Cao Bằng đón trên 1,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2025, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực, đặc biệt là lượng khách quốc tế đã tăng gần 180% so với cùng kỳ năm trước.

Khách du lịch đến Cao Bằng tăng 47,7% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, khách du lịch đến Cao Bằng ước đạt 1.520.063 lượt, tăng 47,7% so với cùng kỳ, đạt 60,8% kế hoạch năm.

Thanh âm thép rèn giữa đại ngàn

Ai từng đặt chân đến miền đất biên cương Cao Bằng, chắc hẳn không thể quên hình ảnh bản làng nằm nép mình bên sườn núi, nơi mỗi buổi sáng những làn khói quyện cùng tiếng đe búa vang lên giòn giã. Ở đó, bản Phúc Sen (xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) hiện lên như điểm sáng văn hóa, nơi lưu giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống đặc biệt: Nghề rèn dao của dân tộc Nùng An.

Cao Bằng: Làng nghề truyền thống tạo sinh kế bền vững, doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Các làng nghề truyền thống ở Cao Bằng không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Với 10 làng nghề đang hoạt động hiệu quả, doanh thu đạt từ 30 - 50 tỷ đồng mỗi năm, tỉnh Cao Bằng đang từng bước khẳng định hướng đi bền vững khi kết hợp phát triển làng nghề với du lịch, chuyển đổi số và có sự đồng hành tích cực từ chính quyền.

Sức sống mới nơi biên cương xanh

Con đèo mang tên Mã Phục đẫm màu huyền tích với 7 tầng khúc khuỷu, quanh co nằm trên Quốc lộ 3 nối thành phố Cao Bằng với các huyện miền Đông tỉnh Cao Bằng nhìn từ xa như dải lụa uốn lượn lưng chừng núi. Giờ đèo được cắt cua, mặt đường mở rộng, thảm nhựa phẳng phiu đủ cho xe ô tô tải trọng lớn tránh nhau dễ dàng, tạo thuận lợi cho giao thương, vận chuyển hàng hóa, liên kết vùng phát triển du lịch địa phương.

Đoàn chuyên gia tái thẩm định danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khảo sát tuyến phía Đông

Ngày 10/6, đoàn chuyên gia tái thẩm định danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO do ông Kupetz Manfred Reinhard, Chủ tịch Hiệp hội hỗ trợ CVĐC Muskauer Faltenbogen làm trưởng đoàn tiến hành khảo sát tuyến trải nghiệm phía Đông của CVĐC Non nước Cao Bằng 'Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên' tại các huyện: Quảng Hòa, Trùng Khánh.

Triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1577/KH-UBND ngày 29/5/2025 về triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Tổng doanh thu du lịch tăng 74,3%

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đón 1.134.960 lượt khách du lịch, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 45,4% kế hoạch.

Đổi mới công tác dân tộc, thúc đẩy phát triển toàn diện

Trong những năm qua, tỉnh luôn đổi mới công tác dân tộc, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những đổi mới này không chỉ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

Quảng Uyên vươn lên mạnh mẽ, thoát nghèo từ mô hình HTX

Thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa, Cao Bằng) từng đối mặt với nhiều thách thức trong công tác giảm nghèo, đặc biệt là với địa hình chia cắt, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên và cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Thế nhưng, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Quảng Uyên đang chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững thông qua các mô hình HTX.

Bảo tồn văn hóa dân gian gắn với phát triển du lịch bền vững

Cao Bằng từ ngàn xưa đã được mệnh danh là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', thiên nhiên và con người miền non nước nơi đây đã tạo nên một kho tàng văn hóa dân gian (VHDG) đặc sắc riêng có trong vùng Đông Bắc. VHDG của cộng đồng người Việt Nam nói chung và VHDG của đồng bào các dân tộc mỗi vùng, miền nói riêng đều có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy.

Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) trong việc gìn giữ, phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống; đồng thời thúc đẩy các hoạt động chia sẻ lợi ích cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương.

