đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vốn điều lệ cho quỹ từ nguồn ngân sách nhà nước 837,25 tỷ đồng.
Với kỳ vọng giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV, chiếm 95% số lượng DN của Việt Nam) vươn lên, năm 2017 Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, luật còn nhiều điểm nghẽn như DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đất đai, khó tiếp cận các chương trình hỗ trợ…
Quỹ Phát triển DNNVV đã gửi Công văn số 191/QDNNVV-NVCV ngày 17/12/2019 về việc triển khai hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; các Ban quản lý KCN, KKT, KTCK và các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, theo khảo sát khá nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, vì vậy, ngoài hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật, cần thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng…