Ngày 3/3/2025 đánh dấu chặng đường 70 năm hình thành và phát triển của Không quân Nhân dân Việt Nam (3/3/1955 - 3/3/2025). Không quân nhân dân Việt Nam đã đang và luôn sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Nhân dân tin tưởng giao phó. khẳng định sức mạnh và tầm quan trọng của lực lượng không quân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Trung tướng Nguyễn Đức Soát vừa cho ra mắt cuốn sách 'Bầu trời - Trường đại học của tôi', nối tiếp thành công 'Nhật ký phi công tiêm kích'. Ông luôn tâm niệm phi công giống như anh sinh viên không ngừng phải học tập trong suốt đời bay của mình, bầu trời chính là đại học. Trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong, Trung tướng, AHLLVTND Nguyễn Đức Soát nhớ lại những hồi ức sống động về thời học tập, chiến đấu, đặc biệt là những tình cảm sâu nặng với đồng chí, đồng đội đã sát cánh bên ông.
Trong lần đầu bay trên chiến cơ SU-27, Trung tướng Nguyễn Đức Soát đã cảm nhận được sự vượt trội của dòng máy bay này. Trong đầu ông thoáng qua suy nghĩ: bay dễ.
'Nhiều người cho rằng, nghề nghiệp chỉ là một phần cuộc đời của chúng ta. Từ đáy lòng, tôi không quan niệm như vậy. Bởi, từ khi đã trở thành phi công, tôi không thể tách mình khỏi bầu trời, tưởng như bầu trời là môi trường sống thứ hai của mình vậy' - Trung tướng Anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát chia sẻ như vậy trong cuốn sách mới ra mắt của ông 'Bầu trời - trường đại học của tôi' (NXB Trẻ).
Khi nghe tâm sự của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, nhà văn Nguyễn Như Phong nói: 'Chỉ huy không quân đúng là một nghề 'ba trong một'. Đó là, vừa là chỉ huy, vừa là thầy, vừa là thợ'.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2024), Nhà xuất bản Trẻ ấn hành tác phẩm Bầu trời - Trường Đại học của tôi của tác giả trung tướng - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát.
Dường như Trung tướng Nguyễn Đức Soát sinh ra để được bay, cuộc đời ông thuộc về bầu trời, và niềm vui lớn nhất của ông là mỗi khi được cất cánh.
Theo lời kể của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, trong năm 1972, Trung đoàn không quân 927 đã bắn rơi 43 chiếc máy bay Mỹ.
Cả 2 ấn phẩm Bầu trời - Trường đại học của tôi và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, mang đến cho bạn đọc tư liệu quý giá về người lính ở những cương vị khác nhau.
Theo Trung tướng Nguyễn Đức Soát, học lái máy bay đòi hỏi am hiểu rộng không chỉ về các thiết bị, cấu tạo máy bay, phi công còn phải biết về khí tượng thủy văn.
Dù tuổi đã cao, nhưng những cựu cán bộ cao cấp trong quân đội Việt Nam vẫn đau đáu với các nạn nhân của bom mìn sau chiến tranh. Hơn ai hết, những người lính dạn dày trận mạc lại tiếp tục khúc quân hành…
Trung tướng Nguyễn Đức Soát Tôi gọi bầu trời là trường đại học của mình bởi đó là nơi ông học tập, trưởng thành. Mỗi lần bay ông yêu thêm Tổ quốc, quê hương, gia đình.
Cách đây 4 năm, vào dịp 76 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Đức Soát đã quyết định xuất bản cuốn sách Nhật ký phi công tiêm kích. Năm nay, nhân kỷ niệm 80 năm ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, ông tiếp tục ra mắt bạn đọc hồi ức Bầu trời-Trường đại học của tôi, đi sâu vào câu chuyện 'đời bay' của một phi công chiến đấu huyền thoại của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Bốn năm sau cuốn 'Nhật kí phi công tiêm kích', Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Đức Soát ra mắt cuốn sách thứ hai 'Bầu trời - Trường đại học của tôi'. Cuốn hồi ức không chỉ ghi lại những trận không chiến ác liệt, chói ngời chiến công mà còn đề cập câu chuyện hòa hợp, hòa giải cũng như một góc tình cảm thiêng liêng dành cho gia đình và quê hương, đất nước.
