Vì chưa được pháp luật bảo hộ nên các nhóm lừa đảo thường lợi dụng việc đầu tư tiền ảo để thao túng và chiếm đoạt tài sản.
Là một cấu phần trong 'cỗ xe tam mã' kéo tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng nội địa đóng vai trò quan trọng, bên cạnh đầu tư và xuất nhập khẩu. Vì vậy, phục hồi niềm tin, kích cầu tiêu dùng nội địa là một trong những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.
Đóng góp khoảng 51% GDP và tạo công ăn việc làm cho gần 80% lao động, Việt Nam có thể 'cất cánh' được hay không phụ thuộc vào khu vực kinh tế tư nhân.
Thời gian gần đây, tăng trưởng huy động luôn thấp hơn tăng trưởng tín dụng, nếu hệ thống ngân hàng không đẩy mạnh huy động, hạ tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) thì khó có đủ sự chủ động về thanh khoản để đẩy mạnh tín dụng như kỳ vọng.
Ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho rằng, tín dụng là kênh quan trọng để cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ. Muốn tăng trưởng cao, phải dựa vào nội lực nền kinh tế, kích được tiêu dùng.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân về công nghệ và tiền số, các đối tượng lừa đảo đã tạo ra hàng loạt đồng tiền 'ảo', tiền mã hóa không có giá trị thực, đánh vào tâm lý ham lợi nhuận cao, khiến nhiều nhà đầu tư bị lừa, mất trắng tài sản.
Một số quốc gia trên thế giới xây dựng luật riêng đối với hoạt động cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm quy mô nhỏ và vừa, tiếp cận kênh cung ứng vốn trung và dài hạn này.
Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam năm 2024 đã cán đích thành công với mức tăng trưởng ước đạt 7,09%, vượt chỉ tiêu 6,5-7% do Quốc hội đặt ra, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%, đóng góp 5,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%, đóng góp 45,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%, đóng góp 49,46%.
Thành viên hội đồng quản trị độc lập, người giữ vai trò giám sát có rất ít tiếng nói, bởi các cổ đông lớn đang chi phối toàn diện trong ngân hàng.
Hai chuyên gia Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Trí Hiếu đã có những chia sẻ về giải pháp quản lý các tập đoàn tài chính tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế.
Để đối phó với tình trạng 'đứng tên hộ', chuyên gia cho rằng cần phải điều tra dòng tiền của các ông chủ lớn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng để nhận diện sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn.
Việc hình thành các tập đoàn tài chính với hạt nhân là ngân hàng sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhược điểm của mô hình này là sở hữu chéo chằng chịt, khó kiểm soát, có tình trạng tuồn vốn cho công ty sân sau...
Tập đoàn tài chính với hệ sinh thái lớn và nguồn lực tập trung có thể khó kiểm soát nếu thiếu minh bạch.
Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng đã giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông tổ chức và cá nhân tại các ngân hàng, tuy nhiên không dễ xử lý tình trạng sở hữu vượt trần trong một sớm một chiều.
Ở nước ta, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù các quy định về giới hạn sở hữu và tín dụng đã được siết chặt trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 song vấn đề then chốt vẫn nằm ở khâu giám sát và thực thi luật.
Nhằm tăng tính minh bạch trong các tổ chức tín dụng, các chuyên gia kiến nghị không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
NHNN cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các ngân hàng cung cấp thông tin sai lệch hoặc cố tình vi phạm quy định. Hình phạt cao nhất có thể là đóng cửa ngân hàng nếu sự thiếu minh bạch không được khắc phục trong thời gian nhất định.
Chia sẻ tại hội thảo 'Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam' ngày 5/12, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, quản lý nguồn gốc sở hữu ngân hàng cần xem xét đến cá nhân là người sở hữu cuối cùng.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Trước thông tin tài sản số được quy định tại dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có khung khổ pháp lý cho loại tài sản này.
