Thời điểm cận Tết Ất Tỵ 2025, nhiều địa phương trong cả nước đã trưng linh vật rắn tại các địa điểm công cộng để người dân, du khách có dịp thưởng lãm, check-in. Các 'Bé Na' với đủ kiểu dáng khoe sắc dưới trời xuân. Báo Gia Lai điện tử giới thiệu hình ảnh 'Bé Na' linh vật của các địa phương.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, mang theo không khí náo nức, sôi động lan tỏa khắp Gia Lai. Với sự chuẩn bị chu đáo và sáng tạo, tỉnh Gia Lai không chỉ chú trọng trang trí diện mạo cảnh quan đô thị mà còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Nguyên, góp phần làm nên một mùa Xuân rực rỡ và ý nghĩa.
Chỉ còn gần 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, những ngày này tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã rực rỡ sắc màu hoa xuân. Với hình tượng linh vật rắn vàng, rắn bạc nổi bật làm điểm nhấn đã khiến cho con đường hoa thêm phong phú và thu hút người dân đến tham quan.
Sáng 20-1, trong không khí rộn ràng trước thềm xuân mới, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thể Thao và Du lịch khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và triển lãm, trưng bày, giới thiệu quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của báo chí tỉnh Gia Lai.
Linh vật rắn ở Gia Lai vừa ra mắt được rất nhiều người dân yêu thích, mong muốn năm mới vui tươi, tài lộc đủ đầy với hình ảnh 'ôm túi vàng, túi bạc'.
Tại khắp các địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác chỉnh trang đô thị đang được khẩn trương thực hiện, bảo đảm sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2025 và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Rắn vàng, rắn bạc mang ý nghĩa tài lộc ấm no, rắn mặc đồ thổ cẩm ca ngợi nét đẹp truyền thống của đồng bào Tây Nguyên…hứa hẹn sẽ là điểm nhấn độc đáo của Đường hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).
Chiều 15-1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku.
Sáng 15-1, trong chuyến công tác tại Gia Lai, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch, kinh phí tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa mừng năm mới Ất Tỵ vào đêm Giao thừa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch, kinh phí tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa mừng năm mới Ất Tỵ vào đêm Giao thừa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku.
Sáng 9-1, tại trụ sở HĐND-UBND phường Thống Nhất (TP. Pleiku), đại biểu HĐND 3 cấp đã có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri các phường: Tây Sơn, Thống Nhất, Đống Đa.
Dù chỉ có 1 ngày nghỉ trong Tết Dương lịch nhưng người dân phố núi Pleiku và du khách vẫn kịp tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc đầu năm ý nghĩa trong rực rỡ sắc xuân.
Chiều 31-12, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) tỉnh Gia Lai tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tối 31-12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức chương trình nghệ thuật chào năm mới Ất Tỵ 2025, thu hút đông đảo khán giả thưởng thức, cổ vũ.
Để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại ngã ba Hoa Lư, UBND TP. Pleiku đang nghiên cứu các phương án tối ưu để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Đó là chủ đề chương trình nghệ thuật đặc sắc do tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San biểu diễn tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tối 20-12.
Sáng 20-12, tại TP. Pleiku, Cụm thi đua số III Ban Nội chính các tỉnh, thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và hội thảo chuyên đề.
Sáng 19-12, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Gia Lai đã tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và Lễ viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.
Sáng 18-12, UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức buổi gặp mặt các cán bộ Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Thời gian qua, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã khéo léo kết hợp giữa bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn.
Việc tổ chức phục dựng, tái hiện các lễ hội, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai không chỉ giúp hồi sinh những giá trị văn hóa mà còn trở thành nguồn lực quý báu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 9-12, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) khai mạc kỳ họp thứ 24 (kỳ họp cuối năm).
Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665.
Ông Ksor Thu (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) là người gắn bó sâu nặng với không gian văn hóa cồng chiêng.
Sáng 29-11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động hưởng ứng chiến dịch thể thao 'Triệu bước chân nhân ái-Tiếp nối trang sử vàng'.