Bắn hạ 6 máy bay Mỹ trong quãng thời gian làm phi công tiêm kích, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát được coi là một trong những huyền thoại của lực lượng không quân Việt Nam. Về hưu , ông trở thành một tác giả best seller với những cuốn hồi ức khắc họa chân thực cuộc đời phi công chiến đấu vừa hùng tráng vừa bí ẩn.
Những câu chuyện về quá trình bay thử nghiệm trên nhiều loại máy bay hiện đại, từ MiG-21 đến SU-27 và cả máy bay của không quân Israel... được Trung tướng Nguyễn Đức Soát kể trong tác phẩm 'Bầu trời - Trường đại học của tôi'.
Với những trải nghiệm đầy cảm xúc và những bài học sâu sắc từ cuộc đời binh nghiệp, Trung tướng Nguyễn Đức Soát đã kể lại hành trình đặc biệt của mình trong cuốn hồi ức 'Bầu trời - trường đại học của tôi', được ra mắt trước thềm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam...
Ngày 14/12, cuốn sách 'Bầu trời - Trường đại học của tôi' của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, một phi công chiến đấu huyền thoại của Không quân Nhân dân Việt Nam, chính thức ra mắt bạn đọc.
Trong cuốn sách 'Bầu trời – Trường đại học của tôi,' Trung tướng, Anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát tiết lộ nhiều bài học, trải nghiệm trong quá trình lái máy bay chiến đấu.
Ngày 14-12, tại Hà Nội, trong buổi lễ ra mắt cuốn hồi ức 'Bầu trời - Trường đại học của tôi ' của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Soát, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã tha thiết gửi lời mời thần tượng của mình tham gia vào Hội Nhà văn.
Với danh nghĩa Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã mời Trung tướng Nguyễn Đức Soát làm hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Hồi ức ' Bầu trời - Trường đại học của tôi ' , của Anh hùng phi công- Trung tướng Nguyễn Đức Soát do NXB Trẻ ấn hành vừa chính thức ra mắt bạn đọc. Cuốn sách kể chuyện 'đời bay' phi công chiến đấu huyền thoại của Không quân Nhân dân Việt Nam, cùng với những mảnh ký ức sâu đậm, tràn đầy tình cảm về quê hương-gia đình-bạn bè.
Thông qua cuộc đời lao động và chiến đấu của Trung tướng Anh hùng Phi công Nguyễn Đức Soát, bạn đọc không chỉ được đồng hành với ông trong những trận không chiến đã trở thành mốc son trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà còn biết đến những câu chuyện đầy nhân văn về giai đoạn hậu chiến - hòa giải giữa các phi công Mỹ - Việt Nam...
'Nhiều người cho rằng nghề nghiệp chỉ là một phần cuộc đời của chúng ta. Từ đáy lòng, tôi không quan niệm như vậy. Bởi, từ khi đã trở thành phi công, tôi không thể tách mình khỏi bầu trời, tưởng như bầu trời đã là môi trường sống thứ hai của mình vậy'.
Những ngày này, cùng với cả nước, Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân. Đây là dịp để tri ân gia đình chính sách, gia đình người có công đang sinh sống trên địa bàn thành phố; đồng thời đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước, nhân lên lòng tự hào và khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ.
Sáng 10/12, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt tri ân cán bộ cấp tướng quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác, đang sống tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội luôn tự hào, biết ơn các vị tướng lĩnh, cán bộ cấp cao quân đội đã cống hiến, hy sinh vì nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc, sự bình yên của nhân dân...
Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu cán bộ cấp tướng quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.