Để bình ổn thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mở 9 phiên đấu giá cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC, tương đương hơn 1,8 tấn vàng. Tiếp đó, kể từ ngày 3/6 đã bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước cùng Công ty SJC. Thị trường vàng đang dần ổn định. Tuy nhiên ngăn chặn 'vàng hóa' nền kinh tế cũng như việc thao túng thị trường vẫn là vấn đề cần được đặt ra.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 26/2024/TT-NHNN về hoạt động cho thuê tài chính. Phóng viên Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam về những điểm mới có tác động đến thị trường từ Thông tư này...
Ngày 11/5, giá vàng gây sốc khi lên tới 92,4 triệu đồng/lượng. Kể từ đó tới nay, thị trường vàng vẫn rung lắc.
Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 'ghìm cương' tạm thời được giá vàng, song nhiều ý kiến cho rằng giải pháp chỉ mới 'chữa' được phần ngọn, quan trọng nhất vẫn là sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng vốn đã lỗi thời.
Sáng 11/7, giá vàng nhẫn tròn trơn tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối phiên giao dịch trước đó, lên mức 76,6 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC bán ra 'đứng im' ở mốc 76,98 triệu đồng/lượng.
Trước luồng ý kiến cần đánh thuế mua vàng để người dân 'bớt yêu vàng', các chuyên gia cho rằng, cần phải tính toán một cách có cơ sở, không thể đánh thuế một cách vô tội vạ, tránh 'thuế chồng thuế'.
Tại tọa đàm 'Ngăn ngừa nguy cơ vàng hóa nền kinh tế' do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 8/7, các chuyên gia đều nhận định rằng 'vàng hóa' gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Các chuyên gia cho rằng việc lập sàn vàng hay phát hành các tín chỉ vàng sẽ giúp minh bạch về giá, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của vàng vật chất.
Tại Tọa đàm 'Ngăn ngừa nguy cơ vàng hóa nền kinh tế' ngày 8/7, một số chuyên gia cho rằng chính sách thuế đối với vàng hiện nay đã đầy đủ và phù hợp. Không thể vì để giảm nhu cầu vàng mà đánh thuế vô tội vạ được. Đồng thời, để quản lý thị trường vàng phải hướng đến xem xét có nên xây dựng các sàn vàng vật chất hay không.
Trước đề xuất đánh thuế giao dịch vàng để quản lý hiệu quả, nhiều chuyên gia cho rằng, thuế chỉ là một trong những công cụ chứ không phải là công cụ vạn năng. Thay vào đó, cần tìm giải pháp để giảm sức hấp dẫn của thị trường vàng; quản lý để bảo đảm công bằng, tránh tình trạng cửa hàng bán ra 100 cây vàng nhưng khai báo chỉ 20 - 30 cây…
Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không bao giờ mất cảnh giác với vàng, thậm chí ở một số thời điểm, chính phủ các nước còn hạn chế người dân sở hữu vàng vật chất và bắt buộc giao dịch vàng qua tín chỉ. Những mô hình này gợi mở nhiều vấn đề đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng cơ chế quản lý thị trường vàng...
Cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính đã được củng cố, kiến tạo hiện đại, vì thế các cơ quan quản lý có thể cân nhắc mô hình sàn giao dịch vàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể học hỏi các quốc gia khác trên thế giới thành lập sàn giao dịch vàng. Điều đó giúp người dân không phải 'lưu luyến' quá nhiều với vàng vật chất và Nhà nước cũng có thể huy động được vàng trong dân...
Theo các chuyên gia, trên thị trường vàng đang tồn tại 'nhà cái' có thể ấn định mức giá lên, xuống với cả vàng miếng và nhẫn. Nhóm này được gọi là 'tạo lập thị trường' nhưng cũng chính là nhóm đầu cơ và có khả năng lũng đoạn thị trường…
Chuyên gia cho rằng để quản lý tốt thị trường vàng, cần minh bạch hóa giao dịch vàng thông qua hóa đơn điện tử để ngăn trốn doanh thu và siết chặt các quy định phòng chống rửa tiền...