Quảng Hòa đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng đường tránh thị trấn Quảng Uyên

Từ năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao cho UBND huyện Quảng Hòa làm chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng 4,85 km đường tránh thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa), hiện, khối lượng công trình đạt khoảng 50%.

Nâng cao giá trị làng rèn Phúc Sen từ việc tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Làng rèn Phúc Sen, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) từ lâu nổi tiếng với những sản phẩm rèn thủ công chất lượng. Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng làm giả, làm nhái các sản phẩm rèn Phúc Sen gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của làng nghề.

Quảng Hòa bảo tồn và phát huy giá trị di tích các lễ hội

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quảng Hòa có nhiều hoạt động, giải pháp tích cực để khơi dậy, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội đặc sắc trên địa bàn, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Tăng cường đẩy mạnh quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

Với đặc thù là một tỉnh miền núi, sở hữu nhiều đặc sản nổi tiếng và di sản văn hóa phong phú, Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) gắn với nông nghiệp, du lịch, văn hóa. Tuy nhiên, để TSTT thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, cần có sự đầu tư đồng bộ cả về thể chế, nhận thức và nguồn lực. Trong những năm gần đây, tỉnh đã và đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu đó bằng cách cụ thể hóa các chủ trương lớn của Trung ương và lồng ghép vào chương trình hành động phù hợp với điều kiện địa phương.

'Hồi sinh' làng nghề vươn tới thị trường quốc tế

Trong nhịp sống xã hội hiện đại, không ít làng nghề thủ công đang bị mai một. Giữa bối cảnh đó, Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng không chỉ là danh hiệu UNESCO mà đang tạo ra một hệ sinh thái 'hồi sinh' cho làng nghề truyền thống phát triển bền vững từ sáng tạo sản phẩm mới có giá trị văn hóa - kinh tế - du lịch.

Giá vé máy bay đắt đỏ, nhà 'đông con' đi nghỉ lễ 30/4 thế nào để vừa rẻ vừa vui?

Để tránh đi máy bay quá tốn kém, né cảnh đông đúc ở điểm đến nổi tiếng, nhiều gia đình lựa chọn du lịch 30/4 bằng xe ô tô cá nhân, tìm các lịch trình 'không giống ai' và sẵn sàng 'ăn nghỉ ven biển, giữa rừng'.

Thi đua là động lực hoàn thành các mục tiêu phát triển

Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh, năm có tính chất quyết định hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội các cấp, sự hưởng ứng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phong trào thi đua, công tác khen thưởng của tỉnh tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt được kết quả đáng khích lệ, phát huy vai trò quan trọng động viên các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tại hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, đã có nhiều chia sẻ, sáng kiến thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.

Đối tác Công viên địa chất Non nước Cao Bằng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Mạng lưới đối tác Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn giá trị di sản CVĐC và sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương.

Triết lý nhân sinh trong bia mộ cổ nhánh dòng họ Nông ở Phúc Sen

Bia mộ không phải là những phiến đá vô tri mà mỗi tấm đá đều mang trong mình một câu chuyện riêng, phản ánh chứng tích của một thời kỳ, một thời điểm, một đời người; đồng thời còn chứa đựng ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc mà các bậc tiền nhân gửi gắm lại cho thế hệ sau.

Nghề, làng nghề truyền thống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng trong sự phát triển bền vững

Được hình thành và tồn tại trong lịch sử phát triển của quốc gia, dân tộc của miền núi, biên giới vùng Đông bắc; như quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng cũng như ở các vùng khác của đất nước, đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần quý giá của dân tộc ta.

Đón bắt cơ hội mới để phát triển du lịch bền vững

Đón cơ hội mới phát triển du lịch Cao Bằng năm 2025 - 2030, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã định hướng, hỗ trợ cho mạng lưới đối tác CVĐC phát triển sản phẩm du lịch mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, mang đậm văn hóa đặc trưng riêng có gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO.