Sáng 10/12, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu cán bộ cấp tướng quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn TP...
Tối 6/12, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Hội Cựu chiến binh và Thành đoàn Cần Thơ tổ chức Hội trại chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024).
Trăn trở trước hậu quả chiến tranh gây ra, một số tướng lĩnh vẫn âm thầm triển khai các hoạt động hỗ trợ đồng đội, thân nhân liệt sỹ và nạn nhân do bom mìn, vật nổ còn sót lại gây ra.
Mặc dù chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng công việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh với hàng triệu héc-ta đất bị ô nhiễm vẫn còn phức tạp và lâu dài.
Trung ương Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (11/11/2014 - 11/11/2024). 10 năm qua, hơn 6.000 người đã được hỗ trợ sinh kế để khắc phục hậu quả bom mìn.
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam cho biết: Trải qua 10 năm xây dựng và hoạt động, Hội đã kiện toàn, phát triển mạnh về tổ chức. Từ lúc ban đầu chỉ có 5 chi hội tại Hà Nội, đến nay đã phát triển có 3 Hội cấp tỉnh, thành phố là: TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP. Hải Phòng (với gần 20 chi hội trực thuộc các Hội địa phương) và 17 chi hội cơ sở trực thuộc Trung ương Hội tại các tỉnh, thành phố trọng điểm là: Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Kon Tum và 5 chi hội tại khu vực Hà Nội với hơn 1.500 hội viên trong cả nước.
Ngày 7/11, tại Hà Nội, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam (11/11/2014 - 11/11/2024).
Đó là con số được Trung ương Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam đưa ra tại Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (11-11-2014 / 11-11-2024), tổ chức sáng 7-11.
Để tiếp tục phát huy truyền thống, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom, mìn Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Đức Soát nhấn mạnh, toàn thể cán bộ, hội viên, các cấp Hội đoàn kết, sáng tạo, tập trung xây dựng ổn định các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương; phát triển thêm những chi hội tại các vùng trọng điểm, vùng biên giới.
Ngày 7/11, tại Hà Nội, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập.
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, nhưng hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh vẫn còn phức tạp và lâu dài. Với phương châm 'Phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vì cuộc sống bình yên và phát triển', trong suốt 10 năm qua, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều nạn nhân bom mìn trên khắp cả nước.
Trong tiến trình lịch sử 70 năm của Hà Nội kể từ ngày đoàn quân kháng chiến trở về tiếp quản Thủ đô 10/10/1954, có thể nói sự kiện 'Điện Biên Phủ trên không' tháng 12/1972 là 'trận quyết chiến chiến lược'. Câu chuyện chia sẻ của hai vị Anh hùng Lực lượng vũ trang là Trung tướng Nguyễn Đức Soát và Đại tá Nguyễn Đình Kiên trong buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Nhân Dân đã mang lại nhiều cảm xúc và ý nghĩa lịch sử cho thế hệ sau, cũng như đưa đến một góc nhìn xuyên suốt đầy tự hào về Thủ đô Hà Nội.
Trên thế giới, những đất nước có thủ đô trên một nghìn năm lịch sử chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chúng ta tự hào vì thủ đô Hà Nội là một trong số ít thủ đô trên thế giới có tuổi đời trên một nghìn năm.
Thực hiện Quyết định số 3124/QĐ-TM ngày 17-11-2023 của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống Cục Cứu hộ-Cứu nạn (9-8-2004/ 9-8-2024), chiều 4-7, Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) tổ chức Hội thảo xây dựng Biên niên sự kiện 20 năm xây dựng và trưởng thành.
Sáng 15-1, tại TP Hải Phòng, Chi hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn thành phố Hải Phòng tổ chức Đại hội thành lập Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn thành phố Hải Phòng. Dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam; Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam cùng đông đảo hội viên.
Ngày 12/1, tại Hà Giang, Trung ương Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2, nhiệm kỳ 2022-2027 nhằm tổng kết hoạt động công tác năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.