Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Dương đã thông báo tới cử tri về những kết quả đã đạt được trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho biết tại kỳ họp thứ 10, diễn ra vào tháng 10 tới, Chính phủ sẽ trình chỉnh sửa toàn diện Luật Thuế TNCN.
Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2025 bắt đầu hé lộ, với GDP ước tăng ở mức khá. Một số địa phương cũng đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số. Tuy nhiên, biến số mới đã xuất hiện…
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, cần phải quán triệt nguyên tắc không phát triển khu công nghiệp bằng mọi giá, tràn lan. Chính sách phát triển khu công nghiệp nhằm tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực đất đai; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế phải được thiết kế xây dựng theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, nhà đầu tư khi đầu tư vào các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) được chấp thuận theo thủ tục đầu tư đặc biệt, 15 ngày sẽ được cấp chứng nhận đầu tư, giảm được 265 ngày so với thủ tục thông thường…
Sáng nay, 19/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Chín với 2 nhóm vấn đề: tài chính và giáo dục - đào tạo. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, Nhân dân theo dõi.
Quy định hiện hành yêu cầu các tỉnh thành không mở khu công nghiệp mới nếu các khu hiện hành tỷ lệ lấp đầy chưa đáp ứng 60%.
Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 theo chương trình rút gọn. Thông tin được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết vào chiều 18/6.
Sáng 19/6, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các ĐBQH quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính liên quan đến giải pháp tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử; giải pháp hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn; giải pháp đột phá để thu hút, giữ chân nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư mạnh vào khu công nghiệp…
Tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội sáng 18/6, các Đại biểu Quốc hội đặc biệt lưu ý về tình trạng 'sức ép kép' đang đè nặng lên người lao động: giá điện và vàng tăng kéo theo giá lương thực – thực phẩm, trong khi việc làm ngày càng bấp bênh và thu nhập thực tế sụt giảm, khiến đời sống công nhân trở nên khó khăn.
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 18/6, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng thuế TNCN đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn. Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, sửa đổi chính sách thuế cần được thực hiện ngay để kịp thời hỗ trợ người lao động.
Trước yêu cầu cấp thiết từ đời sống người lao động, đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang), Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị xem xét tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7 tới.
Đại biểu Quốc hội dẫn chứng, từ năm 2023 đến nay, giá điện đã tăng 4 lần, tỷ lệ tăng 17%, trong khi đó, lương tối thiểu vùng của công nhân chỉ tăng 1 lần, với mức tăng 6%. Đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương xem xét, điều chỉnh, tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7 và cho rằng đây là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn của đời sống người lao động.
Cho rằng đời sống của người lao động đang khó khăn trước áp lực tăng giá, đại biểu Quốc hội đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng.
Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ nghiên cứu, xem xét tăng mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025 để đảm bảo đời sống cho công nhân lao động. Đồng thời, có giải pháp kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu để giảm bớt khó khăn…
Đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, các đại biểu Quốc hội đã 'hiến kế' nhiều giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo và phát triển kinh tế bền vững.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, ngày 17/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm 2025.
Để kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh và bền vững phải kiên trì 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại 3 động lực truyền thống và phải khơi thông 3 động lực mới
Giảm giờ làm việc trong khu vực tư, sớm cải cách tăng lương cho cán bộ, công chức sau sáp nhập là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đề nghị sớm triển khai thực hiện.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội diễn ra ngày 17/6, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất những giải pháp cấp thiết nhằm hỗ trợ người dân, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới. Trong đó, vấn đề điều chỉnh Luật Thuế thu nhập cá nhân được nhấn mạnh là yêu cầu cấp bách.
Ngày 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương công chức cấp tỉnh và cấp xã sau sáp nhập, nhằm tạo động lực cho cán bộ và giúp cho việc cải cách bộ máy đạt hiệu quả.
Các đại biểu kiến nghị sửa đổi, thay thế ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân vốn đã không còn phù hợp. Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh phải làm ngay 'không thể chậm trễ hơn' nữa.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ chín, các đại biểu quan tâm tới giải pháp nào để đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại đang ngày càng diễn biến phức tạp.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân kiến nghị sửa đổi, thay thế ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân vốn đã không còn phù hợp.
Ngày 17-6, Quốc hội thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, nhiều ý đại biểu quan tâm đến cuộc cách mạng trong sắp xếp, tổ chức lại toàn bộ hệ thống chính trị và địa giới hành chính của đất nước.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng kiến nghị, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chính sách, chế độ kịp thời nhằm hỗ trợ cho cán bộ, người lao động phải đi công tác xa nhà, nhất là chính sách về nhà ở, lưu trú, phương tiện đi lại.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) đề xuất sớm tăng lương cho cán bộ, công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính nhằm bảo đảm thu nhập, duy trì hiệu quả hoạt động bộ máy.
Nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi, đe dọa sức khỏe cộng đồng và đề xuất nâng công tác chống hàng giả thành chiến lược quốc gia.
Các đại biểu Quốc hội chỉ ra các điểm nghẽn và kiến nghị 'không thể chậm trễ hơn' việc điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người dân.
Theo đại biểu Quốc hội, để giữ chân người có tài, cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn giỏi cần giải quyết hài hòa các nhóm vấn đề về chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, sự đánh giá, ghi nhận và cơ hội thăng tiến.
Đề tài hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật về hàng hóa đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngay đầu phiên thảo luận sáng 17/6.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) đề nghị cần tăng lương công chức cấp tỉnh và xã để tạo đồng lực, giữ chân người làm việc khi khối lượng công việc tăng, di chuyển xa nhà sau sáp nhập.
Để giữ chân người tài, cần giải quyết hài hòa các nhóm vấn đề về chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, sự đánh giá, ghi nhận và cơ hội thăng tiến.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có hành lang pháp lý để trừng phạt nghiêm minh các loại tội phạm này, cần có các cuộc thanh lọc phát hiện và xử lý thật nghiêm minh đối với những cán bộ thực thi pháp luật đã bao che, dung túng cho các hành vi tội phạm.
Theo các đại biểu, chúng ta có cả hệ thống pháp luật quản lý bao quát ở hầu hết tất cả các lĩnh vực, có nhiều lực lượng để quản lý song tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa sức khỏe người dân và gây nhiều hệ lụy.
Đó là ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) khi nêu thực trạng số lượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường ngày càng tăng.
Theo ĐBQH, việc chống hàng giả, gian lận thương mại là yêu cầu sống còn của nền kinh tế. Các đợt rà soát gần đây ở địa phương đã phát hiện nhiều vi phạm, cho thấy đây là vấn đề rất nghiêm trọng.
Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá biểu thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã đến niên hạn điều chỉnh, cần sớm nâng mức giảm trừ gia cảnh để cải thiện cuộc sống người dân.
Bên cạnh việc siết chặt quản lý, xử lý nghiêm minh, đại biểu Quốc nhấn mạnh cần đồng thời 'xây' thương hiệu Việt, tạo rào chắn bền vững từ chất lượng và minh bạch nguồn gốc.
Ngày 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025. Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội hết sức quan tâm đến vấn đề hàng giả, hàng nhái và đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn thực trạng này...
Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 4.216 Công đoàn cơ sở, với hơn 814.000 đoàn viên Công đoàn.
Một trong những nội dung mang tính đột phá của dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được nhiều ĐBQH quan tâm cho ý kiến là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), nhằm tạo không gian thử nghiệm linh hoạt đối với công nghệ, quy trình, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thay vì phải trực tiếp thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi hưởng như hiện nay...