Thủ tướng nêu rõ sẽ tiếp tục cụ thể hóa các chính sách để doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân yên tâm làm, cống hiến
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, theo Nghị quyết 68, mỗi năm chỉ thanh tra doanh nghiệp một lần nếu cần. Tuy nhiên nếu không cụ thể hóa và chỉ rõ đâu là cơ quan điều phối công tác thanh, kiểm tra thì vẫn xảy ra tình trạng kiểm tra chồng chéo doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, giai đoạn 2026-2030 sẽ triển khai 26 tuyến cao tốc, tổng mức đầu tư khoảng 5.242.000 tỷ đồng. Nếu cho phép các doanh nghiệp tham gia với hình thức PPP sẽ giúp giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Doanh nghiệp hỏi, Bộ mất 5 tháng để trả lời nhưng cũng không trả lời được rõ ràng vì văn bản không đi thẳng vào vấn đề, chỉ viện dẫn điều luật và yêu cầu địa phương áp dụng.
Gặp mặt Thủ tướng, lãnh đạo doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều tâm huyết, kiến nghị giải pháp nhằm 'khơi thông luồng nước' thể chế và kỳ vọng tạo ra những 'trận đánh' mang tính bước ngoặt để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Chủ tịch Hòa Phát đề nghị là tất cả các dự án đầu tư công, ví dụ như đường cao tốc, phải sử dụng 70% hàng sản xuất trong nước, chứ không phải 'ưu tiên'.
Chủ tịch Trần Đình Long đề xuất quy định bắt buộc tỉ lệ tối thiểu 70% hàng doanh nghiệp sản xuất trong nước trong các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án đường cao tốc.
Sinh thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp có chia sẻ với các doanh nhân rằng, đã đến lúc chúng ta cần có những 'trận Điện Biên Phủ mới'. Chúng ta cần ngồi lại để lập kế hoạch tác chiến 2025-2030 với những 'trận đánh' mới như phát triển đường sắt cao tốc Bắc-Nam...
Đây chỉ là một trong nhiều ý kiến được phản ánh tại tọa đàm giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp về thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW sáng 31/5 tại Hà Nội. Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, rào cản thủ tục hành chính gây khó và làm mất cơ hội của doanh nghiệp.
Đại diện hơn 1.000 doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã... đã tham dự Tọa đàm Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sáng nay, 31/5/2025.
Các doanh nghiệp và chuyên gia đánh giá Nghị quyết 66 và 68 được đánh giá là bước đột phá thể chế quan trọng. Tuy nhiên, cần có sự hành động quyết liệt để tránh bỏ lỡ thời cơ.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP.INVEST), Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là 'chìa khóa vàng' giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản lâu nay trong môi trường kinh doanh vốn dĩ đã rất khắc nghiệt.
Trước những biến động của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tái cấu trúc, ứng dụng nhiều giải pháp để tăng trưởng bền vững.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được cho là cơ hội để Việt Nam xây dựng trụ cột công nghiệp mới cho quốc gia.
Hiệp hội các nhà thầu Xây dựng Việt Nam đề nghị cần có chính sách khuyến khích nhà thầu phát triển chuỗi cung ứng trong hoạt động xây dựng, từ đó chủ động vật liệu đầu vào, giảm được chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị quyết số 68-NQ/TƯ, ngày 4-5-2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đang thổi luồng sinh khí mới tới khu vực doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Quy định lấy tiêu chí 'giá thấp nhất' làm ưu tiên hàng đầu trong xét thầu đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi năng lực nhà thầu không tương xứng với quy mô dự án và chi phí bị cắt giảm tối đa để trúng thầu, hệ quả tất yếu là công trình bị xuống cấp, đội vốn, thậm chí phải sửa chữa ngay sau khi hoàn thành.
Các doanh nghiệp BĐS đang có lợi thế về quỹ đất, khả năng quay vòng vốn nhanh và tiếp cận được nhiều kênh huy động vốn trước những thay đổi của chính sách pháp lý. Điều này giúp họ duy trì được lợi nhuận ổn định ngay cả trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố đang tạo áp lực lên chi phí xây dựng công trình. Từ đó, ảnh hưởng đến các nhà thầu, mặt bằng giá nhà ở và các sản phẩm bất động sản mới.
Các doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng những chính sách mới, đặc biệt là Nghị quyết 68-NQ/TW, không chỉ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang gặp vấn đề về thủ tục, chậm tiến độ, mà còn khai thác hiện quả nguồn lực đất đai.
Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thủ tục, nguồn vốn khi thực hiện các dự án NƠXH, dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc này, hoặc không có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy triển khai nhanh và hiệu quả.
Trước làn sóng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, các chuyên gia cho rằng bên cạnh giải pháp vĩ mô, cần có chính sách đặc thù cho từng ngành nghề nhằm giữ chân và tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.
