Chiều nay (27/11), hội nghị giao ban Thường trực HĐND huyện Điện Biên với Thường trực HĐND các xã được tổ chức nhằm đánh giá, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri của đại biểu HĐND.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giám sát là để kiến tạo và phát triển. Giám sát phải gắn với lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn làm được như vậy, thì vai trò của giám sát có phải là cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, đồng thời có nâng lên thành nguyên tắc hay không? Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, có luận giải thuyết phục trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 39 tới.
Theo dự kiến, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Góp ý hoàn thiện dự luật, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết bổ sung nội dung 'Bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương' là nguyên tắc giám sát của Quốc hội và HĐND nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trong tình tình mới.
Chiều ngày 18/7, tại tỉnh Bình Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì buổi làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định nhằm khảo sát kết quả triển khai và thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Sáng 1/7, Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp thường lệ giữa năm) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức khai mạc. Tại Kỳ họp này, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ quyết định nhiều nội dung quan trọng, các cơ chế chính sách có tác động đến phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng đô thị, các cơ chế, chính sách đặc thù về an sinh xã hội.
Sáng 1/7, phát biểu tại phiên khại mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả quan trọng, toàn diện mà TP Hà Nội đã đạt được trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã chủ động nâng cao chất lượng trong từng hoạt động, phát huy hiệu lực, hiệu quả của cơ quan dân cử, tạo được niềm tin trong nhân dân. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.PHÁT HUY VAI TRÒ CƠ QUAN DÂN CỬ
BÀI 1: Lắng nghe tiếng nói từ nhân dân
Hoạt động của Hội đồng nhân dân ngày càng hiệu quả, sát thực, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chung của địa phương.
Phương thức giám sát bằng hình ảnh được HĐND huyện Sơn Dương, Tuyên Quang quan tâm thực hiện. Theo đó, các cuộc giám sát bằng hình ảnh luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu. Kết quả giám sát bằng hình ảnh đã phản ánh đầy đủ, chân thực, khách quan, đúng thực trạng vấn đề được giám sát, mang tính thuyết phục cao và đem lại hiệu quả tích cực. Sau giám sát, nhiều vấn đề được chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện, tập trung khắc phục và có giải pháp hiệu quả chấn chỉnh kịp thời những tồn tại đã chỉ ra sau giám sát.
Thời gian qua, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND các cấp TP Hà Nội đã có sự chuyển biến, đổi mới mạnh mẽ theo hướng thẳn thắn, nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả đúng với tinh thần của Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Với sự lan tỏa trong đổi mới hoạt động của Quốc hội, sự chỉ đạo tập trung của Trung ương và của cấp ủy đảng cùng cấp, hoạt động của HĐND các địa phương tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả.
Thời gian qua, HĐND TP.Dĩ An không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đưa ra các quyết sách kịp thời, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tiếp nối thành công từ mùa giải đầu tiên, Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ hai - năm 2024 đã thu hút số lượng lớn các tác phẩm tham dự, với 2.679 tác phẩm của 138 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.
Người đại biểu dân cử nói chung, đại biểu HĐND nói riêng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Họ được cử tri gửi gắm, giao phó nhiều trọng trách, đại diện cho cử tri nói lên tâm tư, nguyện vọng và tham gia giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri; tiếp xúc cử tri... Để đạt được sự tin tưởng này, người đại biểu dân cử phải hội tụ đủ tố chất về trình độ chuyên môn và bản lĩnh vững vàng.
Mới đây, sáng 17/11/2023, trong Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: 'Hoạt động giám sát không chỉ đạt mục đích, phát hiện ra vấn đề, đưa ra các kiến nghị mà còn đòi hỏi đối tượng chịu sự giám sát và thực thi các kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Những sai phạm phải được xử lý. Những chính sách chưa hoàn thiện phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn'.
Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 đặt ra yêu cầu HĐND các cấp phải giám sát kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát của mình. Để kết luận giám sát được thực hiện hiệu quả, chủ thể giám sát buộc phải thận trọng và cân nhắc hơn trong việc đưa ra các kiến nghị, kết luận có liên quan. Bởi lẽ, nếu cẩu thả và thiếu trách nhiệm trong việc giám sát, những kết luận, kiến nghị giám sát thiếu chính xác, thiếu tính khả thi sẽ là 'tấm gương phản chiếu' cho sự hời hợt.
Nhiều năm trước đây, việc thực hiện các kết luận giám sát tại không ít địa phương còn tồn tại tình trạng 'đánh trống bỏ dùi', giám sát xong để đấy mà không quan tâm tới việc thực hiện kết luận giám sát có được tiến hành hay không, đạt kết quả đến đâu. Do vậy, hiệu lực giám sát của HĐND các cấp còn chưa phát huy đúng vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử. Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ra đời đã khắc phục nhược điểm cố hữu này.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và Nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4. Đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn (giám sát tối cao) để đánh giá kết quả thực hiện kiến nghị giám sát tối cao về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn. Điều đó thể hiện sự chú trọng quan tâm của Quốc hội đối với hiệu quả hoạt động giám sát, đưa công tác này vào 'thực chất', tránh tình trạng 'đánh trống bỏ dùi'.
Lê Hồng Hạnh - Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 được ví như cẩm nang, ánh sáng soi đường để hoạt động giám sát ngày càng chất lượng, hiệu quả, xứng tầm chức năng quan trọng của HĐND. Bên cạnh những kết quả tích cực đó, một thực tế đặt ra là còn có nhiều quy định của Luật còn bỏ ngỏ, nhất là ở cấp huyện và xã bởi những lý do thực tiễn khách quan.
Lê Hồng Hạnh - Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 được ví như cẩm nang, ánh sáng soi đường để hoạt động giám sát ngày càng chất lượng, hiệu quả, xứng tầm chức năng quan trọng của HĐND. Bên cạnh những kết quả tích cực đó, một thực tế đặt ra là còn có nhiều quy định của Luật còn bỏ ngỏ, nhất là ở cấp huyện và xã bởi những lý do thực tiễn khách quan.
LÊ HỒNG HẠNH, PHÓ TRƯỞNG BAN KINH TẾ - XÃ HỘI HĐND THỊ XÃ HỒNG LĨNH, HÀ TĨNH. Thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của ngày 12.9.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát của HĐND các cấp được tổ chức chặt chẽ, khoa học về trình tự các bước, có chiều sâu với nhiều đổi mới, thực sự có hiệu quả và chất lượng. Qua đó, góp phần quan trọng giúp HĐND thực hiện tốt chức năng giám sát, làm tiền đề quan trọng để quyết định các vấn đề quan trọng tại địa phương.
Nhìn lại gần nửa chặng đường thực hiện lời hứa trước cử tri và Nhân dân của các đại biểu HĐND trong bối cảnh khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, có thể thấy rõ và xuyên xuốt là vai trò quan trọng từ sự lan tỏa tinh thần đổi mới, trách nhiệm, vì dân của Quốc hội; cùng với đó là tăng cường giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã truyền cảm hứng, giữ và thổi bùng 'lửa' nhiệt huyết, trách nhiệm. Qua đó, hoạt động của HĐND tiếp tục có những đổi mới thiết thực, ngày càng trách nhiệm, gần dân, thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tỉnh Quảng Trị tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc đã được chỉ rõ, tiếp tục hoàn thiện thể chế để kiến tạo phát triển.
Với sự chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 thành công. Các nghị quyết được ban hành trên cơ sở đòi hỏi của thực tiễn và phát huy hiệu quả ngay sau khi được triển khai vào cuộc sống. Đây là tiền đề hết sức quan trọng, trực tiếp giải 'bài toán' khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của thủ đô.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, UBND TP rà soát các nội dung, kiến nghị, chất vấn của đại biểu, các lời hứa, cam kết của các đơn vị, đánh giá chất lượng thực hiện, xây dựng giải pháp tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai để có kết quả cụ thể
Cuối tháng 5 vừa qua, tại huyện Phú Quý, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố với chủ đề: 'Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện theo quy định của Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND', các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động của HĐND cấp huyện 6 tháng đầu năm 2023.