Giám sát, đánh giá bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch tại huyện Quảng Hòa

Từ ngày 25 - 26/3, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng tổ chức giám sát, đánh giá bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững tại xã Quốc Toản, Phúc Sen, Tự Do (Quảng Hòa), thuộc tuyến du lịch trải nghiệm phía Đông của CVĐC Non nước Cao Bằng.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng phát triển 57 thành viên đối tác

Tháng 3/2025, Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng kết nạp thêm 10 thành viên đối tác, nâng tổng số lên 57 thành viên tại 4 tuyến CVĐC.

Quảng Hòa khai thác giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch

Quảng Hòa là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, nơi hội tụ các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Kinh... cùng chung sống với những bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo riêng. Vốn lịch sử, văn hóa truyền thống phong phú mở ra cho huyện tiềm năng du lịch dồi dào, đa dạng từ cảnh quan, hệ thống sông suối, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống..., trong đó có nhiều tài nguyên du lịch giá trị, đặc biệt phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm các làng nghề.

Các cấp hội phụ nữ thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh thường xuyên đẩy mạnh các phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước và được cán bộ, hội viên phụ nữ hưởng ứng tích cực, thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Giám sát tình hình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại huyện Quảng Hòa

Tiếp tục thực hiện chương trình giám sát tình hình thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, ngày 26/2, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức giám sát tại huyện Quảng Hòa. Đồng chí La Văn Hồng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì.

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương.

Quảng Hòa tập trung phát triển cây rau màu

Những ngày này, trên những cánh đồng, vườn rau xanh mướt trải dài, nông dân huyện Quảng Hòa tích cực bám đồng ruộng chăm sóc các loại rau màu. Không khí sản xuất náo nức, tươi vui hiện hữu trên từng cánh đồng su hào, bắp cải, các loại đậu, đỗ, cà chua, khoai tây..., góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống cho nông dân.

Quảng Hòa nâng cao giá trị nông sản

Nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến; liên kết sản xuất; sản xuất theo tiêu chuẩn - quy chuẩn; xây dựng bao bì, nhãn mác cho các loại nông sản góp phần nhận diện thương hiệu trên thị trường; gắn với du lịch - dịch vụ. Qua đó, sản xuất nông nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực, giá trị gia tăng hằng năm tăng, góp phần nâng cao thu nhập, đa dạng hóa sinh kế của người dân.

Hoa mận nở trắng, núi rừng Cao Bằng như chốn bồng lai tiên cảnh

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên các vạt đồi, sườn núi của tỉnh Cao Bằng sẽ xuất hiện màu trắng tinh của hoa mận, vẻ đẹp thuần khiết khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Để mạch nguồn văn hóa chảy mãi

Trải qua những thăng trầm của thời gian, văn hóa vẫn luôn là nền tảng tinh thần to lớn trong đời sống xã hội. Để mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống để lưu truyền cho thế hệ sau cũng như nghiên cứu, bổ sung thêm những giá trị mới.

Cựu chiến binh Quảng Hòa giúp nhau phát triển kinh tế

Phong trào thi đua 'Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi' được Hội CCB huyện Quảng Hòa quan tâm triển khai, ngày càng phát triển và lan tỏa sâu rộng, tạo động lực giúp nhiều hội viên (HV) vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn

Tiêu chí số 10 về thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò 'đòn bẩy', tạo động lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Song đến nay, tiêu chí thu nhập được đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Số xã đạt tiêu chí thu nhập còn thấp. Đây là một trong những khó khăn, thách thức đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con nơi đây với nhiều ấn tượng khó quên.

Đôi giày vải 'nhây mát' của người Nùng An - tín vật tình yêu

Nghề nhuộm và thêu hoa văn truyền thống trên vải chàm không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa quý giá mà còn tạo nên những nét độc đáo riêng trên bộ trang phục của người Nùng An xã Phúc Sen (Quảng Hòa). Ngoài bộ trang phục truyền thống, đôi giày vải được làm thủ công bằng tay của người phụ nữ Nùng An còn là 'tín vật tình yêu', là sản phẩm gắn liền với nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm linh của người Nùng.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Quảng Hòa tiếp xúc cử tri xã Phúc Sen

Ngày 7/1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Quảng Hòa tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp thường lệ cuối năm) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại xã Phúc Sen (Quảng Hòa). Tham dự có đồng chí Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo huyện, cử tri các xã: Phi Hải, Quốc Toản, Phúc Sen và thị trấn Quảng Uyên.

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con nơi đây với nhiều ấn tượng khó quên.

Liên minh Hợp tác xã nắm tình hình hoạt động các hợp tác xã tại huyện Quảng Hòa

Ngày 3/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đến nắm tình hình, củng cố hoạt động các hợp tác xã sau thành lập hoạt động theo Luật HTX 2023 tại huyện Quảng Hòa.

Cao Bằng - Hành trình khám phá, trải nghiệm và kết nối

Cao Bằng quê hương cội nguồn cách mạng, nơi thiên nhiên kết hợp hoàn hảo với bản sắc văn hóa lâu đời của các dân tộc, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và một kho tàng di sản phong phú. Cao Bằng không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn đang trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế nhờ vẻ đẹp hoang sơ, sự đa dạng về văn hóa. Đến Cao Bằng, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa, trải nghiệm tại các làng nghề đậm đà bản sắc địa phương.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng

Với nhiều thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng, miền là cơ sở để tỉnh phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Để DLCĐ phát triển bền vững, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, bước đầu hình thành một số điểm DLCĐ tiềm năng.

Lửa hoa núi Pác Rằng

Lần đầu tiên chúng tôi được nghe nói tới người dân tộc Nùng An ở Cao Bằng. Họ ở rải rác trong huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh nhưng phần lớn tập trung ở xã Phúc Sen. Riêng ở chân dãy núi Pác Rằng thì toàn bộ dân làng ở đây đều là người Nùng An. Hơn nữa, đây là địa bàn người Nùng cổ nổi tiếng với nghề rèn đúc vũ khí, dao kiếm. Bản làng chạy dài theo dãy núi Pác Rằng, cách thành phố Cao Bằng 30 cây số và có trục đường quốc lộ chạy qua.

Lan tỏa phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Các cấp Hội Nông dân tỉnh triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi. Qua đó, tạo động lực để hội viên, nông dân toàn tỉnh tích cực tham gia SXKD, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo.

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng.

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng.

Kiểm tra, đánh giá các điểm di sản trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Từ ngày 4 - 8/11, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng tổ chức kiểm tra, đánh giá hạ tầng cơ sở các điểm di sản, cơ sở đối tác và khảo sát một số làng nghề truyền thống gắn với công tác bảo tồn di sản và phát triển sinh kế trên 4 tuyến du lịch CVĐC Non nước Cao Bằng.

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương.

Đảng ủy Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh sinh hoạt chuyên đề tại Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn

Ngày 19/10, Đảng ủy Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn, xóm Bản Buống, xã Bế Văn Đàn và làng nghề làm giấy bản, làng nghề làm hương tại xã Phúc Sen (Quảng Hòa).

Nét đẹp truyền thống từ vải chàm của dân tộc Nùng An

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen (Quảng Hòa) vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đến các nghề truyền thống của cha ông. Những làng nghề trên địa bà xã Phúc Sen là một trong những điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Quảng Hòa tổng sản lượng lương thực ước đạt 48.108 tấn

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2024 của huyện Quảng Hòa ước đạt 48.108 tấn, bằng 99% KH, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Hòa quyết tâm hoàn thành di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở

Với quyết tâm hoàn thành kế hoạch đưa gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở vào cuối năm 2024, huyện Quảng Hòa đang tập trung bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng chuồng trại; tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức, thói quen về chăn nuôi truyền thống sang hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường; phân công cán bộ phụ trách địa bàn đôn đốc, hướng dẫn người dân thực hiện, đặc biệt đối với những nơi có tỷ lệ chuồng nuôi dưới gầm sàn còn cao.