Không ít doanh nghiệp nhỏ vẫn chịu áp lực và gánh nặng tài chính, bên cạnh thành công của các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản trong quý I/2025.
Với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ là dự án hạ tầng chưa từng có ở Việt Nam, mà còn như một bài kiểm tra chiến lược về khả năng tham gia sâu rộng của khu vực kinh tế tư nhân trong các công trình công lớn.
Chính phủ đã có chủ trương rất rõ ràng về việc ưu tiên sử dụng nguồn lực trong nước để thực hiện dự án Đường sắt tốc độ cao. Dự án là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước chứng minh năng lực, nhưng nếu không sẵn sàng, cũng có thể là thách thức rất lớn.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nhìn nhận dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một 'cuộc chơi khác' đòi hỏi nền tảng công nghệ, tiêu chuẩn vật liệu, sự chuyển dịch toàn diện cả về kỹ thuật và quản trị dự án.
Nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ và cơ chế đặt hàng minh bạch, tạo hành lang đủ an toàn để tư nhân dám đầu tư, dám chịu rủi ro và có thể phát triển bền vững.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nhìn nhận dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một 'cuộc chơi khác' đòi hỏi nền tảng công nghệ, tiêu chuẩn vật liệu và yêu cầu đồng bộ.
'Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng' - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.
Giữa bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua giai đoạn đầy thách thức, Nghị quyết 68 nổi lên như một luồng gió mới, được kỳ vọng sẽ khơi thông những nút thắt, tạo động lực đột phá cho cả khu vực kinh tế tư nhân nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong chu kỳ phát triển mới.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang đối mặt với những rào cản thể chế khiến họ khó thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững. Đó là chính sách thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, chi phí tuân thủ cao… Các nút thắt này đòi hỏi phải được tháo gỡ triệt để, không chỉ để cải thiện môi trường kinh doanh, mà còn tạo đột phá, khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng để thông tuyến toàn bộ Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), phấn đấu bàn giao trước ngày 20/5.
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, các doanh nghiệp xây dựng đang đứng trước những cơ hội lớn từ năm 2025, được thúc đẩy bởi đầu tư công, sự hồi phục của thị trường bất động sản và hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện.
Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ là thúc đẩy một khu vực kinh tế, mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Mọi người thường chỉ biết ông là Chủ tịch GP Invest, thường xuất hiện tại các cuộc hội thảo về kinh tế, bất động sản; hội nghị liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư... Nhưng người đàn ông tuổi gần 80 này không chỉ tự hào về những gì đang cống hiến trong hoạt động kinh doanh, mà còn rất tự hào về thời trai trẻ từng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, các doanh nghiệp ngành xây dựng đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng hứa hẹn hơn kể từ năm 2025.
Thời gian qua, dù có nhiều cải cách trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp song thực tế các doanh nghiệp cho rằng vẫn còn những phiền hà, khi nhiều thủ tục vẫn lòng vòng, kéo dài thời gian gây khó khăn.
Hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội đang tồn tại một số khó khăn thách thức, khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà mở rộng đầu tư.
Việc áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật thân thiện với môi trường, yếu tố xanh sẽ không chỉ là tiêu chí lựa chọn nhà thầu, mà còn là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn ngành Xây dựng.
Triển lãm Contech Vietnam 2025 quy tụ nhiều công nghệ mới của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông, vật liệu...
Qua triển lãm Contech Vietnam 2025, doanh nghiệp mong muốn tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến, các vật liệu xây dựng hiện đại, thiết bị công trình tối ưu để nâng cao năng lực thi công, giúp tăng hiệu quả quản lý dự án.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động thì việc thúc đẩy liên kết và khai thác các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đó là chia sẻ của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tai Diễn đàn Doanh nghiệp 2025 khi nói về tình cảnh của doanh nghiệp sau khi Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày và áp dụng mức 10%.
Thể chế pháp luật chưa minh bạch, ổn định và thống nhất đang là rào cản lớn khiến doanh nghiệp khó bứt phá. Do đó, doanh nghiệp mong muốn cải cách thể chế phải đi vào thực chất để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong năm bản lề 2025.
Ngoài những dự án đã và đang triển khai như Nam Đô Complex, Tràng An Complex, The Nine, Minori Village, Palm Manor…, GP.Invest cam kết sẽ tiếp tục kiến tạo những dự án xanh, đáng sống, mang bản sắc riêng của thương hiệu GP.Invest trên thị trường bất động sản…
Dự báo đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra khoảng 76 tỷ USD cho thị trường xây dựng và 34 tỷ USD cho thị trường thiết bị. Một dự án mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước và để hiện thực hóa mục tiêu này, rào cản về tài chính và công nghệ cần được tháo gỡ.