Bài 2: Tổ đại biểu HĐND - Cầu nối trực tiếp với cử triĐBP - Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, các Tổ đại biểu HĐND luôn đi sâu đi sát cơ sở, gần dân nhất và đó cũng chính là cầu nối trực tiếp cử tri với cơ quan đại diện của nhân dân. Nhờ gần dân, sát dân nên hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND luôn phát hiện nhiều vấn đề nổi cộm được cử tri quan tâm, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đáp ứng được mong muốn của người dân. Thông qua đó, Tổ đại biểu HĐND còn nắm chắc quá trình thực hiện pháp luật và Nghị quyết HĐND của các cơ quan, đơn vị hữu quan để có những kiến nghị, đề xuất sâu sắc, xác đáng với HĐND.Bài 1: Nghe cử tri nói, nói cho cử tri nghe
CLY - Sáng 12/5, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên chất vấn về việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn TP.
Hiệu quả rõ nét từ công tác phối hợp trong hoạt động giám sát của HĐND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương từ đầu nhiệm kỳ đến nay chính là sự phối hợp, tiếp thu kết quả giám sát từ Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố và Thường trực HĐND các phường, xã. Qua đó, nội dung, đối tượng được giám sát không bị chồng chéo, chất lượng các cuộc giám sát được nâng lên rõ rệt.
Những tháng đầu năm 2023, Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động bán sát các chương trình, kế hoạch và linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ công tác bảo đảm khoa học, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành chung của tỉnh cũng như các địa phương.
Nhiều đại biểu HĐND TP đã nhận định, vấn đề quan trọng không phải là ban hành nhiều nghị quyết mà là thực hiện hiệu quả trong thực tế.
Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân trước phiên giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực trạng chậm đóng và nợ đọng bảo hiểm kéo dài trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM nhấn mạnh: phiên giải trình sẽ tập trung đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng nợ đọng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động...
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Phát biểu của ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Dân nguyện
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Dân nguyện, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Công tác dân nguyện đã thật sự là cầu nối giữa cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước với cử tri và Nhân dân, được cử tri và Nhân dân cả nước ngày càng ghi nhận, tin tưởng.
NGUYỄN NGỌC TUẤN - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố Hà NôịXác định rõ tầm quan trọng và nhận thức sâu sắc trách nhiệm trước Đảng bộ thành phố, được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn hiệu quả của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), đặc biệt là của Ban Công tác đại biểu (CTĐB), HĐND thành phố Hà Nội luôn chú trọng cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, được đánh giá là 'điểm sáng', 'hình mẫu' trong hoạt động của các cơ quan dân cử cả nước.
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15, HĐND tỉnh Hà Giang sẽ thực hiện nghiêm túc việc xem xét, giám sát kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; tiếp tục đăng tải công khai kết quả giám sát bằng nhiều hình thức; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát của HĐND… Đồng thời, kiến nghị sớm hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát bảo đảm đồng bộ, liên thông từ Quốc hội đến HĐND tỉnh; từ HĐND tỉnh đến HĐND cấp huyện, xã.
Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh như vậy.
Ngày 21/2, tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023.
Theo Chủ tịch Quốc hội, có rất nhiều cách làm hiệu quả, kinh nghiệm hay, bài học quý trong hoạt động của HĐND thời gian qua. Số lượng các địa phương có nhiều đổi mới, nhiều điểm nhấn, tạo được nhiều dấu ấn trong hoạt động ngày càng nhiều hơn; hoạt động của HĐND bám sát yêu cầu thực tiễn hơn, thiết thực hơn, trách nhiệm hơn