Cồng chiêng là nét văn hóa độc đáo, thể hiện đời sống tâm linh, nghệ thuật và cả tính cộng đồng sâu sắc của người Ba Na ở Gia Lai.
Bảo tàng tỉnh Gia Lai thông báo về việc thi công thay thế cỏ tại 205 ô cỏ ở Quảng trường Đại Đoàn Kết.
Pleiku là nơi hội tụ sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó, văn hóa cồng chiêng được bảo tồn và phát triển.
Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách 'công trình sư' một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.
Biểu diễn cồng chiêng dịp cuối tuần không chỉ thu hút khách du lịch về đêm mà còn là cách để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Diễn ra định kỳ 2 năm/lần, triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai là dịp giới thiệu thành tựu của chuyên ngành Nhiếp ảnh đến với đông đảo công chúng.
Sáng 5-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra phiên thứ nhất Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029).
Tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vừa diễn ra Đại nhạc hội Sound Freedom by Vinaphone mùa 2. Với phần trình diễn đầy ấn tượng của các ca sĩ nổi tiếng, sự kiện đã thu hút trên 15.000 khán giả tham gia.
Ngày 30-10, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 254-KH/TU ngày 18-7-2024 của Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Chiều 24-10, tại khách sạn Pleiku, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai tổ chức phiên trù bị Đại hội đại biểu lần thứ VII (nhiệm kỳ 2024-2029).
Chỉ với 2 bài thơ được phổ nhạc và được hát khắp trong Nam ngoài Bắc là chị đã đủ nổi tiếng rồi.
Sáng 13-10, gần 40 tình nguyện viên đến từ Hội yêu rác Pleiku đã nán lại cùng các công nhân vệ sinh dọn dẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) sau khi chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia tại điểm cầu Gia Lai kết thúc.
Với thông điệp 'từ Biển Hồ ra biển lớn', hàng ngàn người dân Gia Lai 'đội nắng' tiếp sức cho nhà leo núi Nguyễn Quốc Nhật Minh.
Sáng nay, bốn 'nhà leo núi' là những thí sinh về nhất từ các cuộc thi quý bước vào màn tranh tài được mong chờ nhất trong năm - Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024, để tìm ra ngôi vô địch, chủ nhân của Vòng nguyệt quế.
Hòa chung không khí rộn ràng của Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 tại điểm cầu Gia Lai, sáng 13-10, đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có mặt để đón xem và cỗ vũ cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh.
Tại điểm cầu Gia Lai, không khí sôi động, náo nhiệt của cổ động viên đang tiếp lửa cho 'nhà leo núi' Nguyễn Quốc Nhật Minh, Trường Chuyên Hùng Vương.
Từ sáng sớm 13-10, rất đông giáo viên, học sinh và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có mặt tại Khu trưng bày 'Thiên đường Tây Nguyên' (Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku) để đón xem và cổ vũ cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh tranh tài Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Ngày 11-10, Phòng Cảnh sát cơ động- Công an tỉnh Gia Lai cho hay, đã bàn giao nhóm thanh thiếu niên mang theo hung khí tập trung tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai) cho Công an phường Tây Sơn (TP Pleiku) xử lý theo quy định.
Sáng nay 12/10, tại các điểm cầu đã bắt đầu tổng duyệt, sẵn sàng cho buổi truyền hình trực tiếp Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24.
Lần đầu có thí sinh xuất sắc lọt vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, tỉnh Gia Lai có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Để tiếp sức cho 'nhà leo núi' Nguyễn Quốc Nhật Minh ở chung kết 'Đường lên đỉnh Olympia' năm thứ 24, ngoài điểm cầu tại TP. Pleiku, nhiều người con Gia Lai đang học tập và làm việc ở khắp cả nước cũng đón đợi khoảnh khắc thi đấu của em qua sóng truyền hình trực tiếp.
Bạn Nguyễn Quốc Nhật Minh, lớp 12C2A trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku) đã xuất sắc mang cầu truyền hình Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia lần thứ 24 về với tỉnh Gia Lai. Đây không chỉ là sự kiện mang tính trí tuệ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa, du lịch của địa phương.