Theo ông Nguyễn Văn Phụng, đánh thuế phải dựa trên cơ sở kinh tế và phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra dòng chảy tài chính và nguồn lực cho nền kinh tế.
Chuyên gia cho rằng, nên thí điểm thành lập sàn vàng 3-5 năm để giảm nắm giữ vàng vật chất và để huy động vàng trong dân. Tuy vậy, sàn vàng phải được quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng bị lợi dụng như thời gian trước đây.
Giới phân tích nhận định dự trữ ngoại hối của Việt Nam không nhiều, nền kinh tế đang cần rất nhiều vốn cho tăng trưởng. Việc dùng ngoại hối để bình ổn thị trường vàng là xa xỉ trong khi vàng không phải hàng hóa thiết yếu. Do vậy, cần xác định lại cách ứng xử phù hợp và tìm cách giảm sức hấp dẫn của thị trường vàng, hướng người dân sang những kênh đầu tư khác, hỗ trợ tốt hơn cho phát triển kinh tế...
Hoạt động Ngân hàng xanh đang được quan tâm tại Việt Nam bởi những đóng góp đối với các dự án phát triển nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường phát triển các nguồn năng lượng bền vững… Tuy nhiên, còn nhiều rào cản cần tháo gỡ để phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam.
Lãi suất huy động xuống thấp khiến tiền gửi có xu hướng dịch chuyển khỏi ngân hàng sang các kênh khác có lợi tức đầu tư cao hơn như nhà đất để tích sản.
Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Việt, lạm phát kỳ vọng ở giá cả đầu vào cho đến giá dịch vụ và tăng lương sẽ có thể tác động lên lạm phát thực của quý còn lại và gây áp lực lên lạm phát cả năm.
Theo Quy định hiện nay của Chính phủ, hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trên sàn thương mại điện tử được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT đầu vào. Hiện nay, giá trị các mặt hàng nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã lên tới hàng tỉ USD mỗi tháng. Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT hàng hóa giá trị nhỏ qua thương mại điện tử để có thêm nguồn thu.
Phiên đấu thầu vàng thứ 6 đã có kết quả khả quan hơn so với các phiên trước. Đến chiều cùng ngày, giá vàng đã giảm theo đà thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại phiên giảm giá của vàng miếng SJC trên toàn thị trường có thể chỉ là quãng nghỉ trước khi bước vào đợt tăng giá mới.
Giá vàng SJC liên tục lập đỉnh, tỷ giá 'nóng' lên sau một thời gian ngừng tăng thêm, trong khi làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu xuất hiện... Vậy, dòng tiền đầu tư sẽ đổ mạnh vào kênh nào trong thời gian tới?
Cho thuê tài chính là kênh cung cấp vốn trung, dài hạn phổ biến tại nhiều nước phát triển nhưng ở nước ta thị phần còn rất khiêm tốn. Cuối năm 2023, tổng dư nợ cho thuê tài chính đạt 45 - 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,34% tổng dư nợ tín dụng, với 15 nghìn khách trong tổng số 800 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.
Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.
Thay đổi về công nghệ đang mở thêm những thị trường mới, sản phẩm mới cho lĩnh vực cho thuê tài chính.
Mặc dù nhu cầu được vay vốn với lãi xuất ưu đãi của doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn nhưng thực tế đã cho thấy việc tiếp cận tín dụng ưu đãi của doanh nghiệp lớn đã khó thì việc này càng khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh.
Thị trường cho thuê tài chính còn nhiều tiềm năng phát triển vì tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc top đầu thế giới. Điều này kéo theo nhu cầu về thuê tài sản rất lớn, nhất là khi cả nước có gần 1 triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Chuyên gia tài chính Phạm Xuân Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho biết, cho thuê tài chính tại Việt Nam đang phải phải đối mặt với nhiều thách thức về pháp lý, rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành.