Bên cạnh việc mong ước Việt Nam không còn hình phạt tử hình, ĐB cho rằng nếu nội luật hóa hình phạt chung thân không xét giảm án là giao trách nhiệm bảo vệ phạm nhân suốt đời cho nhà nước.
Theo các đại biểu, sản xuất thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng giả là hành vi táng tận lương tâm, cần nghiêm trị và không nên bỏ hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này.
Tù chung thân không xét giảm án sẽ là hình phạt thay thế hợp lý cho tử hình đối với những tội danh đặc biệt nghiêm trọng nhưng có thể xét đến yếu tố nhân đạo, cải tạo lâu dài.
'Vụ án liên quan đến Ngân hàng SCB, khi Viện kiểm sát nhân dân đề nghị tử hình với bà Trương Mỹ Lan, vài hôm sau gia đình đã nộp tiền khắc phục, chuộc tội...', đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận, việc bỏ hình phạt tử hình trong một số tội danh không có nghĩa là khoan dung với tội phạm, mà là sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh pháp lý, nhận thức nhân quyền và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.
Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 27/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã thảo luận một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 26/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Thảo luận ở hội trường chiều 26/5, một số ĐBQH đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm và chế tài đối với trường hợp Chủ tịch UBND trong tham gia các phiên tòa hành chính.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí trăn trở: 'Nếu không sửa luật thì không nghiêm, nhưng đúng là làm nghiêm thì làm không nổi. Có những địa phương mỗi năm có tới 500 vụ án hành chính, chủ tịch UBND theo hầu tòa tất cả thì không còn thời gian điều hành, quản lý nhà nước nữa'.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, chiều 26-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Cuối tuần qua, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN). Nhiều Đại biểu đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định về chế tài mạnh hơn, nghiêm minh hơn để xử lý những hành vi vi phạm về bảo vệ DLCN.
Thời gian qua, hiện tượng lộ, lọt dữ liệu cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Từ những thông tin tưởng như vô hại như số điện thoại, địa chỉ email đến thông tin về tài khoản ngân hàng, hồ sơ y tế đều có thể bị thu thập, mua bán, sử dụng một cách trái phép.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Trước những vụ việc nghiêm trọng về hàng giả, kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm gần đây, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trách nhiệm của cơ quan chức năng và yêu cầu siết chặt kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ cũng như vai trò giám sát của cộng đồng để bảo vệ sức khỏe người dân trước 'ma trận' hàng giả.
Trong thời đại chuyển đổi số toàn diện, việc nâng cao nhận thức và năng lực số cho người dân là nhiệm vụ mang tính chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ dữ liệu cá nhân là một thành tố của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh về quyền con người, quyền công dân.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng giàu có mà không bảo vệ được các quyền nhân thân, quyền riêng tư thì cuộc sống cũng không an toàn và hạnh phúc.
Sáng 24-5, các đại biểu (ĐB) Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các ĐB đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định để chế tài mạnh hơn, nghiêm minh hơn trong xử lý vi phạm.
Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội cho rằng hiện tượng lộ lọt dữ liệu cá nhân dẫn tới hệ quả lừa đảo qua mạng bùng phát mạnh mẽ.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, dữ liệu cá nhân gắn liền với con người, quyền nhân thân, riêng tư. Nếu không cấm mua bán và có chế tài xử lý nghiêm, sẽ xuất hiện phương thức, thủ đoạn hình thành 'chợ đen' dữ liệu cá nhân.
Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, nếu không quy định việc cấm mua, bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm minh, thì thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều những phương thức, thủ đoạn để hình thành 'chợ đen' về dữ liệu cá nhân, gây hậu quả thiệt hại rất lớn và nỗi bất an cho người dân.
Các đại biểu Quốc hội nhận định, việc Quốc hội xem xét ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cấp thiết, nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền con người trong không gian số và thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách an toàn, bền vững.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cần thiết lập các quy định để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sáng 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sáng 24/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, nếu không quy định việc cấm mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài nghiêm minh sẽ phát sinh nhiều thủ đoạn để hình thành 'chợ đen' dữ liệu cá nhân.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho rằng, có thể hình thành 'chợ đen' nếu không cấm mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường.
Việc lộ lọt dữ liệu cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Những thông tin về số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng...đều có thể bị thu thập, mua bán, sử dụng một cách trái phép.
Sáng 24/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nhiều ý kiến phát biểu bày tỏ đồng tình với sự cần thiết, cấp thiết ban hành Luật nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân trước việc lộ, lọt, xâm phạm quyền riêng tư, đồng thời đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số, phát triển đất nước.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang len lỏi khắp thị trường, từ chợ đầu mối lớn đến các nền tảng thương mại điện tử. Nhiều đại biểu lên tiếng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng và đề xuất các giải pháp mạnh tay để chặn đứng thực trạng nhức nhối này.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự sửa đổi do Bộ Công an - Cơ quan được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo trình ra Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là về 8 tội danh dự kiến bỏ hình phạt tử hình. Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ tán thành với quy định này và phân tích làm rõ quan điểm.
Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), là chợ đầu mối đặc biệt lớn về hàng thời trang may mặc, bán hàng nhái nhiều năm nhưng không bị kiểm tra, xử lý, Đại biểu chất vấn.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng để chính sách miễn, hỗ trợ học phí đạt hiệu quả cao, đi vào thực chất, cần ngăn chặn lạm thu và nâng cao chất lượng giáo dục
Việc đề xuất quy định mới về trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong kiểm soát chất lượng hàng hóa được đánh giá là bước tiến lớn, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển bùng nổ, trở thành kênh phổ biến cho việc tiêu thụ hàng giả, hàng nhái như hiện nay.
Nên quy định lộ trình thực hiện rõ ràng, cụ thể, đánh giá kỹ tác động ngân sách. Bên cạnh đó, cần có khung hướng dẫn thống nhất để thực hiện miễn, hỗ trợ học phí, tránh trường hợp chính sách tốt nhưng không đủ nguồn lực thực hiện, dẫn đến chậm trễ hoặc không đồng đều trong triển khai.
Theo các đại biểu Quốc hội, chính sách miễn học phí thể hiện bước tiến lớn về công bằng giáo dục, tạo cơ hội học tập bình đẳng cho mọi trẻ em trên toàn quốc.
Cùng với việc rà soát lại thể chế, tăng nặng chế tài xử phạt, nâng cao đạo đức công vụ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra… chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau mới có thể đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, từ đó bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Việc dự thảo chưa quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí xác định mức hỗ trợ học phí, có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người học - đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) cho biết.
Đại biểu ủng hộ chính sách miễn, hỗ trợ học phí nhưng lo ngại việc miễn học phí ở các trường công lập có thể khiến lượng học sinh chuyển từ trường tư sang trường công tăng mạnh, dẫn đến nguy cơ quá tải.
Theo đại biểu Quốc hội, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí, với diện thụ hưởng được mở rộng, sẽ mở ra một 'hành lang công bằng' để tiến tới phổ cập giáo dục 12 năm trong tương lai.
Chiều 22-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định hoặc giao Chính phủ xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, biên chế giáo viên, để đảm bảo chất lượng đào tạo đồng đều thực sự.
ĐBQH Nguyễn Thị Lan cho rằng, việc miễn, hỗ trợ học phí sẽ giúp các gia đình yên tâm sinh và nuôi con, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý, phát triển bền vững đất nước.
Đó là quan điểm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận về chính sách miễn, hỗ trợ học phí dự kiến được triển khai từ năm học 2025 - 2026.